Đọc: Sáng tháng Năm | Tiếng Việt 4 Bài 11 Tuần 24 trang 48 | Kết nối tri thức 
Sáng tháng Năm là một bài thơ hay của nhà thơ Tố Hữu được chọn dạy trong chương trình Tiếng Việt 4. Đây  là bài giảng trong hoạt động Đọc giúp các em học sinh Lớp 4 học tốt Tiếng Việt 4 của Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Tiết Đọc và câu  Bài 11 Tuần 24  trang 48  của chủ điểm: Uống nước nhớ nguồn của Sách Tiếng Việt 4 có trên kênh Tư liệu tiểu học. Qua bài học này, em cần đọc đúng và diễn cảm bài thơ. Em biết nhấn giọng vào nhũng từ ngữ thể hiện cảm xúc của tác giả. Bài thơ như lời tâm tình cũng cho em thấy được niềm vui sướng và hạnh phúc khi được về thăm Bác; quyến luyến, ngưỡng mộ và  kính trọng đặc biệt đối với Bác. 

01:03. Khởi động : Đố em: Ai ấy nhỉ?
03:06. Yêu cầu cần đạt
05:17. Đọc bài thơ: Sáng tháng Năm.
06:51. Luyện đọc đúng
11:36. Tìm hiểu nội dung bài. 
14:26  Câu 1 +  Câu 2  Thời gian địa điểm nhà thơ đến thăm Bác
17:07. Câu 3 Khung cảnh nơi  Bác Hồ làm việc
19:09  Câu 4. Sự gắn bó thân thiết giữa Bác Hồ và nhà thơ
20:49  Câu 5. Bác Hồ cao cả và vĩ đại
#TiếngViệtLớp4Kếtnối, #BaiGiangTiengViet4, #tulieutieuhoc, #tieuhocvn, #BàigiảngTiếngViệt4, #ĐọcBài11SángthángNăm

BÀI 11.  SÁNG THÁNG NĂM
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
1.a. Đọc đúng và diễn cảm bài thơ Sáng tháng Năm, biết nhấn giọng vào nhũng từ ngữ thể hiện cảm xúc của tác giả bài thơ. 
b. Nhận biết được tình cảm của nhà thơ đối với Bác Hồ: vui sướng và hạnh phúc khi được về thăm Bác; quyến luyến và thân thiết như được gặp người cha thân thương của mình; ngưỡng mộ và kính trọng trước hình ảnh lớn lao của một vị lãnh tụ của đất nước,... Hiểu điểu tác giả muốn nói qua bài thơ: Bài thơ ghi lại một lần lên thăm Bác của nhà thơ Tố Hữu; qua đó, nhà thơ thể hiện tình yêu thương sâu nặng, sự kính trọng đặc biệt đối với Bác Hồ
4. Bổi dưỡng tình yêu, sự biết ơn, lòng kính trọng đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng và những vị anh hùng dân tộc nói chung. Trân trọng lịch sủ và những giá trị truyển thống của người Việt.

II. CHUẨN BỊ 
1. Kiến thức
- Văn bản thơ (cảm xúc/ mạch cảm xúc, hình ảnh, ngôn ngữ...). Sáng tháng Năm được viết năm 1951, nhân một lần nhà thơ Tố Hũu được lên thăm Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc. Bài thơ rất dài, gồm nhiểu khổ thơ, bài đọc là phần trích 3 khổ thơ đầu.
- Thành phần phụ của câu: thành phần trạng ngữ.
2. Phương tiện dạy học
- Tranh ảnh minh hoạ bài thơ hoặc tranh ảnh vế Bác.
- Tranh ảnh vế một số nhân vật lịch sử (nếu có).

III. HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC
TIẾT 1 ÔN BÀI CŨ
GV mời 1 - 2 HS đọc một khổ thơ trong bài Câm xúc Trường Sa và trả lời 1 - 2 câu hỏi đọc hiểu cuối bài (hoặc GV nêu câu hỏi khác, VD: Em thích hình ảnh thơ nào nhất? Vì sao?). 
ĐỌC
1. Khởi dộng
- GV nêu tên bài học (Sáng tháng Năm) và giao nhiệm vụ:
+ Đọc câu hỏi khởi động: Để kỉ niệm sinh nhật Bác Hồ (ngày 19 tháng 5), trường em  tổ chức những hoạt động gì?
+ Thảo luận theo cặp.
- Đại diện 2-3 nhóm trình bày trước lớp.
- GV nhận xét ý kiến của HS và có thể khái quát câu trả lời:
+ Trường thường tổ chức một đợt thi đua học tập dành điểm tốt dâng tặng Bác.
+  Trường thường tổ chức buổi biểu diễn văn nghệ mừng sinh nhật Bác.
 + Lớp em học hát những bài hát về Bác Hồ, sưu tầm tranh ảnh tư liệu về Bác, làm báo tường.
 + Toàn trường thi Kể chuyện Bác Hồ
+  Phát động phong trào học tập  và làm theo tấm gương của Bác/...
-GV giới thiệu khái quát vể bài thơ. Bài thơ là tiếng lòng, là tình cảm của nhà thơ TỐ Hũu đối với Bác Hổ, thề hiện qua một lần lên thăm Bác ở chiến khu Việt Bắc.
- GV cho HS quan sát ảnh tư liệu: hình chủ tịch Hồ chí Minh ngổi làm việc ờ chiến khu Việt Bắc. (Bác Hổ ngồi đánh máy chữ) 

