Đọc: Cây đa quê hương | Tiếng Việt 4 Bài 17 Tuần 28 trang 80 | Kết nối tri thức 
Cây đa quê hương  là một bài  đọc kinh điểm được dạy qua nhiều thế hệ học trò của nhà văn Nguyễn Khắc Viện được nằm trong chủ điểm Quê hương trong tôi. Bài đọc này  đầy cảm động được chọn dạy trong chương trình Tiếng Việt 4. Đây  là bài giảng trong hoạt động Đọc giúp các em học sinh Lớp 4 học tốt Tiếng Việt 4 của Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Tiết Đọc  Bài 17 Tuần 28 trang 80 của Sách Tiếng Việt 4 có trên kênh Tư liệu tiểu học.

Qua bài học này, em biết đọc diễn cảm phù hợp với lời kể, tả của nhân vật xưng “tôi” trong bài thể hiện được cảm xúc suy nghĩ của nhân vật qua giọng đọc. Em hiểu nghĩa của các từ ngữ, hình ảnh miêu tả cây đa, nhận biết được vẻ đẹp của cây đa và vẻ đẹp của làng quê Việt Nam qua lời miêu tả. Em hiểu tình cảm yêu thương, gắn bó tha thiết của tác giả đối với cây đa, đối với quê hương qua những kỷ niệm được nhắc nhớ tới trong bài đọc. Em hiểu điều tác giả muốn nói trong bài: Mỗi người chúng ta đều có những kỉ niệm gắn liền với quê hương và cây đa là một biểu tượng, tượng trưng khi chúng ta nhắc về quê hương. 
00:56. Khởi động: Hát: Cây đa làng tôi
03:46. Yêu cầu cần đạt
05:16. Khởi động: Nói về cảnh đẹp quê hương em
07:01 Đọc: Cây đa quê hương
09:20. Luyện đọc đúng
14:33. Tìm hiểu nội dung bài. 
16:43  Câu 1 Tác giả nhớ hình ảnh cây đa quê hương
#TiếngViệtLớp4Kếtnối, #BaiGiangTiengViet4, #tulieutieuhoc, #tieuhocvn, #BàigiảngTiếngViệt4, #Câyđaquêhương

BÀI 17. CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG (3 tiết)
I.  MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Cây đa quê hương. 
- Biết đọc diễn cảm phù hợp với lời kể, tả của nhân vật xưng “tôi” trong bài thể hiện được cảm xúc suy nghĩ của nhân vật qua giọng đọc.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ, hình ảnh miêu tả cây đa, nhận biết được vẻ đẹp của cây đa và vẻ đẹp của làng quê Việt Nam qua lời miêu tả. - Hiểu tình cảm yêu thương, gắn bó tha thiết của tác giả đối với cây đa, đối với quê hương qua những kỷ niệm được nhắc nhớ tới trong bài đọc.
- Hiểu điều tác giả muốn nói trong bài: Mỗi người chúng ta đều có những kỉ niệm gắn liền với quê hương và cây đa là một biểu tượng, tượng trưng khi chúng ta nhắc về quê hương. 
- Biết khám phá và trân trọng vẻ đẹp của quê hương, có khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc. 

II. CHUẨN BỊ
1. Kiến thức 
- Văn bản tự sự (hình ảnh, chi tiết, nhân vật).
- Văn miêu tả.
2. Phương tiện dạy học
- Tranh ảnh minh hoạ bài đọc; sưu tầm tranh ảnh, bài thơ, bài văn... vể cây đa ở làng quê Việt Nam và nhũng hình ảnh đặc trưng của làng quê Việt Nam.


