Đọc: Đi hội chùa Hương | Tiếng Việt 4 Bài 19 Tuần 29 trang 89 | Kết nối tri thức 
Đọc: Đi hội chùa Hương  là một bài thơ  hay  của nhà thơ Chu Huy được chọn dạy trong chủ điểm Quê hương trong tôi. Bài đọc này  có  trong hoạt động Đọc giúp các em học sinh Lớp 4 học tốt Tiếng Việt 4 của Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Tiết Đọc  Bài 19 Tuần 29 trang 89 của Sách Tiếng Việt 4 có trên kênh Tư liệu tiểu học. Qua bài học này, em cần biết đọc đúng và đọc diễn cảm bài thơ Đi hội chùa Hương, biết nhấn giọng vào những từ ngữ thể hiện vẻ đẹp của chùa Hương thơ mộng, thể hiện cảm xúc của người đi hội trước cảnh đẹp và không khí lễ hội ở chùa Hương.

Em  biết được vẻ đẹp của chùa Hương qua cảnh vật thiên nhiên (có hoa lá, có hương thơm, có âm thanh của tiếng nhạc, lời ca,…), qua  không khí lễ hội (đông vui, tấp nập,…) qua ý nghĩa của lễ hội (để lễ Phật, để ngắm cảnh đẹp đất nước, để trao gửi yêu thương,…). Qua bài thơ, em hiểu được những cảm xúc chân thực, niềm tự hào của tác giả đối với quê hương, đất nước. Em biết khám phá và trân trọng vẻ đẹp của quê hương, đất nước, có khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
00:56. Khởi động: Xem phim: Nào ta trẩy hội
02:53. Yêu cầu cần đạt
03:16. Khởi động: Nói về một lễ hội
05:55 Đọc: Đi hội chùa Hương
07:34.  Luyện đọc đúng
12:15. Tìm hiểu nội dung bài. 
14:20  Câu 1 Cảnh vật thiên nhiên chùa Hương
15:59. Câu 2 Du khách trẩy hội chùa Hương rất đông và thân thiện
17:31.  Câu 3. Niềm tự hòa về quê hương, đất nước
19:40 Câu 4. Ý nghĩa khổ thơ cuối
21:22. Luyện đọc diễn cảm
#TiếngViệtLớp4Kếtnối, #BaiGiangTiengViet4, #tulieutieuhoc, #tieuhocvn, #BàigiảngTiếngViệt4, #ĐihộichùaHương

BÀ119.  ĐI HỘI CHÙA HƯƠNG
I. MỤCTIÊU
Giúp HS:
- Đọc đúng và diễn cảm bài thơ Đi hội chùa Hương, biết nhấn giọng vào những từ ngữ thể hiện vẻ đẹp của chùa Hương thơ mộng, thể hiện cảm xúc của người đi hội trước cảnh đẹp và không khí lễ hội ở chùa Hương.
- Nhận biết được vẻ đẹp của chùa Hương qua cảnh vật thiên nhiên (có hoa lá, có hương thơm, có âm thanh của tiếng nhạc, lời ca,...), qua không khí lễ hội (đông vui, tấp nập,...), qua ý nghĩa của lễ hội (để lễ Phật, để ngắm cảnh đẹp đất nước, đề trao gửi yêu thương,...). Hiểu được những cảm xúc chân thực, niềm tự hào của tác giả đối với quê hương, đất nước. « < H6/24S > 
quê hương, đất nước.
- Thêm yêu quý, trân trọng cảnh đẹp, lễ hội ở quê hương; biết đồng cảm với niềm vui, niềm tự hào của bạn bè và người xung quanh về cảnh đẹp quê hương.

II. CHUẨN BỊ
1. Kiến thức
- Văn bản thơ (cảm xúc, hình ảnh, ngôn ngữ,... trong thơ).
- Một số lễ hội trên đất nước ta được tổ chức vào mùa xuân.
2. Phương tiện dạy học
- Tranh ảnh minh hoạ bài thơ; tranh ảnh minh hoạ về lễ hội mùa xuân trong hoạt động Khởi động (nếu có).

