Đọc: Chiều ngoại ô | Tiếng Việt 4 Bài 20 Tuần 29 trang 93 | Kết nối tri thức 
Đọc: Chiều ngoại ô là một bài văn hay  của nhà thơ Nguyễn Thụy Kha được chọn dạy trong chủ điểm Quê hương trong tôi. Bài đọc này  có  trong hoạt động Đọc giúp các em học sinh Lớp 4 học tốt Tiếng Việt 4 của Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Tiết Đọc  Bài 20 Tuần 29 trang 93 của Sách Tiếng Việt 4 có trên kênh Tư liệu tiểu học. Qua bài học này, em cần đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Chiều ngoại ô. Em biết đọc diễn cảm phù hợp với lời kể, tả của nhân vật xưng “tôi” trong bài, thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật qua giọng đọc.

Em hểu nghĩa của các từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảnh vật đặc trưng của vùng ngoại ô qua lời kể, tả, biểu cảm của nhân vật “tôi”. Em hiểu tình cảm yêu thiên nhiên, yêu quê hương, sự gắn bó sâu sắc của tác giả đối với cảnh vật quê hương qua việc cảm nhận cảnh vật bằng mọi giác quan. Em biết tóm tắt hoặc nhận biết các ý trong mỗi đoạn văn.
01:12. Khởi động: Câu đố: Hoa gì em yêu?
02:53. Yêu cầu cần đạt
05:07. Khởi động: Nói về thiên nhiên ở nông thôn và thành phố
06:24 Đọc: Chiều ngoại ô
09:06. Luyện đọc đúng
13:35. Tìm hiểu nội dung bài. 
17:14  Câu 1 Giới thiệu buổi chiều ngoại ô
18:12. Câu 2 Cách miêu tả cảnh vật ngoại ô
21:23. Câu 3. Giải thích vẻ đẹp bình dị của cùng ngoại ô
23:25 Câu 4. Cảm xúc của tác giả khi thả diều
25:45 Câu 5. Nêu ý chính của từng đoạn
27:23. Luyện đọc diễn cảm
28:53. Bài 1. Thêm trạng ngữ cho câu
32:58 Bài tập 2. Công dụng của dấu ngoặc kép
#TiếngViệtLớp4Kếtnối, #BaiGiangTiengViet4, #tulieutieuhoc, #tieuhocvn, #BàigiảngTiếngViệt4, #Chiềungoạiô

BÀI 20 . CHIỀU NGOẠI Ô (4 tiết)
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Chiều ngoại ô. 
- Biết đọc diễn cảm phù hợp với lời kể, tả của nhân vật xưng “tôi” trong bài, thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật qua giọng đọc.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảnh vật đặc trưng của vùng ngoại ô qua lời kể, tả, biểu cảm của nhân vật “tôi”.
- Hiểu tình cảm yêu thiên nhiên, yêu quê hương, sự gắn bó sâu sắc của tác giả đối với cảnh vật quê hương qua việc cảm nhận cảnh vật bằng mọi giác quan.
- Biết tóm tắt hoặc nhận biết các ý trong mỗi đoạn văn.

II. CHUẨN BỊ
1. Kiên thức
-    Văn bản tự sự.
-    Văn miêu tả. 

ÔN BÀI CŨ
GV mời 1 - 2 HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ đầu bài Đi hội chùa Hương và trả lời 1 - 2 câu hỏi đọc hiểu cuối bài.
Hoạc tổ chức giải câu đố vui:
Hoa gì ngan ngát
Nở hồng ao quê
Hạt để nấu chè
Ướp trà đãi khách
( Hoa sen)
Cái gì nho nhỏ
Lưng nó cong cong
Bay giữa cánh đồng
Vi vu khúc nhạc?
 ( Cái diều)
Nơi nào thật rộng
Giúp bác nông dân
Cày cấy vun trồng
Lá hoa tươi tốt?
( Cánh đồng)
Mình tôi đầy nước
Chạy ngang cánh đồng
Dẫn nước gieo trồng
Tưới tiêu úng hạn
( con kênh - con mương)

