Lập dàn ý cho bài văn miêu tả cây cối | Tiếng Việt 4 Bài 22 Tuần 30 trang 104 | Kết nối tri thức 
Lập dàn ý cho bài văn miêu tả cây cối  là bài giảng trong hoạt động Viết giúp các em học sinh Lớp 4 học tốt Tiếng Việt 4 của Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Đây là tiết Viết  Bài 12 Tuần 30  trang 104  của chủ điểm: Quê hương trong tôi của Sách Tiếng Việt 4 có trên kênh Tư liệu tiểu học. Qua tiết học này , em được củng cố cấu tạo bài văn miêu tả cây cối. Dựa vào dàn bài chung này, em biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả cây cối chọn 1 trong 3 đề ở sách giáo khoa trang 104. Dựa vào kết quả dàn ý đã lập, em biết  trao đổi  với bạn và chỉnh sửa , sắp xếp ý hợp lí cho dàn ý đã lập

00:56. Khởi động : Game: Trồng cây mùa xuân
03:47. Yêu cầu cần đạt
04:12. Xác định yêu cầu đề bài
08:20. 1. Chuẩn bị cho Lập dàn ý
11:37. 2. Lập dàn ý cho bài văn miêu tả cây cối
11:46  . 2.1. Lập dàn ý tả cây mít
19:39 . 2.2.  Lập dàn ý cho bài văn tả cây bàng
21:21 . 2.3. Lập dàn ý cho bài văn tả cây đa
22:57  .3.  Góp ý và chỉnh sửa dàn ý
#TiếngViệtLớp4Kếtnối, #BaiGiangTiengViet4, #tulieutieuhoc, #tieuhocvn, #BàigiảngTiếngViệt4, #TiếngViệt 4Tuần30Bài22, #Lậpdàný, # bàivănmiêutảcâycối, #tảcâymít, #tảcâybàng, #tảcâyđa

BÀI 22. TIẾT 3. VIẾT. LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Củng cố cấu tạo bài văn miêu tả cây cối
- Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả cây cối.
- Biết trao đổi  với bạn và chỉnh sửa , sắp xếp ý hợp lí cho dàn ý đã lập
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Chọn 1 trong 3 đề dưới đây:
Đề 1: Viết bài văn miêu tả một cây ăn quả mà em yêu thích.
Đề 2: Viết bài văn miêu tả một cây ở sân trường đã gắn bó với em và bạn bè.
Đề 3: Viết bài văn miêu tả một cây mà em biết qua phim ảnh, sách báo.

1. Chuẩn bị
- 2 HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của đề bài.
- GV hướng dẫn cá nhân:
- Cả  3 đề bài trên  yêu cầu chúng ta làm gì?
- Cả 3 đề bài này thuộc kiểu bài  văn gì?
- Loại cây được tả ở mỗi đề bài là gì? 
- Để viết được bài văn miêu tả cây cối tốt bạn phải cần chú ý gì?
+ Chọn 1 trong 3 đề để lập dàn ý. ( Với 3 đề trên, bạn muốn chọn đề bài nào để tả?)
+ Chọn một cây để miêu tả (cây ăn quả: cam, bưởi, nhãn, sầu riêng, ổi, na, chuối, mít,...; hoặc cây bóng mát: bàng, phượng, bằng lăng, xà cừ, lộc vừng, đa, tre,...; hoặc cây hoa: hoa hồng, hoa cúc, hoa lan, hoa giấy,...).
+ Lựa chọn trình tự miêu tả (tả từng bộ phận của cây hay tả đặc điểm của cây theo từng thời kì phát triển). 
+ Quan sát đặc điểm của cây và ghi chép kết quả quan sát.
- GV hướng dẫn chung cả lớp:
+ Trao đổi nhóm đôi để góp ý kết quả quan sát cây định tả.
+ Đại diện 1 - 2 nhóm HS trình bày kết quả quan sát và nêu trình tự sẽ miêu tả.
- GV nhận xét, khen ngợi những HS có khả năng quan sát tốt.
- Bạn chọn đề bài nào ? Cây bạn sẽ tả là cây gì? ( Tớ chọn đề 1 tả một cây ăn quả. Tớ sẽ tả cây  bưởi)
- Bạn sẽ tả cây bưởi theo trình tự miêu tả nào? ) ( Theo từng thời kì phát triển của cây)
- Tả cây bưởi theo từng thời kì phát triển của cây đó là những thời điểm nào? ( Tả  cây bưởi theo mùa, kết hợp tả từng bộ phận của cây bưởi theo mùa đó.)
- Cặp B nói: 
- Bạn chọn đề bài nào ? Cây bạn sẽ tả là cây gì? ( Tớ chọn đề 2 tả 1 cây ở sân trường. Tớ sẽ tả cây  bàng)
- Bạn sẽ tả cây bàng theo trình tự miêu tả nào? ) ( Theo từng bộ phận của cây)
- Tả cây bàng theo từng bộ phận của cây bạn chọn tả những bộ phận nào? ( Tả  gốc, thân, cành, lá, hoa và quả, kết hợp tả theo mùa  với cây bàng.)
- Cặp C nói: 
- Bạn chọn đề bài nào ? Cây bạn sẽ tả là cây gì? ( Tớ chọn đề 3 tả 1 cây ở thấy qua internet. Tớ sẽ tả cây  đa 13 gốc)
- Bạn sẽ tả cây đa này theo trình tự miêu tả nào? ) ( Theo từng bộ phận của cây, kết hợp bộc lộ cảm xúc)
- Tả cây đa này bạn chú ý chọn tả những chi tiết  nào? ( Lựa chọn chi tiết tiêu biểu của cây đa để tả, kết hợp cách viết nêu cảm xúc.)
-  a) 
+ Mùa xuân : Cựa mình,  đâm chồi,  nảy lộc, búp bàng đâm non, lá non xòe ra xanh  mát
+ Mùa hè: lá xanh um, che kín khoảng sân. Hoa: lấp ló,  rụng đầy gốc. Tán bàng ken kín. Gọi chim đến. 
+ Mùa thu. lá thẫm xanh, chùm bàng, quả bàng chín, chim ăn quả, đón trăng vàng
+ Mùa  đông: lá đỏ, rụng lá, trơ trụi cành, chát chiu nhựa 