T ÔN BÀI CŨ
GV mời 1 - 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Bước mùa xuân và trả lời câu hỏi: Bài đọc cho thấy thiên nhiên đẹp như thế nào khi mùa xuân về?
ĐỌC
1. Khởi dộng
- 1 HS đọc yêu cầu khởi động: Giới thiệu một lễ hội mùa xuân mà em biết.
- GV hướng dẫn HS: chọn một lễ hội mùa xuân để giới thiệu. Giới thiệu lễ hội đó theo những gợi ý: thời gian tổ chúc lễ hội (ngày tháng cụ thể), địa điềm tổ chúc lễ hội, các hoạt động trong lễ hội, ý nghĩa của lễ hội,... 
Khuyến khích HS giới thiệu theo sự hiểu biết riêng, theo cách diễn đạt riêng.
- HS trao đổi nhóm 4.
- Đại diện 2-3 nhóm trình bày trước lớp.
- GV nhận xét ý kiến của HS, ghi nhận nhửng chia sẻ phù hợp, thú vị.
Lễ hội chùa Hương là một lễ hội lớn được tổ chức mỗi năm. Lễ hội được diễn ra tại khu danh thắng chùa Hương (hay còn gọi là Hương Sơn) thuộc Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thủ đô Hà Nội và kéo dài từ ngày mùng 6 tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch.
   Ngoài các hoạt động lễ tôn giáo, lễ hội còn có những hoạt động văn hóa, nghệ thuật truyền thống như diễu hành, múa rồng, múa lân, biểu diễn nghệ thuật dân gian, và các trò chơi dân gian..
   Du xuân Chùa Hương đầu năm để cầu bình an, sức khỏe cho một năm mới đầy may mắn và tài lộc.

- Lễ hội Yên Tử ở tỉnh Quảng Ninh  từ mùng 10 tháng Giêng hằng năm và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Lễ hội có các hoạt động rước kiệu, dâng lễ, lễ đóng dấu thiêng, múa lân sư rồng, biểu diễn võ thuật cổ truyền chơi trò chơi dân gian,... Lễ hội nhằm tôn vinh công người sáng lập Thiền phái Trúc Lâm.
- Lễ hội núi Bà Đen ở Tây Ninh được diễn ra từ mùng 4 Tết và kéo dài suốt tháng Giêng. Lễ hội  để tưởng nhớ đến vị thần thờ chính trên núi là Bà Đen. Trong lễ hội, diễn ra hoạt động rất thiêng liêng là tắm và thay áo cho tượng Bà,  hát bóng rối chầu mời, múa dâng bông, dâng mâm ngũ sắc, múa đồ chơi . Du khách tới lễ hội mong muốn  dâng hương, cầu bình an, may mắn,....
- Lễ hội Cầu Ngư của bà con ngư dân các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ.  Lễ hội  được tổ chức vào tháng Giêng hằng năm; Lễ hội thể hiện phong tục thờ cúng Cá ông với mong muốn cầu cho một năm mưa thuận gió hoà, tôm cá đầy khoang. Hoạt động trong lễ hội: lễ rước kiệu, múa lân sư rồng, lễ cầu an, hát bội,... 
- Lễ hội Yên Tử (thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh): từ mùng 10 tháng Giêng hằng năm và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Lễ hội Yên Tử có các hoạt động rước kiệu, dâng lễ, lễ đóng dấu thiêng Yên Tử, múa lân sư rồng, biểu diễn võ thuật cổ truyền chơi trò chơi dân gian,... Lễ hội nhằm tôn vinh công đúc của Phật Hoàng Trần Nhân Tông - người sáng lập Thiền phái Trúc Lâm.
Lễ hội Cầu Ngư (các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ): tổ chúc vào tháng Giêng hằng năm; thể hiện phong tục thờ cúng Cá ông với mong muốn cầu cho một năm mưa thuận gió hoà, tôm cá đầy khoang. Hoạt động trong lễ hội: lễ rước kiệu, múa lân sư rồng, lễ cầu an, hát bội,... 
- Lễ hội núi Bà Đen (thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh): từ mùng 4 Tết và kéo dài suốt tháng Giêng. Vị thần thờ chính trên núi là Bà Đen (còn gọi là Linh Sơn Thánh Mẫu). Trong lễ hội, diễn ra hoạt động rất thiêng liêng là tắm và thay áo cho tượng Bà. Cùng với đó là các hoạt động hát bóng rối chầu mời, múa dâng bông, dâng mâm ngũ sắc, múa đồ chơi (múa lu, múa lục bình, múa bông huệ...). Du khách tới lễ hội để dâng hương, cầu bình an, may mắn,...).
- GV giới thiệu bài đọc Đi hội chùa Hương: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp chùa Hương, lễ hội chùa Hương và thể hiện tình cảm của người dân với quê hương đất nước.
2. Đọc văn bản
ĐI HỘI CHÙA HƯƠNG
Nườm nượp người, xe đi 
Mùa xuân về trẩy hội. 
Rừng mơ thay áo mới 
Xúng xính hoa đón mời.