1. Khởi động
- HS làm việc theo nhóm:  Trao đổi với bạn về những điểm khác biệt của thiên nhiên ở thành phố và nông thôn
Trả lời:
- Thiên nhiên ở nông thôn tươi đẹp, không khí trong lành, cây cối tốt tươi, âm thanh yên tĩnh, có đồng lúa, con đê, ao sen, bãi bờ...Trong lành và yên bình, ít xe cộ và người qua lại, nhiều cây cối, cảnh vật thơ mộng....
- Thiên nhiên ở thành phố tươi mới. Nơi đó có công viên đẹp, nhà cửa san sát, nhà hàng sang trọng, phố xa tấp nập, không  gian chật chội,...
Nhiều xe cộ và đông người qua lại, nhiều khói bụi và tiếng ồn, ít cây cối....
(HS có thể tự thực hiện yêu cầu này vì ở lớp 3, các em đã được nói về cảnh vật, đặc điểm của cảnh vật ở thành phố và nông thôn.)
- 1 - 2 em trả lời câu hỏi trước lớp. 
- Cả lớp nhận xét và trao đổi để hiểu rõ điều bạn chia sẻ.
- GV giới thiệu hoặc mời HS giới thiệu nội dung tranh minh hoạ bài đọc Chiều ngoại ô. 
- GV có thể giải thích: Ngoại ô (hay ngoại thành) là khu vực bao quanh thành phố. 
- Một số em nêu cảm nhận về tranh 
(VD: tranh vẽ cảnh ngoại ô, phía xa là bóng dáng của thành phố, cận cảnh là cánh đồng lúa chín vàng, dòng kênh trong vắt, hai bên bờ kênh có cỏ xanh ngắt,...; ruộng rau muống nở hoa tím,...).

2. Đọc văn bản
                                                      CHIỀU NGOẠI Ô

         Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh. Khi những tia nắng cuối cùng nhạt dần cũng là khi gió bắt đầu lộng lên. Không khí dịu lại rất nhanh và chỉ một lát, ngoại ô đã chìm vào nắng chiều.
         Những buổi chiều hè êm dịu, tôi thường cùng lũ bạn đi dạo dọc con kênh nước trong vắt. Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người. Qua căn nhà cuối phố là những ruộng rau muống. Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh. Rồi những rặng tre xanh đang thì thầm trong gió. Đằng sau lưng là phố xá, trước mặt là đồng lúa chín mênh mông và cả một khoảng trời bao la, những đám mây trắng vui đùa đuổi nhau trên cao. Con chim sơn ca cất tiếng hót tự do, thiết tha đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là ráng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa chín và hương sen. Vẻ đẹp bình dị của buổi chiều hè vùng ngoại ô thật đáng yêu.
        Nhưng có lẽ thú vị nhất trong chiều hè ngoại ô là được thả diều cùng lũ bạn. Khoảng không gian vắng lặng nơi bãi cỏ gần nhà tự nhiên chen chúc những cánh diều. Diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay lên cao. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Những cánh diều mềm mại như cánh bướm. Những cánh diều như những mảnh hồn ấu thơ bay lên với biết bao khát vọng. Ngồi bên nơi cắm diều, lòng tôi lâng lâng, tôi muốn gửi ước mơ của mình theo những cánh diều lên tận mây xanh.
                                                                                           (Theo Nguyễn Thuỵ Kha)

- GV nhắc HS chú ý nghe đọc bài và cho biết bài đọc tả những gì về ngoại ô.
- GV đọc cả bài (đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi ra những dáng nét đặc trưng của cảnh buổi chiều). GV có thể mời 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài.
Đoạn 1: từ đầu đến đã chìm vào nắng chiều.
Đoạn 2: tiếp theo cho đến vùng ngoại ô thật đáng yêu.
Đoạn 3: Còn lại