GIỚI THIỆU CHỦ ĐIỂM
GV có thể nói với HS: Các em đã trải qua 1 tuần ôn tập giũa học kì sau khi học qua 2 chủ điểm: Sốngđểyêu thương và. Uống nước nhớ nguồn. Hai chủ điềm đã mang đến cho các em rất nhiều cảm xúc đẹp về tình thương yêu, về lòng biết ơn. Hôm nay, các em bước sang chủ điểm thứ ba: Quê hương trong tôi. Hãy quan sát tranh chủ điềm và cho biết bức tranh nói với em điều gì về chủ điểm này. (HS phát biểu theo cảm nhận của cá nhân). GV có thể nói thêm: Tranh chủ điểm có hình ảnh làng quê mộc mạc và thành phố hiện đại. Giũa 2 không gian đó ngăn cách nhau bởi một dòng sông có cây cầu nối hai bờ sông, nối làng quê với thành phố. Cảnh vật là đêm Rằm Trung thu. Vầng trăng vàng, tròn vành vạnh trên cao toả ánh sáng cho mọi miền: vùng xuôi hay miền ngược, đồng bằng hay hải đảo, thành phố hay nông thôn,... Đó là quê hương của mỗi 
ngược, đổng bằng hay hải đảo, thành phố hay nông thôn,... Đó là quê hương của mỗi người - nơi mình sinh sống và gắn bó. Các bài học sẽ giúp em có thêm những hiểu biết về quê hương, thêm yêu quý và tự hào về nơi đã sinh ra mình.
ĐỌC
1. Khởi động
- GV giao nhiệm vụ: 
- Nói 2- 3 câu giới thiệu về quê hương em hoặc địa phương em. Cảnh vật nào ở đó khiến em nhớ nhất? Vì sao?
HS làm việc theo nhóm, từng em trình bày ý kiến (Nói 2-3 câu giới thiệu về quê hương em hoặc nơi em sính sống. Cảnh vật nào ở đó khiến em nhớ nhất? Vì sao?).
- Cánh đồng lúa chín quê mình thật đẹp. Đồng rộng như một tấm thảm vàng. Hương lúa ngạt ngào. Nơi đó em mải miết thả một con diều.
- Đầm sen quê mình đẹp lắm. Buổi sáng, sen nở hồng cả mặt đầm. Đêm hè, hương sen ngan ngát. Ngắm sen, tớ mãi không chán.
- Tớ yêu biết mấy  mái đình cong cong.  Gốc đa già che mát ngôi đình. Sân đình rộng múa sư tử đêm rằm. Vui nhất là hội đình làng.
- Con sông quê mình đẹp như dải lụa. Nó vắt qua làng. Nó bồi đắp những ruộng vườn màu mỡ. Bờ đê xanh mướt bãi  dâu.
-  Có thể mời đại diện 1 - 2 nhóm trình bày trước lớp. Cả lớp có thể bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét ý kiến của HS, sau đó GV giới thiệu khái quát hoàn cảnh ra đời bài Cây đa quê hương. Đây là bài viết của giáo sư Nguyễn Khắc Viện khi ông nhớ về quê hương, nhớ về cây đa đã gắn bó với tuổi thơ của ông. Những hình ảnh về cây đa hiện ra qua cảm nhận của tuổi thơ.
- GV có thể giới thiệu thêm nhũng hình ảnh về cây đa. 
ra qua cảm nhận của tuổi thơ.
- GV có thể giới thiệu thêm những hình ảnh về cây đa. ( xem đoạn phim)

2. Đọc văn bản
Cây đa quê hương 
Nói đến làng quê, trong kí ức tôi, đậm nét nhất là hình ảnh cây đa trước xóm. Cây đa ấy không có tên chính thức, nó mang tên chung rất đỗi thân thuộc với mọi người: cây đa quê hương.
Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Nói đúng hơn, đó là cả một toà cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Đỉnh chót vót giữa trời xanh, đến những con quạ đậu trên cao, nhìn cũng chẳng rõ. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những ụ, những hình thù quái lạ như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gảy lên những điệu nhạc li kì, có khi tưởng chừng như ai cười ai nói trong cành, trong lá.
Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Đây đó, ễnh ương ộp oạp, và xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu bắt đầu ra về, lững thững từng bước nặng nề, nhịp nhàng. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.
(Theo Nguyễn Khắc Viện)

- GV đọc cả bài (đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật). 
- Nếu trong lớp có HS đọc tốt, GV có thể mời 3 em đọc nối tiếp các đoạn:
+ Đoạn 1: từ đầu đến cây đa quê hương.
+ Đoạn 2: tiếp theo đến trong cành, trong lá.
+ Đoạn 3: còn lại.
- GV hướng dẫn đọc: 
+ Đọc đúng các tù ngữ chúa tiếng dễ phát âm sai (VD: một toà cổ kính, ôm không xuể, nổi lên mặt đất,... GV hướng dẫn đọc đúng cho những HS mắc lỗi cụ thề khi đọc bài + Cách ngắt giọng ở những câu dài, VD:
Trong vòm lá,/ gió chiều gảy lên những điệu nhạc li kì,/ có khi tưởng chừng như ai cười/ ai nói/ trong cành, /trong lá./
Đây đó,/ ễnh ương ộp oạp,/ và xa xa,/ giữa cánh đồng/ đàn trâu bắt đâu ra vẽ,/ lững thững từng bước nặng nề,/ nhịp nhàng/Ị
+ Nhấn giọng ở một số từ ngữ thể hiện cảm xúc của tác giả khi nhớ về cây đa quê hương, nhớ về tuổi ấu thơ.
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp.
- HS làm việc nhóm (3 HS/ nhóm): Mỗi HS đọc một đoạn (đọc nối tiếp 3 đoạn), đọc nối tiếp 1 - 2 lượt.
- HS làm việc cá nhân: Đọc nhẩm toàn bài 1 lượt. 
- HS làm việc nhóm (3 HS/ nhóm): Mỗi HS đọc một đoạn (đọc nối tiếp 3 đoạn), đọc nối tiếp 1-2 lượt.
- HS làm việc cá nhân: Đọc nhẩm toàn bài 1 lượt.
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp.
- GV nhận xét việc đọc của cả lớp.
Từ ngữ
- Cổ kính: cũ và có vẻ đẹp trang nghiêm.
- Chót vót: (cao) vượt lên hẳn những vật xung quanh.
- Lững thững: (đi) chậm, từng bước một.
3. Trả lời câu hỏi
- GV hướng dẫn HS đọc từ ngữ được chú thích trong SHS và hướng dẫn HS hiểu nghĩa của một số từ ngữ khó.
- GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt các yêu cầu trong SHS.

