Đọc: Cái cầu | Tiếng Việt 4 Bài 22 Tuần 30 trang 102 | Kết nối tri thức 
Đọc: Cái cầu  là một bài thơ hay  của nhà thơ Phạm Tiến Duật được chọn dạy trong chủ điểm Quê hương trong tôi. Bài đọc này  có  trong hoạt động Đọc giúp các em học sinh Lớp 4 học tốt Tiếng Việt 4 của Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Tiết Đọc  Bài 22 Tuần 30 trang 102 của Sách Tiếng Việt 4 có trên kênh Tư liệu tiểu học. Qua bài học này, em cần đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài thơ.

 Em biết đọc diễn cảm phù hợp với lời miêu tả vẻ đẹp bình dị, thân thuộc của những cái cầu. Qua bài học, em hiểu bài thơ Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương , thể hiện tình cảm của bạn nhỏ đối với gia đình, đối với quê hương, bạn nhỏ tự hào về công việc của người cha đã làm. Phần Luyện tập sau văn bản m hiểu thêm về biện pháp so sánh, nhân hoá; biết sử dụng so sánh, nhân hoá.  
00:55. Khởi động: Câu đố: Cái gì ấy nhỉ?
02:01. Yêu cầu cần đạt
02:54. Khởi động: Nói về  một cây cầu mà em biết
05:24 Đọc: Cái cầu
07:22. Luyện đọc đúng
11:47. Tìm hiểu nội dung bài. 
13:54  Câu 1 Giới thiệu về cây cầu của cha
15:49. Câu 2 hình ảnh liên tưởng thú vị
18:22. Câu 3. Cảm nhận về quê hương qua cầu tre nhỏ
20:14 Câu 4.  Cây cầu bạn nhỏ yêu nhất
21:40 Câu 5. Nêu nhận xét về bạn nhỏ
23:17. Luyện đọc diễn cảm
25:19. Bài 1. Tìm hình ảnh so sánh
27:57 Bài tập 2. Tìm hình ảnh nhân hóa
29:44 Bài tập 3. Thích hình ảnh nào
#TiếngViệtLớp4Kếtnối, #BaiGiangTiengViet4, #tulieutieuhoc, #tieuhocvn, #BàigiảngTiếngViệt4, #Cáicầu

BÀI 22 . CÁl CẦU
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Cái cầu . 
Biết đọc diễn cảm phù hợp với lời miêu tả vẻ đẹp bình dị, thân thuộc của những cái cầu cũng như vẻ đẹp của một vùng quê nông thôn yên ả ; thể hiện tình cảm , cảm xúc của bạn nhỏ đối với làng quê, với người thân của mình 
Biết thêm về những cây cầu (cầu Hàm Rồng có xe lửa đi qua , cầu tre đung đưa như võng, cầu ao mẹ thường đãi đỗ ,...) vẻ đẹp của những hình ảnh liên tưởng độc đáo ( cầu của nhện , của chim sáo , của kiến , ..)
Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương , thể hiện tình cảm của bạn nhỏ đối với gia đình , đối với quê hương  II. CHUẨN BỊ
1. Kiến thức
- Văn bản thơ (cảm xúc, hình ảnh, ngôn ngữ,... trong thơ).
- Cầu Hàm Rồng: Cầu Hàm Rồng là cẩu đường bộ, đường sắt bắc qua sông Mã, cách thành phố Thanh Hoá 4 km về phía Bắc. Cầu Hàm Rồng cũ do Pháp xây dựng năm 1904 là cầu vòm thép không có trụ ở giũa. Cầu này bị Việt Minh phá huỷ năm 1947 trong chiến dịch tiêu thổ kháng chiến. Năm 1964, cầu Hàm Rổng mới được khánh thành, gồm 2 nhịp dầm thép, ở giũa là đường sắt, hai bên là đường ô tô và đường dành cho người đi bộ.
Cầu ao: cầu được làm từ tấm ván gỗ hoặc tre, luồng; bắc tù bờ ao ra để tiện cho việc giặt giũ, rửa ráy, lấy nước.
- Văn miêu tả.
2. Phương tiện dạy học
- Tranh ảnh minh hoạ phần khởi động, minh hoạ bài đọc, minh hoạ câu đọc hiểu số 2.
- Tranh ảnh minh hoạ câu chuyện vê quê ngoại của phẩn Nói và nghe.
III. HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC
ÔN BÀI CŨ
GV mời 1 - 2 HS đọc một đoạn trong bài đọc Những cánh buồm và trả lời câu hỏi: Bài đọc giúp em hiểu điểu gì vể ý nghĩa của những cánh buồm với cuộc sống của nhũng người ngư dân?
Câu đố:
Hai đầu mà chẳng có đuôi
Bắc qua sông lớn, cho người lại qua.

