Tiếng Việt 4 Bài 1  Đọc: Hải Thượng Lãn Ông | Kết nối tri thức Tuần 19 trang 8
Đọc: Hải Thượng Lãn Ông là bài giảng giúp các em học sinh Lớp 4 học tốt Tiếng Việt 4 của Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Đây là tiết đọc  Bài 1 Tuần 19  trang 8 và trang 9  của chủ điểm: Sống để yêu thương của Sách Tiếng Việt 4 có trên kênh Tư liệu tiểu học.

Qua bài học này, các em biết đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và diễn cảm toàn bộ văn bản Hải Thượng Lãn Ông. Biết nhấn giọng vào những từ ngữ chứa thông tin quan trọng; biết ngắt, nghỉ hơi sau dấu câu. Em hiểu điểu tác giả muốn nói qua bài đọc: Hải Thượng Lãn  Ông không chỉ là một người thầy thuốc hết lòng thương yêu và chăm sóc người bệnh mà còn là một tấm gương sáng về ý thúc tự học đề trở thành thầy thuốc giỏi, một bậc danh y của nước ta.
00:53. Khởi động : Game: Bốn mùa cùng em
04:22. Yêu cầu cần đạt
04:43. Suy nghĩ về câu nói Thầy thuốc như mẹ hiền.
05:56. Đọc mẫu: Hải Thượng Lãn Ông
08:51. Luyện đọc đúng
13:52 Trả lời câu hỏi . Câu 1. Hải Thượng Lãn Ông là ai?
22:11 Vận  dụng : Sưu tầm tranh ảnh
#TiếngViệtLớp4Kếtnối, #BaiGiangTiengViet4, #tulieutieuhoc, #tieuhocvn, #BàigiảngTiếngViệt4

BÀI 1. HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG (3 tiết)
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
1. a. Đọc đúng tù ngũ, câu, đoạn và toàn bộ văn bản Hải Thượng Lãn Ông. Biết nhấn giọng vào những từ ngữ chứa thông tin quan trọng; biết ngắt, nghỉ hơi sau dấu câu. 
b. Nắm được ý chính của mỗi đoạn trong bài. Hiểu điểu tác giả muốn nói qua bài đọc: Hải Thượng Lãn  Ông không chỉ là một người thầy thuốc hết lòng thương yêu và chăm sóc người bệnh mà còn là một tấm gương sáng về ý thúc tự học đề trở thành thầy thuốc giỏi, một bậc danh y của nước ta.
2. Biết được câu là một tập hợp từ, thường diễn đạt một ý trọn vẹn, các từ trong câu được sắp xếp theo một trật tự hợp lí, chữ cái đầu câu phải viết hoa, cuối câu phải có dấu kết thúc câu.
3. Nhận biết được đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc.
4. Biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ những người gặp khó khăn trong cuộc sống.

II CHUẨN BỊ
1. Kiến thức
- Vãn bản thông tin (chủ để, nội dung, ý nghĩa...).
- Khái niệm câu trong tiếng Việt.
2. Phương tiện dạy học
- Tranh minh hoạ chủ điểm Sổng để yêu thương.
- Tranh ảnh minh hoạ bài đọc Hải Thượng Lãn ổng.
- Từ điển tiếng Việt. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
GIỚI THIỆU CHỦ ĐIỀM
- GV nói với HS: Ở học kì I, các em đã học qua 4 chủ điềm: Mỗi người một vẻ, Trải nghiệm và khám phá, Niểm vui sáng tạo và Chấp cánh ước mơ. chủ điềm đầu tiên các em sẽ học ở học kì II là Sống để yêu thương. Ở chủ điểm này, các em sẽ được đọc nhũng cáu chuyện nói vế tình yêu thương, sự sẻ chia trong cuộc sống; được thảo luận về nhũng việc tốt các em có thể làm để giúp đỡ nhũng người bạn đang gặp khó khăn; được viết đoạn văn đề bộc lộ tình cảm, cảm xúc của các em đối với người thân hoặc nhân vật văn học mà em yêu thích;...
- HS nói nội dung tranh chủ điểm và ý nghĩa của tranh theo cảm nhận của mình (VD: Tranh chủ điểm có nhiều hình ảnh về tình yêu thương: bạn nhỏ dắt cụ già đi đường, bạn nhỏ đỡ bạn bị ngã, bạn nhỏ vuốt ve con mèo con, bố cầm ô che nắng cho hai bố con,...).
- GV giới thiệu bài học mới Hải Thượng Lãn Ông.

