Luyện từ và Câu: Hai thành phần chính của câu | Tiếng Việt 4 Bài 3 Tuần 20 trang 18 | Kết nối tri thức 
Hai thành phần chính của câu là bài giảng Trong hoạt động Luyện từ và Câu giúp các em học sinh Lớp 4 học tốt Tiếng Việt 4 của Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Đây là tiết Luyện từ và câu  Bài 3 Tuần 20  trang 18  của chủ điểm: Sống để yêu thương của Sách Tiếng Việt 4 có trên kênh Tư liệu tiểu học. Qua bài học này, các em hiểu và nhận diện được hai thành phần chính của câu: chủ ngữ và vị ngữ. Em bBiết đặt câu hỏi để tìm chủ ngữ và vị ngữ. Em biết kết hợp chủ ngữ và vị ngữ để tạo thành câu đúng.

01:07. Khởi động : Game: Quả trứng kì diệu
04:27. Yêu cầu cần đạt
04:53. Bài 1. Tách hai thành phần chính của câu
09:36. Bài 2. Từ ngữ tạo nên mỗi thành phần chính của câu
14:01. Bài 3. Đặt câu hỏi tìm chủ ngữ và vị ngữ
20:01 Bài 4. Thêm chủ ngữ, vị ngữ để hoàn chỉnh câu
26:27 Vận  dụng : Thi ghép câu đúng
#TiếngViệtLớp4Kếtnối, #BaiGiangTiengViet4, #tulieutieuhoc, #tieuhocvn, #BàigiảngTiếngViệt4

Đây là bài đầu tiên HS được học vể thành phần câu tiếng Việt, mà cùng lúc, HS học cả 2 thành phần chính của câu, do vậy với bài này, GV 
chỉ giới thiệu sơ bộ về hai thành phần. Sau này HS còn được luyện tập thêm ở 3 bài tiếp theo. GV có thể tổ chức dưới hình thức các trò 
chơi để tạo húng thú cho HS. 

1. Tách mỗi câu dưới đây thành hai thành phần.
Bài tập này giúp HS nhận diện sơ bộ hai thành phần chính của câu.
- GV mời 2 HS:
+ HS thứ nhất đọc câu lệnh và các câu trong bảng ở cột dọc.
+ HS thứ hai đọc phần phân tích câu mẫu: Câu ổng Bụt đã cứu con có thành phần thứ nhất là ông Bụtvầ thành phần thú 2 là đã cứu con.
- GV hướng dẫn cách thực hiện: HS suy nghĩ về câu mẫu, để hiểu được 2 thành phần trong câu biểu đạt nội dung gì. 
Cụ thể: thành  phần thú nhất (ống Bụt) nêu người; thành phần thú hai (đã cứu con) nêu hoạt động.
- GV gọi 2 - 3 HS trả lời.
- Một số HS đại diện nhóm trình bày kết quả. GV và cả lớp nhận xét.
-    GV và HS thống nhất đáp án:
TT    Câu                                   Thành phần thứ nhất             Thành phần thứ hai
1    Ông Bụt đã cứu con                    Ông Bụt                        đã cứu con
2    Nắng mùa thu vàng óng.            Nắng mùa thu             vàng óng
3    Nhành lan ấy rất đẹp.                  Nhành lan ấy             rất đẹp
4    Nhạc sĩ Văn Cao là                     Nhạc sĩ Văn Cao           là tác giả bài hát Tiến quân ca
             tác giả bài hát Tiến quân ca.
- Dựa vào đâu bạn lại tách được các từ ngữ ở các câu còn lại thành 2 thành phần?
- GV nhấn mạnh: Cần chú ý vào những từ ngữ nêu người, vật, hiện tượng tự nhiên (ông Bụt, nắng mùa thu, nhành lan ấy, nhạc sĩ Vãn Cao) 
và những từ ngữ nêu hoạt động (đã cứu con), đặc điểm (váng óng, rất đẹp), giới thiệu, nhận xét (là tác giả hài hát Tiến quân ca). 