1. Khởi động
- 1 HS đọc yêu cầu khởi động: Trao đổi với bạn về một cái cầu mà em biết 
- GV gợi ý HS:
+ Hình dung lại nhũng cây cầu ở quê em, hoặc ở địa phương khác, nơi em đã đi qua hoặc qua phim ảnh, sách báo,... mà em đã thấy.
+ Kể về cây cầu qua những thông tin: Cầu có tên là gì, ở đâu? Cầu bắc qua sông nào? Cầu được xây dựng bằng vật liệu gì, kích thước ra sao? 
- Cây cẩu có ý nghĩa thế nào đối với cuộc sống người dần? Khung cảnh quanh cây cầu? Kỉ niệm khó quên với cây cầu?,...
- HS trao đổi nhóm 4.
- Đại diện 2-3 nhóm trình bày trước lớp.
- Tớ muốn giới thiệu về Cầu Bãi Cháy nằm trên  quốc lộ số 18, tỉnh Quảng Ninh.  Cầu  nối liền giữa Bãi Cháy và Hòn Gai chạy thẳng vịnh Hạ Long.  Đây là cây cầu dây văng đẹp của nước ta.

- Tớ muốn giới thiệu về Kiền bắc qua con sông Cấm của làng quê tớ. Đây là cây cầu dây văng đẹp của quê tớ. Hai đầu cầu là hai trụ lớn, các dây văng đan nhau như cái mũ vương miện của hoàng tử. Cầu khá rộng cho nhiều làn xe ô tô đi. Ngày ngày, xe cộ qua lại tấp nập. Đẹp nhất là về đêm, điện trên cầu sang lung hinh như một cung điện.
- GV nhận xét, khen ngợi nhũng HS kể về cây cầu một cách cụ thề, chân thực. 
- GV giới thiệu bài đọc Cái cầu: Bài thơ nói về vẻ đẹp của nhũng cây cầu (cây cầu có thật và cả nhũng cây cầu tưởng tượng). Qua bài thơ, thấy được hình ảnh quê hương yên bình, thấy được tình yêu quê hương, tình yêu gia đình của bạn nhỏ.

2. Đọc văn bản : CÁI CẦU
Cha gửi cho con chiếc ảnh cái cầu
Cha vừa bắc xong qua dòng sông sâu
Xe lửa sắp qua, thư cha nói thế
Con cho mẹ xem, cho xem hơi lâu.

Những cái cầu ơi, yêu sao yêu ghê!
Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ
Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió
Con kiến sang ngòi bắc cầu lá tre.

Yêu cái cầu tre lối sang bà ngoại
Như võng trên sông ru người qua lại
Dưới cầu, thuyền chở đá, chở vôi
Thuyền buồm đi ngược, thuyền thoi đi xuôi.

Yêu hơn cả cầu ao mẹ thường đãi đỗ
Là cái cầu này ảnh chụp xa xa
Mẹ bảo: cầu Hàm Rồng sông Mã
Con cứ gọi cái cầu của cha.
(Phạm Tiến Duật)

Từ ngữ
- Chum: đồ vật bằng đất nung loại to, miệng tròn, giữa phình ra, dùng để đựng nước hoặc các loại hạt.
- Ngòi: đường nước chảy tự nhiên, thông với sông hoặc đầm, hồ.
- Thuyền thoi: thuyền nhỏ và dài, hai đầu nhọn, có hình giống cái thoi dệt vải.
- Cầu Hàm Rồng: cầu bắc qua sông Mã ở thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá.
- GV đọc cả bài (đọc diễn cảm với ngử điệu chung: vui tươi, tha thiết, đầy tự hào); 
- Có thể mời 4 HS đọc nối tiếp từng khổ thơ.
- GV hướng dẫn đọc:
+ Đọc đúng các từ ngữ chúa tiếng dễ phát âm sai (VD: dòng sông sâu, sang ngòi, võng trên sông, thuyền buồm,...), chú ý sửa lỗi phát âm cho HS.
+ Ngắt giọng câu thơ “Dưới cầu, thuyền chở đá, chở vôi” theo nhịp 2/3/2.
Ngắt giọng khổ thơ cuối (không theo nhịp 4/4 thông thường): 
Yêu hơn cả cầu ao/ mẹ thường đãi đỗ 
Là cái cầu này/ ảnh chụp xa xa 
Mẹ bảo:/ cầu Hàm Rồng/ sông Mã 
Con cứ gọi/ cái cầu của cha.
+ Nhấn giọng vào những tít ngữ gợi tả, gợi cảm: cho xem hơi ỉâu, yêu sao yêu ghê, bắc cầu tơ nhỏ, bắc cầu ngọn gió, bắc cầu ỉá tre, yêu cái cầu tre, yêu hơn cảy...
+ Chia bài đọc thành 4 đoạn/ 4 khổ thơ.
- 4 HS đọc nối tiếp từng khổ thơ.
- HS làm việc cá nhân: Đọc nhẩm toàn bài một lượt.
- GV nhận xét việc đọc của cả lớp.