Nơi núi cũ xa vời 
Bỗng thành nơi gặp gỡ. 
Một câu chào cởi mở 
Hoá ra người cùng quê.

Động Chùa Tiên, Chùa Hương
Đá còn vang tiếng nhạc. 
Động chùa núi Hinh Bồng
Gió còn ngân khúc hát. 

Bước mỗi bước say mê 
Như giữa trang cổ tích. 
Đất nước mình thanh lịch 
Nên núi rừng cũng thơ. 

Dù không ai đợi chờ 
Cũng thấy lòng bổi hổi. 
Lẫn trong làn sương khói 
Một mùi thơm cứ vương.

Ôi phải đâu lễ Phật
Người mới đi Chùa Hương. 
Người đi thăm đất nước 
Người về trong yêu thương.
(Theo Chu Huy)

- GV đọc cả bài (đọc diễn cảm với ngũ điệu chung: chậm rãi, tình cảm tha thiết, tự hào); Có thể mời 3 HS đọc nối tiếp từng khổ thơ. 
- GV hướng dẫn đọc:
+ Đọc đúng các từ ngũ chứa tiếng dễ phát âm sai (VD: nườm nượp, xúng xính, hổi hổi,...), chú ý sửa lỗi phát âm cho những HS phát âm còn chưa chuẩn.
+ Ngắt giọng mỗi câu thơ thường theo nhịp 2/3 hoặc 3/2. Tuy nhiên, có trường hợp sẽ thay đổi tuỳ theo nghĩa của từ ngủ trong câu, tuỳ cảm nhận riêng của người đọc. VD: Nườm nượp/ người,/ xe đi Mùa xuân/ vẽ trẩy hội.
Dù/ khống ai đợi chờ
Cũng thấy/ lòng bổi hổi. (hoặc Cũng thấy lòng/ bổi hổi.)
+ Nhấn giọng vào những từ ngũ gợi tả, gợi cảm: nườm nượp, xủng xính, say mê, bổi hổi, cứ vương, phải đâu,... 
- 3 HS đọc nối tiếp 6 khổ thơ của bài đọc.
- HS làm việc cá nhân: Đọc nhẩm toàn bài một lượt.
- GV nhận xét việc đọc của cả lớp.

3. Trả lời câu hỏi
- GV hướng dẫn HS đọc tù ngũ chú thích trong SHS, tìm thêm những từ ngũ chưa hiểu (trẩy hội, cởi mở, thanh lịch, thơ, vương...) để tự tra từ điển.
- GV hướng dẫn HS lần lượt trả lời các câu hỏi đọc hiểu nêu trong SHS (cuối bài đọc). 

Câu 1. Cảnh vật thiên nhiên ở chùa Hương thay đổi như thể nào khi mùa xuân về?
- GV nêu câu hỏi 1 (hoặc gọi HS đọc câu hỏi 1).
- GV hướng dẫn HS lần lượt trả lời các câu hỏi đọc hiểu nêu trong SHS (cuối bài đọc).
+ HS đọc khổ thơ 1, suy nghĩ cá nhân, chuẩn bị câu trả lời. Lưu ý: tìm câu thơ nói về cảnh thiên nhiên.
+ HS làm việc theo nhóm đôi: từng em nêu ý kiến đã chuẩn bị, sau đó trao đổi để thống nhất câu trả lời.
+ Đại diện 2-3 nhóm phát biểu ý kiến trước lớp.
- HS thực hiện theo chỉ dẫn các bước, một số em phát biểu trước lớp.
- GV nhận xét và ghi nhận câu trả lời hợp lí.
-  VD: Khi mùa xuân vể, cảnh vật thiên nhiên ở chùa Hương đã thay đổi: rừng mơ nở hoa nhưđược khoác thêm tấm áo mới.

Câu 2. Những hình ảnh nào cho thấy người đi hội rất đông vui và thân thiện?
- HS thực hiện theo chỉ dẫn các bước, một số em phát biểu trước lớp.
- GV nhận xét và ghi nhận câu trả lời hợp lí. (VD: Khi mùa xuân về, cảnh vật thiên nhiên ở chùa Hương đã thay đổi: rừng mơ nở hoa như được khoác thêm tấm áo mới.)
Câu 2. Những hình ảnh nào cho thấy người đi hội rất đống vui và thân thiện?
- GV nêu câu hỏi 2 (hoặc nhắc HS đọc câu hỏi 2).
- GV gợi ý HS trả lời câu hỏi: Xem lại khổ thơ 1 và 2, tìm nhũng từ ngũ, hình ảnh thể hiện không khí lễ hội đông vui và thân thiện.
- HS làm việc theo nhóm đôi, trao đổi để thống nhất câu trả lời. 
- Đại diện 2-3 nhóm phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét và ghi nhận nhũng câu trả lời phù hợp.
+ Người đi hội rất đông vui: nườm nượp/ nườm nượp người, xe đi; 
Người đi hội rất đông vui: nườm nượp (người và xe đi);
Người đi trẩy hội rất thân thiện: nơi núi non thành nơi gặp gỡ, chào nhau cởi mở, bất ngờ nhận ra người cùng quê,...