2. Đọc văn bản

SÁNG THÁNG NĂM
Vui sao một sáng tháng Năm
Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ
Suối dài xanh mướt nương ngô
Bốn phương lồng lộng thủ đô gió ngàn...

Bác kêu con đến bên bàn
Bác ngồi Bác viết, nhà sàn đơn sơ
Con bồ câu trắng ngây thơ
Nó đi tìm thóc quanh bồ công văn
Lát rồi, chim nhé, chim ăn
Bác Hồ còn bận khách văn đến nhà.

Bàn tay con nắm tay cha
Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng.
Bác ngồi đó, lớn mênh mông
Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non....
(Tố Hữu)


- GV đọc cả bài (Bài thơ được đọc với giọng tha thiết, tình cảm, thể hiện một sự lưu luyến đặc biệt của tác giả bài thơ - nhà thơ Tố Hữu với chủ tịch Hồ chí Minh). Nếu trong lớp có HS đọc tốt, GV có thể mời 3 em đọc nối tiếp 3 đoạn (tương ứng với 3 khổ thơ).
+ Đoạn 1: từ đầu đến thủ đô gió ngàn.
+ Đoạn 2: tiếp theo đến khách văn đến nhà.
+ Đoạn 3: còn lại.
- GV hướng dẫn đọc:
+ Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai, VD: nương ngô, lồng lộng nước non,... 
(Bài đọc có nhiều hí ngữ có tiếng bắt đầu bằng phụ âm //«;GV lưu ý giúp HS đọc đúng.) 
+ Đọc diễn cảm thể hiện cảm xúc của tác giả bài thơ: giọng đọc vui tươi, tha thiết.
Đọc cả bài thơ với giọng tha thiết, tình cảm, thể hiện một sự lưu luyến đặc biệt của tác giả bài thơ nhà thơ Tố Hữu với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp.
- HS làm việc theo nhóm 3: Mỗi HS đọc một đoạn (đọc nối tiếp 3 đoạn) sau đó đổi đoạn để đọc. 
- HS làm việc cá nhân: Đọc nhẩm toàn bài một lượt.
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp.
- GV nhận xét việc đọc diễn cảm của cả lớp.

3.Trả lời câu hỏi
- GV mời 1 - 2 HS đọc phần Từ ngữ, hỏi HS có từ ngũ nào trong bài thơ mà chưa hiểu (GV có thể giải thích hoặc hướng dẫn HS tra từ điển). 
Việt Bắc: căn cứ địa của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1945 – 1954, bao gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên.

- GV có thể giải thích thêm từ khách văn: khách đến chơi nhà để đàm đạo/ nói chuyện vể văn chương.
- G V hướng dẫn HS thực hiện lần lượt các yêu cẩu nêu trong SHS.

Câu 1. Nhà thơ lên thăm Bác Hồ ở đâu và vào thời gian nào?
- Nhà thơ nhắc tới trong bài thơ này là ai?
- GV nêu yêu cầu hoặc 1 HS đọc yêu cầu trước lớp.
- HS làm việc chung cả lớp hoặc làm việc theo cặp/ nhóm.
+ Tìm câu thơ có chứa thông tin về câu trả lời.
+ Suy nghĩ để trả lời + Thống nhất đáp án với bạn.
- Đại diện 2 - 3 HS trả lời trước lớp.
- GV và HS chốt đáp án: 
+ Nhà thơ lên thăm Bác Hồ ở Việt Bắc (Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ)
+ vào một sáng tháng Năm (Vui sao một sáng tháng Năm...).