Câu 1. Nghĩ về quê hương, tác giả nhớ nhất hình ảnh nào?
- GV yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu 1 trong SHS (hoặc chiếu yêu cầu 1 lên màn hình), cả lớp đọc thầm theo.
- HS làm việc chung cả lớp: 1 - 2 HS trả lời câu hỏi trước lớp (VD: Nghĩ về quê hương, tác giả nhớ nhất hình ảnh cây đa quê hương).
- GV có thể nêu thêm câu hỏi “Vì sao hình ảnh cây đa quê hương hiện lên đậm nét nhất trong nỗi nhớ, trí nhớ của tác giả?” 
và mời một số HS trả lời. Cách giải thích của các em có thể ở các mức độ nhận thức khác nhau, 
VD: - Nghĩ về quê hương, tác giả nhớ đến hình ảnh cây đa. 
- Vì cây đa ở ngay trước xóm. Nơi đó gắn với bao kỉ niệm của tuổi thơ.
 - Vì cây đa rất đỗi thân thuộc với tất cả mọi người./ Vì cây đa gắn liền với tuổi thơ của tác giả./ 
- Vì cây đa là nơi tác giả cùng bạn bè chiều nào cùng ra đó hóng mát, chơi đùa. Cây đa rất đỗi thân thuộc với tất cả mọi người.

Câu 2. Cây đa quê hương được tả như thế nào?
- GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp hoặc trao đổi theo nhóm để trả lời câu hỏi 2. 
- HS có thể ghi kết quả vào giấy nháp, vở bài tập hoặc phiếu học tập (nếu có). 
- Nhóm trưởng có thể phân công mỗi bạn một việc (mỗi bạn tả 1 - 2 bộ phận của cây). VD:
 Hãy  tìm từ ngữ/ câu văn miêu tả từng bộ phận của cây đa?
+ Hãy  tìm từ ngữ/ câu văn miêu tả thân cây và cành cây.
+ 1 bạn tìm từ ngữ/ câu văn tả ngọn (đỉnh) cây.
+ 1 bạn tìm tù ngữ/ câu văn tả rễ cây.
+ 1 bạn tìm từ ngữ/ câu văn tả vòm lá.
- HS phát biểu ý kiến trong nhóm. GV quan sát các nhóm làm việc và có những hỗ trợ phù hợp. 
- Cả lớp và GV nhận xét, góp ý, khen ngợi sự sáng tạo trong cách trình bày.
- GV có thể chữa bài chung cả lớp (để HS có cơ hội nhận biết kĩ cách miêu tả cây cối sẽ học trong bài 18 và 20). VD:


Câu 3. Vì sao tác giả gọi cây đa quê mình là “cây đa nghìn năm”?
- HS làm việc chung cả lớp. GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi: Dựa vào những từ ngữ, câu văn miêu tả cây đa, em giải thích: Vì sao tác giả gọi cây đa quê mình là cây đa nghìn năm?
- HS được dành thời gian suy nghĩ, chuẩn bị câu trả lời. 
- GV mời một số HS trả lời. Cách giải thích của các em có thể ở các mức độ nhận thúc khác nhau, VD: 
- Vì cây đa rất to (chín, mười đúa bé bắt tay nhau ôm không xuể), cành cây lớn như cột đình, cây đa rất cao (đỉnh chót vót giũa trời xanh), chứng tỏ cây có từ lâu đời.
- Vì cây đa rất to, cành cây lớn, rất cao, chứng tỏ cây có từ lâu đời.
-  Vì cây trông như một toà cổ kính hơn là một thân cây.
- Vì cây đa đã tồn tại, gắn bó lâu đời của cây đa đối với làng quê, đối với mỗi người từng sống ở làng quê.
- Vì  cây đa ở đầu xóm, in đậm trong kí ức bao thế hệ người dân, rất đỗi thân thuộc với mọi người.
- GV nhấn mạnh: Tác giả gọi cây đa nghìn năm để khẳng định sự tồn tại, gắn bó lâu đời của cây đa đối với làng quê, đối với mỗi người từng sống ở làng quê.