- GV hướng dẫn đọc:
+ Đọc đúng các từ ngữ chúa tiếng dễ phát âm sai (VD: tia nắng, bắt đầu lộng ỉên, sau lưng đổng lúa chín„..
-  GV hướng dẫn đọc đúng cho những HS mắc lỗi cụ thể khi đọc bài.
+ Cách ngắt giọng ở nhũng câu dài, VD:
Đằng sau lưng/ là phố xá,/ trước mặt/ là đồng lúa chín mênh mông/ và cả một khoảng trời bao la,/ những đám mây trắng/ vui đùa đuổi nhau trên cao.//
Ngồi bên nơi cắm diều,/ lòng tôi lâng lâng,/ tôi muốn gửi ước mơ của mình/ theo những cánh diều lên tận mây xanh.// 
+ Đọc diễn cảm những  câu thơ thể hiện cảm xúc của nhân vật “tôi”:
Vẻ đẹp bình dị của buổi chiều hè vùng ngoại ô thật đáng yêu.
Những cánh diêu như những mảnh hổn ấu thơ bay lên với biết bao khát vọng.
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài trước lớp.
- HS làm việc nhóm (3 HS/ nhóm): đọc nối tiếp các đoạn.
- HS làm việc cá nhân toàn bài 1 lượt (đọc thầm).

3. Trả lời câu hỏi
- GV nhắc HS đọc phần giải nghĩa từ ngũ ở cuối bài đọc.
- GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt các nhiệm vụ nêu trong SHS.
Câu 1. Đoạn mở đầu giới thiệu những gì về chiều hè ở ngoại ô? 
- GV nêu câu hỏi 1 / HS đọc câu hỏi 1, cả lớp đọc thầm theo.
- GV nêu cách thức thực hiện: HS làm việc cá nhân. Đọc đọc thầm, đọc lướt đoạn 1, tìm từ ngữ để trả lời câu hỏi 1.
- GV mời một số HS phát biểu ý kiến trước lớp. GV có thể chiếu đoạn 1 của bài trên màn hình (nếu có thể). 
- Đoạn 1, tác giả giới thiệu buổi chiều ngoại ô bằng những chi tiết nào?
Đáp án:
- Giới thiệu khí hậu dễ chịu vào buổi chiều ở ngoại ô: nắng nhạt dần, trời mát mẻ, gió lộng, không khí dịu lại.
- Giới thiệu cảnh vật êm đềm, thơ mộng vào buổi chiểu ở ngoại ô: ngoại ô chìm vào nắng chiều, không gian yên tĩnh.
- Giới thiệu không gian yên tĩnh

Câu 2. Cảnh vật ở ngoại ô được miêu tả như thế nào ?
- GV nêu câu hỏi 2 (hoặc chiếu trên màn hình câu hỏi và gợi ý).
- GV nêu cách thức thực hiện:
- Các sự vật được miêu tả trong  đoạn văn 2?
+ Làm việc theo nhóm, mỗi thành viên tìm chi tiết miêu tả 1 sự vật (con kênh, ruộng rau muống, rặng tre, tiếng chim, đổng lúa). 
- Có thể viết ra  vở, ra mẩu giấy nhỏ/ phiếu học tập/... đề tập hợp sản phẩm chung của cả nhóm.
+ Từng thành viên trình bày kết quả, cả nhóm kiểm soát và góp ý.
+ Tập hợp thành sản phẩm chung.
+ Đại diện nhóm trình bày câu trả lời trước lớp.
- Làm việc chung cả lớp: 1 - 2 nhóm trình bày, cả lớp nhận xét, góp ý. 
Đáp án:
Con kênh    -    Con kênh nước trong vắt.
-    Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người.
Ruộng rau muống    Mùa hè, những ruộng rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh.
Rặng tre    Nhũng rặng tre xanh đang thì thầm trong gió.
Tiếng chim    Con chim sơn ca cất tiếng hót tự do, thiết tha đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mình có một đôi cánh.
Cánh đồng lúa    Đồng lứa chín mênh mông.
Trải khắp cánh đổng là ráng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa chín và hương sen.
- Qua cách miêu tả này, em nhận thấy cảnh vật vào buổi chiều ngoại ô như thế nào?
- Cảnh vật  tươi đẹp, thanh bình
- Cảnh vật êm đềm, thơ mộng
- Không gian yên ả, mát mẻ
- Con người và thiên nhiên hòa quyện vào nhau