Câu 2. Đường lên Việt Bắc có gì đẹp?
- GV nêu cách thức thực hiện:
+ Bước 1: HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, chuẩn bị câu trả lời. 
- GV khích lệ HS phát biểu ý kiến theo cách hiểu của mình, chú ý không đọc lại 2 câu thơ mà cần trả lời theo cách diễn đạt cá nhân.
+ Bước 2: HS làm việc nhóm. Từng em nêu ý kiến (GV có thể gợi ý: HS đọc kĩ khổ thơ thứ nhất)
- Một số HS phát biểu ý kiến trước lớp.
- GV và HS thống nhất đáp án:
 Đường lên Việt Bắc có suối dài, có nương ngô xanh mướt, có gió ngàn thổi reo vui,... 
(Lưu ý: Thù đô gió ngàn dùng để chỉ chiến khu Việt Bắc. Đây là cách nói mang tính biểu tượng.)
- Bạn hiểu gió ngàn là gì?

Câu 3. Hãy tả lại khung cảnh nơi Bác Hồ làm việc.
- GV tổ chức hoạt động giống với câu 2.
- GV và HS thống nhất đáp án: Bác Hồ làm việc trong một ngôi nhà sàn đơn sơ. Trong ngôi nhà ấy có một chiếc bàn con, một bồ đựng công văn  và một chú chim bồ câu nhỏ đang đi tìm thóc. Khung cảnh bình yên, mộc mạc và giản dị. (Khuyến khích HS nêu được dánh giá riêng về nơi làm  việc của Bác.)

Câu 4. Câu thơ nào cho thấy sự gắn bó thân thiết giữa Bác Hồ và nhà thơ?
- GV tiến hành hoạt động nhu ở câu 2. (Lưu ý HS đọc kĩ khổ thơ cuối.)
- GV và HS thống nhất đáp án: 
- Câu thơ cho thấy sự gắn bó thân thiết giữa Bác Hồ và nhà thơ là:
Bàn tay con nắm tay cha
Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng.

Câu thơ cho thấy sự gắn bó thân thiết giữa Bác Hồ và nhà thơ là: “Bàn tay con nắm tay cha/ Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng” 
- Bạn hãy giải thích vì sao có cảm nhận như vậy?
(Với HS giỏi, GV có thể yêu cầu HS giải thích vì sao 
- Vì khi nhà thơ và Bác Hồ nắm tay nhau, nhà thơ đã nghĩ mình  là con và Bác là cha. Đó như mối quan hệ thân thiết. Nhà thơ cảm nhận được sự ấm áp trong bàn tay Bác). 
- Bàn tay của người cha nắm lấy bàn tay con. Đôi bàn tay ấm áp và yêu thương làm sao, bàn tay ấm áp thân thương khắc hoạ hình ảnh bức chân dung của vị lãnh tụ với những nét vẽ đẹp nhất, tình cảm nhất. 

Câu 5. Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên sự cao cả, vĩ đại của Bác Hồ?
Câu hỏi này đòi hỏi HS biết cách đọc lướt để tìm thông tin.
- GV gọi HS đọc yêu cầu. 
- HS làm việc theo cặp/ nhóm: cùng trao đổi, đưa ra ý kiến riêng của mình. 
- GV quan sát các nhóm, lắng nghe và hỗ trợ các nhóm khi cần.
- GV mời đại diện một số nhóm trả lời trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, góp ý.
- GV chốt phương án trả lời: 
- 2 câu thơ cuối bài:
 Bác ngồi đó, lớn mênh mông
Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non....
Những hình ảnh trong bài thơ nói lên sự vĩ đại, cao cả của Bác Hồ là những hình ảnh cuối bài:
Bác ngồi đó, lớn mênh mông, bao quanh là trời xanh, biển rộng, ruộng đồng, nước non.
-»  - 2 câu thơ cuối bài cho thấy hình ảnh của Bác hoà cùng hình ảnh đất nước.
- 2 câu thơ cuối bài cho thấy, bác luôn tự hào về một tương lai tươi sáng và rạng rỡ của non sông, dân tộc.
- Bác Hồ vừa  như người cha già giản dị với cuộc sống đơn sơ, thanh đạm. Nhưng người lại là vị lãnh tụ vĩ đại với tầm vóc. 
- Bác Hồ vĩ đại mênh mông như biển trời. Hình bóng Bác cũng chính là ruộng đồng, nước non Việt Nam.
- Bài thơ muốn nói?
Bài thơ ghi lại một lần lên thăm Bác của nhà thơ Tố Hữu; qua đó, nhà thơ thể hiện tình yêu thương sâu nặng, sự kính trọng đặc biệt đối với Bác Hồ.

4. Học thuộc lòng
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp; GV và cả lớp góp ý cách đọc diễn cảm, lưu ý cách ngắt nhịp trong thơ.
- Làm việc cá nhân: Tự đọc lại và học thuộc lòng bài thơ.
- Làm việc chung cả lớp:
+ Một số HS xung phong đọc nhũng khổ thơ mình đã thuộc.
+ Cả lớp hỗ trợ (nếu bạn quên), góp ý và nhận xét.