3. Trả lời câu hỏi
- GV hướng dẫn HS đọc mục Từ ngữ trong SHS, tìm thêm những từ ngữ chưa hiểu để tự tra nghĩa bằng từ điền.
 (VD: tơ: sợi rất mảnh, mượt, do tằm, nhện nhả ra; thuyền huyền có mình nhỏ và thon dài, hai đầu nhọn, có hình giống cái thoi dệt vải;..
- GV hướng dẫn HS trả lời lần lượt các câu hỏi đọc hiểu trong SHS.

Câu 1. Bạn nhỏ được cha kể những gì về cây cầu vừa bắc xong?
- GV nêu yêu cầu của câu hỏi 1 (hoặc gọi HS đọc câu hỏi).
- GV hướng dẫn HS: đọc lại khổ thơ thứ nhất; xem bạn nhỏ biết gì về cây cầu trong ảnh và nhờ đâu bạn biết như thế.
- Qua khổ thơ 1,  bạn nhỏ đã biết gì về cây cầu trong ảnh và nhờ đâu bạn biết như thế?
Cây cầu vừa được bắc qua một dòng sông sâu, trên cầu có đường đi xe lửa; lúc cha viết thư, xe lửa sắp chạy qua cây cầu này .- HS trao đổi nhóm đôi để tìm câu trả lời.
- Đại diện 2-3 nhóm trả lời.
- GV và lớp nhận xét.
- GV ghi nhận nhũng câu trả lời đầy đủ, hợp lí, diễn đạt theo cách riêng (VD: Bạn nhỏ được cha kể nhiều điểu về cây cầu vừa bắc xong: cây cầu được bắc qua một dòng sông sâu; trên cầu có đường xe lửa; lúc cha viết thư, xe lửa sắp chạy qua cây cầu này.).

Câu 2. Khi xem hình ảnh chiếc cầu cha gửi, bạn nhỏ có những liên tưởng thú vị gì ? 
- 2 HS đọc và nêu yêu cầu của câu hỏi 2.
- GV hướng dẫn HS: Đọc lại khổ thơ thứ 2 và quan sát bức tranh minh hoạ để thấy những liên tưởng thú vị của bạn nhỏ. 
- GV có thể  đưa ra câu hỏi gợi ý: Khi xem ảnh chiếc cầu cha gửi, bạn nhỏ đã nghĩ tới những chiếc cầu nào?
- HS suy nghĩ cá nhân, chuẩn bị câu trả lời.
- HS làm việc theo nhóm 4: từng HS nêu ý kiến đã chuẩn bị, sau đó thống nhất câu trả lời.
- Đại diện 2-3 nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét và ghi nhận nhũng câu trả lời hợp lí (VD: Khi xem ảnh chiếc cầu cha gửi, bạn nhỏ đã liên tưởng tới chiếc cầu bằng tơ của nhện khi qua chum nước, chiếc cầu ngọn gió của sáo khi qua sông, chiếc cầu lá tre của kiến khi qua ngòi.)
Khi xem hình ảnh chiếc cầu cha gửi, bạn nhỏ có những liên tưởng đến chiếc cầu bằng tơ của nhện khi qua chum nước, chiếc cầu ngọn gió của sáo khi qua sông, chiếc cầu lá tre của kiến khi qua ngòi.

GV có thể nói thêm: Sự liên tưởng thật thú vị, thể hiện sự quan sát tinh tế của bạn nhỏ. Sự liên tưởng này khiến những con vật bé nhỏ càng trở nên sinh động và gần gũi với con người. Chúng cũng có những  cây cầu của riêng mình.
- Theo bạn, nhờ đâu mà bạn nhỏ có những liên tưởng thú vị này?