Câu 3. Vì sao tác giả nói vùng ngoại ô mang vẻ đẹp bình dị? 
- GV nêu câu hỏi 3 (hoặc HS đọc câu hỏi 3).
- GV nêu cách thức thực hiện câu hỏi 3: 
- Bạn hiểu như thế nào là vẻ đẹp bình dị?
+ Đọc thầm, đọc lướt toàn bài, 
+ Tìm những cảnh vật được miêu tả gợi lên bóng dáng quen thuộc, gần gũi của làng quê Việt Nam.
 (Các em đã có hoạt động luyện nói về Những miền quê yêu dấu, vì thế câu hỏi này không khó với các em). 
- HS làm việc theo cặp, trao đổi để thống nhất câu trả lời.
- GV mời một số HS phát biểu ý kiến trước lớp. HS có thể giải thích: 
- Theo bạn tại sao tác giả nói vùng ngoại ô mang vẻ đẹp bình dị?
- Tác giả nói vùng ngoại ô mang vẻ đẹp bình dị bởi vì ở đó có những cảnh vật rất đỗi thân quen với bao đời người dân như: con kênh nước trong vắt, dải cỏ xanh êm như tấm thảm.
- Tác giả nói vùng ngoại ô mang vẻ đẹp bình dị bởi vì nơi đây có những cảnh vật thân thuộc với bao đời người dân.
- Tác giả nói vùng ngoại ô mang vẻ đẹp bình dị bởi vì nơi đây không khí trong lành, êm ả, thanh bình, cảnh sắc hài hòa, con người cảm thấy thoải mái.
- Tác giả nói vùng ngoại ô mang vẻ đẹp bình dị bởi vì nơi đây không ồn ào, xô bồ, ô nhiễm, mà rất trong lành, nên thơ như: con kênh trong vắt, dải cỏ xanh êm,  hoa rau muống tím,  rặng tre rì rào, đồng rộng mênh mông, hương lúa hương sen,... 
- Đây là những cảnh vật quen thuộc, bình dị, gần gủi với làng cảnh Việt Nam.

Câu 4. Tác giả có cảm nhận như thế nào khi chơi thả diều trong chiều hè ở ngoại ô?
- GV nêu câu hỏi 4 (hoặc HS đọc câu hỏi).
- HS làm việc cá nhân trước khi trao đổi theo cặp hoặc theo nhóm: đọc đoạn cuối và tìm chi tiết thể hiện cảm nhận của tác giả đối với việc chơi thả diều.
Bước 1: Tìm các từ ngữ, câu văn bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của tác giả.
Bước 2: Dựa vào các từ ngữ, câu văn tìm được, em hãy cho biết tác giả cảm nhận thế nào khi chơi thả diều trong chiều hè ở ngoại ô.
- HS làm việc nhóm hoặc làm việc chung cả lớp: 2 - 3 em trả lời cầu hỏi. 
VD: -  Cảm xúc của tác giả khi  chơi thả diều được bộc lộ qua những chi tiết nào?
+ Các từ ngữ, câu văn thể hiện cảm xúc của tác giả: 
+ thú vị nhất trong chiểu hè ngoại ô là được thả diều cùng lũ bạn; 
+ Những cánh diều như những mảnh hồn ấu thơ bay lên với biết bao khát vọng.
+ Ngồi bên nơi cắm diều, lòng tôi lâng lâng, tôi muốn gửi ước mơ của mình theo những cánh diều lên tận mây xanh,...
- Tác giả cảm thấy vui sướng khi chơi thả diều,  mơ ước đẹp đẽ, mong cánh diều chở những khát vọng của tuổi thơ bay cao. 
- Tác giả  thấy chơi thả diều vô cùng  thú vị của thời ấu thơ. Cánh diều bay lên với biết bao khát vọng tuổi thơ.
- Tác giả ngắm cánh diều thấy  lòng lâng lâng như muốn gửi ước mơ của mình theo cánh diều lên trời cao.
- Tác giả ngắm những cánh diều thấy niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho  tuổi thơ.
+ Các câu trên đều chứa đựng tình cảm, cảm xúc của tác giả. Đó là niềm vui, sự hào hứng thú vị khi chơi diều trong chiều hè ngoại ô. Đó cũng chính là tình yêu quê hương chan chứa trong lòng tác giả.