2. Lập dàn ý
- GV trình chiếu gợi ý về lập dàn ý bài văn miêu tả cây cối và hướng dẫn HS:
+ Làm việc cá nhân: Dựa vào nội dung đã chuẩn bị ở phần 1, từng HS lập dàn ý theo gợi ý trong SHS. HS viết vào vở hoặc giấy nháp. GV quan sát và giúp đỡ những HS gặp khó khăn. 

Dàn bài chung cho bài văn miêu tả cây cối
1. Mở bài:  Giới thiệu cây định tả theo cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp.
2. Thân bài:  - Tả đặc điểm của cây theo trình tự đã lựa chọn. Tập trung vào những đặc điểm đáng chú ý của cây (ví dụ: đặc điểm nổi bật của thân, cành, lá, hoa,...).
- Tả sự vật, hoạt động có liên quan đến cây (ví dụ: quang cảnh thiên nhiên, hoạt động của con người, các cây xung quanh,...). (Cần lựa chọn từ ngữ miêu tả để làm nổi bật đặc điểm của cây, kết hợp thể hiện tình cảm đối với cây.)
3. Kết bài: - Nêu cảm nghĩ của em theo cách kết bài mở rộng hoặc không mở rộng.

+ Làm việc chung cả lớp: 2 - 3 HS trình bày dàn ý của mình. Cả lớp và GV góp ý để hoàn thiện dàn ý.
- GV lưu ý: Khi lập dàn ý bài văn miêu tả cây cối, cần tập trung nêu điểm khác biệt của cây, nhấn mạnh những đặc điểm phù hợp với lợi ích của cây (lấy quả, lấy bóng mát, lấy hoa, làm rau,...), có thể nêu lí do em yêu thích cây (nếu chọn đề 1), kỉ niệm của cây với em và các bạn (nếu chọn để 2),...

Lập dàn ý:  Bài văn tả cây ăn quả - Tả cây mit
1. Mở bài: - Giới thiệu cây mít định tả: Ai trồng? Ở đâu? Ấn tượng gì?
2. Thân bài: a) Tả bao quát: Đó là giống mít..., Từ xa, trông giống như... Xanh um cả .. Dáng cây...
b) Tả chi tiết: Gốc: to  hơn ...  Màu nâu xỉn, vỏ bong ra từng mảng, nổi u cục, rễ chồi lên mặt đất, 
- Chia ra 3 cành lớn. Cành nhỏ đan xen. Lá to như bàn tay, đan kín nhau. lá non ăn sứa, lá làm oản
- Cuối xuân: ra quả, nhỏ, to , lớn dần, treo lủng lẳng, 
- Hè: quả đẫy,  gai mít nhẵn dần, mẹ đẩy xuống, đóng cọc. Mít chín
- Mùi thơm phức, bổ quả múi to, ngọt lịm
- Cho bóng mát, cho thu nhập, 
c) Tình cảm: đọc sách, mắc võng, chơi quanh gốc, trâu lá mít..
3. Kết bài: - Cảm xúc của em với cây mít. Yêu biết mấy... Thầm cảm ơn.. Gắn với kỉ niệm tuổi thơ

3. Góp ý và chỉnh sửa dàn ý
- HS trao đổi dàn ý của mình trong nhóm 4; 
- nhóm nhận xét, góp ý về bố cục (3 phần: mở bài, thân bài, kết bài), 
- trình tự miêu tả, về việc lựa chọn những đặc điểm của cây để miêu tả,...
- Về việc lựa chọn những đặc điểm của cây để miêu tả.
- HS bổ sung hoặc chỉnh sửa dàn ý (nếu cần).
- GV đánh giá chung vể kết quả của hoạt động lập dàn ý; khen ngợi những HS có dàn ý tốt; nhắc lại nhũng điều HS cần lưu ý khi lập dàn ý bài văn miêu tả cây cối.