Câu 3.  Qua hình ảnh cái cầu tre sang nhà bà ngoại, em có cảm nhận gì về quê hương của bạn nhỏ? 
- GV nêu câu hỏi 3, hướng dẫn HS đọc nhanh lại khổ thơ thứ 3.
- GV có thề nêu thêm câu hỏi gợi ý HS: Hình ảnh cầu bằng tre bắc qua sông rộng gợi điều gì? Em có cảm nghĩ gì khi nhìn hình ảnh cây cầu tre cong cong “như võng trên sông ru người qua lại”? Cảnh dưới cầu thuyền chở đá, chở vôi, thuyên đi ngược đi xuôi cho thấy khung cảnh quê hương như thế nào?...
- HS làm việc trong nhóm 4, theo kĩ thuật “Khăn trải bàn”; thống nhất và tổng hợp câu trả lời. 
- Đại diện 2-3 nhóm phát trình bày kết quả.
- GV và HS nhận xét, đánh giá.
- GV ghi nhận những câu trả lời hợp lí. 
- Hình ảnh thơ cái cầu tre qua sông cho thấy khung cảnh quê hương nơi đây như thế nào?
- Qua hình ảnh cái cầu tre sang nhà bà ngoại, tớ có cảm nhận quê hương của bạn nhỏ rất  mộc mạc, bình dị.
- Tớ thấy quê hương bạn nhỏ đi lại còn khó khăn, nhiều sông nước, còn nghèo nhưng gần gũi và đẹp đẽ.
- Tớ thấy quê hương bạn nhỏ thật bình yên, êm ả, và nên thơ.
- Tớ thấy phong cảnh nơi đây thật hiền hòa nhưng cuộc sống  vẫn sôi động,  thuyền bè qua lại vẫn tấp nập,...

Câu 4. Bạn nhỏ yêu nhất cây cầu nào? Vì sao?
- Bạn biết gì về cầu Hàm Rồng?
+ Cầu Hàm Rồng là  cây cầu nổi tiếng bắc qua sông mã của tỉnh Thnah Hóa.  Cây cầu là chứng tích lịch sử , ý  chí quật cường của người dân xứ Thanh.
- HS nêu yêu cầu của câu hỏi 4.
- GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm và tìm câu trả lời.
- GV khuyến khích HS nêu ý kiến riêng của mình
- Đại diện 2-3 nhóm HS trình bày.
- GV và HS nhận xét, đánh giá. 
- GV ghi nhận những câu trả lời hợp lí. 
+  Bạn nhỏ yêu nhất cây cầu trong ảnh cha gửi, cây cầu có tên Hàm Rồng. Vì đây là cầu do chính tay cha tham gia thi công.
 +  Bạn nhỏ yêu nhất cây cầu Hàm Rồng vì cây cầu đem lại niềm tự hào cho bạn nhỏ (bạn gọi đó là “cầu của cha”).
+ Bạn nhỏ yêu nhất cây cầu trong ảnh cha gửi, vì cây cầu đó bắc qua sông Mã thân thương ở quê bạn. 
+  Bạn nhỏ yêu nhất cây cầu Hàm Rồng vì đây là cây cầu lớn có xe lửa đi qua,...

Câu 5. Nêu nhận xét của em về bạn nhỏ trong bài thơ.
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu.
- HS trao đổi theo nhóm 4: nhận xét về bạn nhỏ; GV khuyến khích HS nêu ý kiến riêng.
- GV nhận xét, đánh giá. 
- GV tổng hợp những nhận xét hợp lí:
- Bạn nhỏ là người yêu cha mẹ, người thân, yêu cảnh vật quê hương, yêu những cây cầu.
- Bạn nhỏ là người có trí tưởng tượng phong phú, biết cách quan sát tinh tế, cảm nhận được những vẻ đẹp của cây cầu  cha đã làm.
- Bạn nhỏ là người biết yêu nhất chiếc cầu trong tấm ảnh - cầu Hàm Rồng. Vì đó là chiếc cầu do cha bạn và các đồng nghiệp làm nên.
- Bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất.
Sau bài học, em rút ra bài học gì cho bản thân mình?
- Phải biết yêu thương cha mẹ, quý trọng sức lao động của mọi người.
Ca ngợi tình cảm, sự quan tâm của bạn nhỏ đối với công việc của người cha. Bạn rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất cho quê hương.
Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, thể hiện tình cảm của bạn nhỏ đối với gia đình , đối với quê hương. 