2. Từ kết quả ở bài tập 1, thực hiện các yêu cầu sau:
a. Xếp thành phần thú nhất của mỗi câu vào từng nhóm: người; vật; hiện tượng tự nhiên.
b. Xếp thành phần thứ hai của mỗi câu vào từng nhóm: hoạt động, trạng thái; đặc điểm; giới thiệu, nhận xét.
Bài tập này sẽ giúp HS hiểu sâu hơn về nội dung, ý nghĩa của mỗi thành phần câu. 
- GV có thể tổ chức cho HS giải quyết lần lượt từng yêu  cầu a và b, củng có thề tổ chức song song cả 2 yêu cầu.
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập, cho HS làm theo nhóm.
- Các nhóm thảo luận và tìm câu trả lời. GV có thề nhắc HS nhớ lại kiến thức về sự phân loại danh từ (chỉ người, vật, hiện tượng tự nhiên), 
động từ (chỉ hoạt động, trạng thái) và tính từ (chỉ đặc điểm) mà HS đã học ở kì I. 
- Đây củng là 3 kiểu câu HS đã học ở lớp 3: câu nêu hoạt động, câu nêu đặc điểm và câu giới thiệu.
- HS trả lời lần lượt từng câu. Có 2 cách: 
- Trong câu " Ông Bụt đã cứu con." là câu kể kiểu gì?
- Câu "Nắng mùa thu vàng óng." . Câu kể này muốn nêu gì?
- "Nhành lan ấy rất đẹp." Thành phần  thứ nhất chỉ gì? Thành phần câu thứ 2 chỉ gì?
- Trong câu " Ông Bụt đã cứu con." Thành phần  thứ nhất chỉ gì? Thành phần câu thứ 2 chỉ gì?
- Câu còn lại là câu để dùng nêu gì? Mỗi thành phần của câu này muốn nói gì?
- Thành phần thứ nhất của câu là những từ ngữ chỉ gì?
+ Người: Ông Bụt, Nhạc sĩ.
+ Vật: Nhành lan ấy.
+ Hiện tượng tự nhiên: Nắng mùa thu.
- Các từ ngữ tạo nên thành phần câu thứ nhất thường do từ loại nào tạo thành?
- Thành phần thứ nhất của câu là những từ ngữ chỉ gì?
- Bạn hiểu thế nào là chủ ngữ?
+ Chủ ngữ là thành phần chính của câu , nêu người, vật, hiện tượng tự nhiên,… được nói đến trong câu. 
+ Hoạt động, trạng thái: đã cứu con.
+ Đặc điểm: vàng óng, rất đẹp.
+ Giới thiệu, nhận xét: là người sáng tác nhạc.
- Bạn hiểu thế nào là vị ngữ?
Vị ngữ nêu hoạt động, trạng thái, đặc điểm, giới thiệu, nhận xét của đối tượng. 

3. Đặt câu hỏi cho các thành phần câu trong bài tập 1
- GV cho HS đọc yêu cầu của để bài và câu mẫu
+ Với câu 1, để đặt câu hỏi cho  bộ phận thứ nhất em dùng từ nào? ( ai?) 
+ Để xác định thành phần thứ hai của câu em đặt câu hỏi như thế nào? 
+ Để đặt câu hỏi tìm chủ ngữ ta thường dùng câu hỏi gì?
- GV gọi 1 HS trả lời câu hỏi trong câu mẫu (Ai đã cứu con? ồng Bụt, Ông Bụt đã làm gì? Đã cứu con.). 
- Trên cơ sở câu hỏi và câu trả lời, GV đưa ra nhận xét: Nhu vậy, ta có thề đặt câu hỏi để xác định thành phần thứ nhất và thứ hai của câu 
GV yêu cầu Hãy lựa chọn câu hỏi phù hợp để tiếp tục với 3 câu còn lại.
- GV cho HS thảo luận nhóm (nên là nhóm 4). HS này hỏi, HS khác trả lời. GV quan sát các nhóm, hỗ trợ khi cần.
- GV và HS cùng chốt đáp án.