Câu 4. Cây đa quê hương đã gắn bó với tuổi thơ của tác giả như thế nào?
- GV nêu câu hỏi 4. GV có thể hướng dẫn chung cả lớp cách tìm câu trả lời cho cầu hỏi này, 
- VD: Tìm những chi tiết nói lên tình cảm gắn bó với quê hương của tác giả luôn có sự hiện diện của cây đa.
- GV mời nhiều em phát biểu. Mỗi em sẽ có nhũng phát hiện riêng, 
+ Cây đa  trong kí ức tác giả, đậm nét, rất đỗi thân thuộc, nhớ cây đa là nhớ hình bóng quê nhà.
+ Tác giả nhớ về quê hương, nhớ về tuổi thơ của mình với những hình ảnh quen thộc gắn liền với cây đa.
+ Nghĩ đến cây đa, những kỉ niệm thuở ấu thơ và nhữngcảnh vật ở quê hương ùa về traong tâm trí của tác giả.
+ Tác giả nhớ rất kĩ những hình ảnh, cảnh vật của quê hương và miêu tả lại (như thể cảnh vật đang hiện ra trước mắt, có màu sắc, âm thanh, dáng hình...).
+...
- GV nói thêm: Hình ảnh cây đa, cảnh vật quê hương nhìn từ gốc đa được miêu tả rất chi tiết khiến chúng ta dễ dàng hình dung được màu sắc, đường nét, âm thanh,... của cảnh vật. Điều này chúng tỏ tác giả rất yêu cây đa, rất yêu quê hương thì cảnh vật quê hương mới khắc sâu, in đậm trong trí nhớ như thế. 

Câu 5. Những chi tiết, hình ảnh nào trong bài gây ấn tượng đối với em? Vì sao?
- GV nêu cách thức thực hiện: Chi tiết nào trong bài bạn thấy ấn tượng, thấy hay, thấy đẹp? Vì sao?
+ Bước 1: HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, chuẩn bị câu trả lời. 
- GV khích lệ HS phát biểu ý kiến theo cách hiểu, cách cảm nhận của riêng mình.
+ Bước 2: Một số HS phát biểu ý kiến trong nhóm hoặc trước lớp, GV khen ngợi những HS phát biểu ý kiến thể hiện suy nghĩ của riêng mình.
- GV có thể nhắc lại nhửng hình ảnh đẹp, đặc biệt về cây đa được miêu tả trong bài hoặc những hình ảnh, cảnh vật làng quê nhìn từ gốc đa: lúa vàng gợn sóng, tiếng ễnh ương ộp oạp, đàn trâu lững thững từng bước nặng nề, nhịp nhàng, bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.
- Tớ rất ấn tượng với hình ảnh thân cây. Vì nó rất cổ kính, rất to, cách so sánh độ to của gốc thật độc đáo.
- Tớ rất thích chi tiết "gió chiều gảy lên những điệu nhạc li kì, ..." . Vì tác giả liên tưởng phong phú, quan sát rất kí, phải yêu mến cây đa lắm mới viết được như vậy.
-  Tớ thích câu văn tả rễ đa. Cách tả như vậy làm tớ dễ hình dung, thấy được độ to, hình dáng, màu sắc của rễ đa. Câu văn làm người đọc thích thú.
- Tớ cảm nhận được khung cảnh chiều quê khi đàn trâu lững thững về chuồng dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng. Vì nó đẹp, gợi một miền quê yên ả, thanh bình.

- GV đưa thêm yêu cầu giúp HS bước đầu cảm nhận bài văn tả cây cối: Bài Cây đa quê hương có 3 đoạn. Em hãy nêu ý của mỗi đoạn. Mời HS trao đổi theo cặp và xung phong trả lời, 
(VD:
Đoạn 1: Giới thiệu về cây đa quê hương.
Đoạn 2: Miêu tả từng bộ phận cây đa.
Đoạn 3: Những cảnh đẹp của quê hương nhìn từ gốc cây đa.
Nội dung bài đọc: Tác giả nhớ về quê hương, nhớ về cây đa đã gắn bó với tuổi thơ của mình. Những hình ảnh về cây đa hiện lên qua cảm nhận của tuổi thơ tác giả. Qua đó, ta thấy được tình yêu quê hương tha thiết.

4. Luyện đọc lại
GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài đọc:
Đọc diễn cảm ngắt, nghỉ theo nhịp, nhấn giọng ở một số từ ngữ thể hiện cảm xúc của tác giả khi nhớ về cây đa quê hương nhớ về tuổi thơ ấu.

- Làm việc chung cả lớp: 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp, GV và cả lớp góp ý cách đọc diễn cảm.
- Làm việc cá nhân: Tự đọc toàn bài.