+ Người đi hội rất thân thiện: nơi núi non thành nơi gặp gỡ, chào nhau cởi mở, bất ngờ nhận ra người cùng quê (hoá ra),...).

Câu 3. Niềm tự hào về quê hương, đất nước được thể hiện qua những câu thơ nào?
- GV gọi HS đọc và nêu yêu cầu của câu hỏi 3.
- GV có thể nêu nghĩa của từ “tự hào” để HS dễ trả lời. (Tự hào: hài lòng, hãnh diện về cái tốt đẹp, vẻ mặt thể hiện rõ sự sung sướng.); nhắc HS xem nhanh khổ thơ 3 và 5; có thể yêu cầu HS giải thích vì sao những câu thơ đó thể hiện niềm tự hào.
- HS suy nghĩ tìm câu trả lời, sau đó trao đổi theo nhóm 4 để thống nhất câu trả lời.
- Đại diện 2-3 nhóm phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét và ghi nhận những câu trả lời hợp lí.
Đáp án: Nhũng câu thơ thể hiện niềm tự hào về quê hương đất nước:
Bước mỗi bước say mê 
Như giữa trang cổ tích.
Đất nước mình thanh lịch 
Nên núi rừng củng thơ.
... Động chùa Tiên, chùa Hương 
Đá còn vang tiếng nhạc.
Động chùa núi Hinh Bồng 
Gió còn ngần khúc hát.
Tự hào vì quê hương tươi đẹp, cái đẹp tưởng như chỉ có trong cổ tích. 
Tự hào vì quê hương thanh lịch và nên thơ.
 Tự hào vì tiếng nhạc, khúc hát luôn âm vang từ đá, từ gió ở núi non, hang động.

Câu 4.Theo em, ở khổ thơ cuối, tác giả muốn nói điều gì?
- GV gọi HS đọc và nêu yêu cầu cùa câu 4.
- GV khuyến khích HS trả lời theo ý hiểu và cách diễn đạt riêng của mình.
- HS tìm câu trả lời và trao đổi theo nhóm 4 để thống nhất câu trả lời.
- Đại diện 2-3 nhóm phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét và ghi nhận nhũng câu trả lời hợp lí.
- Ở khổ thơ cuối, tác giả muốn nói đến ý nghĩa của lễ hội chùa Hương:  
+ Đến chùa Hương là để thăm cảnh đẹp đất nước và cảm nhận tình yêu thương của mọi người dành cho nhau.
+ Đến chùa Hương không chỉ để lễ Phật mà còn được thăm những hang động đẹp nhất Việt Nam.
+ Đi trẩy hội chùa Hương không chỉ ngắm cảnh đẹp thiên nhiên , thấy được không khí lễ hội đông vui, tấp nập,.được lễ Phật, được trao gửi yêu thương mà còn thể hiện  niềm tự hào  về  quê hương, đất nước. 
+ Đến chùa Hương, người ta vừa đi lễ, vừa thưởng thức cảnh thiên nhiên tươi đẹp, vừa để cảm nhận không khí yêu thương trong lễ hội...
- Nội dung bài thơ
Bài thơ ca ngợi lễ hội chùa Hương, cảnh đẹp chùa Hương và thể hiện tình cảm của người dân đối với quê hương đất nước.

4. Học thuộc lòng
Đọc được diễn cảm cả bài Đi hội chùa Hương với ngữ điệu chậm rãi, tình cảm thiết tha, tự hào.

GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài thơ và thuộc lòng 4 khổ thơ đầu:
- 2 - 3 HS đọc nối tiếp trước lớp; GV và cả lớp góp ý cách đọc diễn cảm.
- HS đọc thuộc lòng theo cặp hoặc nhóm (3 HS/nhóm), góp ý trong nhóm.
- Đại diện 2-3 nhóm HS thi đọc thuộc lòng 4 khổ thơ đầu.