4. Học thuộc lòng
Đọc diễn cảm toàn bài, nhấn giọng vào những từ ngữ gợi tả, gợi cảm: cho xem hơi lâu, yêu sao yêu ghê, bắc cầu tơ nhỏ, bắc cầu tơ nhỏ, bắc cầu lá tre , ...
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài thơ:
+ Làm việc chung cả lớp: 2 HS đọc nối tiếp trước lớp.
+ GV và cả lớp góp ý cách đọc diễn cảm.
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng 2 khổ thơ đầu:
+ Làm việc cá nhân: HS tự đọc thuộc lòng 2 khổ thơ đầu. Đọc lại nhiều lần từng khổ thơ. Câu thơ/ khổ thơ nào chưa thuộc, có thể mở SHS ra để xem lại.
+ Làm việc chung cả lớp: Một số HS xung phong đọc khổ thơ mình đã thuộc. Cả lớp hỗ trợ (nếu bạn quên), góp ý và nhận xét.

5. Luyện tập theo văn bản đọc
Câu 1. Tim hình ảnh so sánh trong bài thơ. Cách so sánh đó có gì thú vị?
- GV nêu yêu cầu
- GV hướng dẫn HS làm bài: cá nhân làm bài, sau đó trao đổi theo nhóm 4 để thống nhất đáp án.
- GV khuyến khích HS trả lời theo nhiều đáp án khác nhau
- Đại diện 3-4 nhóm HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và tổng hợp những câu trả lời hợp lí. 
+  Hình ảnh so sánh: Cầu tre qua nhà bà ngoại như cái võng trên sông. Cách so sánh đó thú vị ở chỗ: gợi liên tưởng, gợi cảm xúc. Cái cầu cong cong và cũng đung đưa như cái võng, tuy đơn sơ (bằng tre) nhưng dẻo dai,  bền bỉ, cần mẫn đưa mọi người qua sông. Cái cầu củng yêu thương con người, rất gần gũi với con người, chẳng khác chiếc võng vẫn thường ru ta vào giấc ngủ,...

Câu 2. Bài thơ có những sự vật nào được nhân hoá? chủng được nhân hoá bằng cách nào?
-    GV nêu yêu cẩu 

Câu 2. Bài thơ có những sự vật nào được nhân hoá? chúng được nhân hoá bằng cách nào?
- GV nêu yêu cầu
- GV hướng dẫn HS làm bài: HS đọc lại khổ thơ thứ 2, quan sát tranh minh hoạ và nhớ lại các cách nhân hoá; suy nghĩ cá nhân, sau đó trao đổi theo cặp để được góp ý, chỉnh sửa.
- Đại diện 4-5 nhóm HS nói trước lớp. GV và cả lớp nhận xét.
- GV chốt câu trả lời. (Các sự vật được nhân hoá: con nhện, con sáo, con kiến, chúng được nhân hoá bằng cách: gán cho hoạt động vốn chỉ có ở người, hoạt động bắc cầu. Cụ thể là: nhện bắc cầu tơ nhỏ qua chum nước, sáo bắc cầu ngọn gió qua sông, kiến bắc cầu lá tre qua ngòi.).
Bài thơ có các sự vật được nhân hóa: con nhện, con sáo, con kiến.
Chúng được nhân hóa bằng cách: gán cho hoạt động vốn chỉ có ở người (hoạt động bắc cầu )

Câu 3. Em thích hình ảnh so sánh hay nhân hoá nào trong bài thơ? Vì sao?
- HS đọc yêu cầu
- HS chia sẻ theo nhóm đôi.
- Đại diện 3-4 nhóm HS nói trước lớp. GV và cả lớp nhận xét.
- GV ghi nhận những chia sẻ chân thực, hợp lí 
-  Trong bài thơ “Cái cầu” em thích hình ảnh  so sánh cầu tre như cái võng. Vì hình ảnh này giúp em hình dung rất rõ về cái cầu đơn sơ nhưng gần gũi, thân thiết ở quê bạn nhỏ. Qua hình ảnh so sánh này cũng thấy được tình cảm yêu thương của bạn nhỏ đối với cây cầu này.
 Trong bài thơ “Cái cầu” em thích hình ảnh nhân hoá: kiến bắc cầu lá tre. Vì hình ảnh này cho em thấy con kiến bé nhỏ nhưng rất nhanh nhẹn, chăm chỉ, sáng tạo như con người..).
Ví dụ: Em thích câu "Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ". Vì đó là câu thơ có hình ảnh rất sáng tạo, đầy ngộ nghĩnh của tác giả khiến con nhện cũng như con người, biết làm việc, biết bắc cầu. Qua đó giúp câu thơ trở nên sinh động, gần gũi.