Câu 5. Nêu ý chính của mỗi đoạn trong bài. 
Trả lời:
- Đoạn 1: Giới thiệu khung cảnh chiều hè ở ngoại ô.
- Đoạn 2: Vẻ đẹp bình dị của buổi chiều hè vùng ngoại ô.
- Đoạn 3: Niềm vui của tác giả trong buổi chiều hè thả diều ở ngoại ô cùng lũ bạn.

- Làm việc cá nhân: Tự đọc toàn bài.
- Nêu nội dung của bài đọc
   Bài đọc miêu tả vẻ đẹp thơ mộng, bình dị của vùng ngoại ô lúc buổi chiều. Qua đó, ta thấy được tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, sự gắn bó sâu sắc của tác giả đối với cảnh vật quê hương qua việc cảm nhận bằng mọi giác quan.

Biết đọc diễn cảm với giọng kể, tha thiết, phù hợp với lời kể, tả của nhân vật xưng “tôi” trong bài, thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật qua giọng đọc.
- Nhấn vào các từ gợi tả màu sắc, âm thanh, hương vị, chuyển động của chiều ngoại ô.

5. Luyện tập theo văn bản đọc
- HS đọc yêu cầu trong SHS và tự thực hiện yêu cầu trước khi đối chiếu kết quả theo nhóm (hoặc trước lớp) theo hướng dẫn của GV
Câu 1. Thêm trạng ngữ cho mỗi câu dưới đây:
Diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay ỉên cao. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.
- Câu 1 có thể có nhiều cách làm khác nhau.
- Với câu 1, bạn đặt câu hỏi như thế nào để tìm trạng ngữ?
- Trên đồng rộng, diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay lên cao.
- Cuối mỗi buổi chiều, diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay lên cao.
- Nhờ có nhiều gió, diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay lên cao.
- Diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay lên cao để mang đi những khát vọng tuổi thơ.
- Với câu 2, bạn đặt câu hỏi như thế nào để tìm trạng ngữ?
-  Nơi nào tiếng sáo diều vi vu trầm bổng?
-  Lúc nào  tiếng sáo diều vi vu trầm bổng?
-  Nhờ đâu tiếng sáo diều vi vu trầm bổng?
-  Bằng gì tiếng sáo diều vi vu trầm bổng?
-  Trên trời cao, tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.
-  Khi chiều tắt nắng, tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.
-  Nhờ gió, tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.
-  Bằng bộ sáo tre cầu kì, tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.
- Soi 1 bài hoàn chỉnh  của hs đặt câu trong vở ghi 
- Chiều chiều, trên cánh đồng rộng, diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay lên cao. Trong gió, tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.
- Nhờ có thêm trạng ngữ cho câu, câu văn trở nên như thế nào?

Câu 2. Nêu công dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn dưới đây:
Đọc “Chiều ngoại ô” của Nguyễn Thuỵ Kha, tôi nhớ đến “Buổi sáng mùa hè trong thung lũng” của Hoàng Hữu Bội, “Nắng trưa” của Băng Sơn,... Các nhà văn đã cảm nhận cảnh vật trong mỗi mùa bằng nhiều giác quan, tạo nên những bức tranh phong cảnh mang sắc màu, âm thanh, hương vị,... của cuộc sống.
(Theo Hạnh Hoa) 
- Với bài tập này ta thực hiện như thế nào?
+ Đọc thầm đoạn văn
+ Tìm bộ phận được đánh dấu ngoặc kép…
+ Chỉ ra công dụng của dấu ngoặc kép đó…
+Trao đổi với bạn về kết quả…
- Bạn biết dấu ngoặc kép dùng trong những trường hợp nào?
- Bạn hãy chỉ ra những bộ phận nào trong đoạn văn được đánh dấu ngoặc kép?
- Dấu ngoặc kép trong đoạn văn này có công dụng gì?
-  Câu 2 cần thống nhất câu trả lời.
- Câu 2. Công dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn văn: Dấu ngoặc kép đánh dấu tên tác phẩm, tên tài liệu. 

VẬN DỤNG SÁNG TẠO
- Tưởng tượng em đang đi trên cánh đồng vào buổi chiều ngoại ô, viết  2- 3 câu cảm xúc về thiên nhiên nơi đó.