Câu 2. Cái gì vàng óng? (nắng mùa thu)
Nắng mùa thu thế nào? (vàng óng)
Câu 3. Cái gì rất đẹp? (nhành lan ấy) 
Câu 3. Cái gì rất đẹp? (nhành lan ấy)
Nhành lan ấy thế nàoĩ (rất đẹp)
Câu 4. Ai là tác giả bài hát Tiến quân ca (nhạc sĩ Văn Cao)?
Nhạc sĩ Văn Cao là aữ (là tác giả bài hát Tiến quân ca)
- GV đặt câu hỏi: Như vậy, muốn xác định thành phần thú nhất của câu, ta đặt được những câu hỏi nào?
-  Muốn xác định thành phần  thú hai của câu, ta đặt được những cầu hỏi nào?
 Sau đó, GV và HS cùng tổng kết: 
+ Muốn xác định thành phần thú nhất của cầu, ta đặt cầu hỏi ai, cái gì,...
+  Muốn xác định thành phần thứ hai của cầu, ta đặt câu hỏi ỉàm gì, thế nào, là ai,...
- GV gọi 2 - 3 HS đọc phần ghi nhớ.
- Câu thường gồm 2 thành phần chính: chủ ngữ và vị ngữ.
- Chủ ngữ nêu người, vật, hiện tượng tự nhiên,… được nói đến trong câu. Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi có từ ngữ để hỏi: ai, cái gì, con gì,…
- Vị ngữ nêu hoạt động, trạng thái, đặc điểm của đối tượng được nói ở chủ ngữ hoặc giới thiệu, nhận xét về đối tượng đó. Vị ngữ trả lời cho 
câu hỏi có từ ngữ để hỏi: làm gì, thế nào, là ai,…

4. Tìm chủ ngữ hoặc vị ngữ thích hợp để hoàn thành câu.
Đây là dạng bài tập vận dụng. HS phải tự nghĩ ra các chủ ngữ hoặc vị ngũ phù hợp với thành phần cho sẵn. Bài này có đáp án mở.
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu bài tập: Nếu đã có chủ ngũ, các em sẽ tìm vị ngũ thích hợp; nếu đã có vị ngũ, các em tìm chủ ngũ 
thích hợp để hoàn thiện câu GV có thể yêu cầu HS xác định xem thành phần đang có mặt là chủ ngũ hay vị ngữ. (Câu a và c, thành phần có 
mặt là chủ ngữ, cần thêm vị ngũ. Câu b và d, thành phần có mặt là vị ngữ, cần thêm chủ ngũ).
- HS làm việc cá nhân: tìm từ, đặt câu (nên viết vào vở bài tập hoặc giấy nháp,...).
- HS đặt câu xong thì làm việc theo nhóm, tùng bạn đọc các câu của mình để cả nhóm nhận xét, góp ý. (GV đi các nhóm, ghi chép  các câu 
hay đề khen ngợi trước lớp hoặc câu chưa chuẩn để chữa chung hoặc riêng cho HS.) 
(GV có thể in sẵn các thẻ giấy, phát cho các nhóm. Các nhóm sẽ lựa chọn các câu của từng thành viên, thống nhất và viết trực tiếp vào 
giấy, nộp lên bàn GV. GV đọc và góp ý một số câu, HS có thề bình chọn nhũng câu mình thích nhất.)
-GV mời một số HS đọc câu của mình trước lớp. VD:
a. Chú chim sơn ca đang cất cao tiếng hót.
b. - Cả thành phố chìm vào giấc ngủ say.
- Mấy chú chó con chìm vào giấc ngủ say.
- Làng quê em chìm vào giấc ngủ say.
c. Vườn hồng đang nở rộ.
- Vườn hồng đang gửi hương cho cô gió  phân phát khắp xóm.
- Vườn hồng lung linh và ngát hương dưới nắng sớm mai.
- Vườn hồng là ngôi nhà dấu yêu cho ong và bướm.
d. Chú mèo mướp nằm phơi nắng bên thềm. 
- Con chó Vện nhà em nằm phơi nắng bên thềm. 
- Chú ấy nằm phơi nắng bên thềm. 
- Những chiếc lá nằm phơi nắng bên thềm.