1. Khởi động
-GV giao nhiệm vụ
* Khởi động
- Em hiểu thế nào về câu nói “Thầy thuốc như mẹ hiền”?
+ Làm việc theo nhóm (Em hiểu thế nào về câu nói “Thầy thuốc như mẹ hiền.”?).
-  GV có thể hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa của câu nói trên bằng cách đặt câu hỏi “Tại sao lại so sánh thầy thuốc với mẹ hiền. 
- GV khích lệ HS chia sẻ trong nhóm những hiểu biết của các em vể các bác sĩ y tá, điểu dưỡng mà các em biết.
+ Đại diện 2-3 nhóm trình bày trước lớp.
Trả lời:
Câu nói “Thầy thuốc như mẹ hiền” muốn nói thầy thuốc được ví như người mẹ hiền, có tấm lòng nhân ái, chữa bệnh cứu người, không màng danh lợi. 
- Không chỉ chữa bệnh tật mà còn nâng đỡ tinh thần người bệnh vượt qua khó khăn như những  người mẹ. 
- Đây chính là phẩm chất cao quý của người thầy thuốc.

- GV hỏi HS đả từng nghe nói đến tên Hải Thượng Lãn ông chưa, biết gì về Hải Thượng Lãn Ông,... GV mời 1 - 2 HS nêu nội dung tranh minh hoạ bài đọc. VD: Có mấy nhân vật trong tranh minh hoạ? Đoán xem họ là ai? Họ ở đâu và đang làm gì? (Trong tranh có 4 nhân vật: Hải Thượng Lãn Ông, hai vợ chồng thuyền chài nghèo (ăn mặc rách rưới và đi chân đất) và một cậu bé đang ngồi trên thuyền. Người vợ đang nhận túi đồ từ Hải Thượng Lãn ông, người chồng đang chắp tay cảm ơn Hải Thượng Lãn Ông để bày tỏ lòng biết ơn.) 
- GV nhận xét ý kiến của HS, sau đó GV giới thiệu khái quát bài đọc Hải Thượng Lãn Ông. (VD: Bức tranh này kề lại câu chuyện Hải Thuợng Lãn Ông chũa bệnh cho con của người thuyền chài nghèo. Bài đọc này sẽ cho các em biết Hải Thượng Lãn Ông đâ làm gì để trở thành thầy thuốc giỏi và ông có lòng thương yêu con người, cứu giúp người nghèo như thế nào.) 

2. Đọc văn bản

                                            BÀI 1. HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc nổi tiếng của nước ta ở thế kỉ XVII.
Ông là người thông minh, học rộng. Khi còn trẻ, có lần bị ốm nặng, ông được một thầy thuốc giỏi chữa khỏi. Nhận thấy rằng biết chữa bệnh không chỉ cứu mình mà còn giúp được người đời, ông đã quyết học nghề y. Lên kinh đô nhưng không tìm được thầy giỏi để học, ông về quê “đóng cửa để đọc sách”; vừa tự học vừa chữa bệnh giúp dân.
Ông không quản ngày đêm, mưa nắng, trèo đèo lội suối đi chữa bệnh cứu người. Đối với người nghèo, hoàn cảnh khó khăn, ông thường khám bệnh và cho thuốc không lấy tiền.
Có lần, một người thuyền chài nghèo có đứa con nhỏ bị bệnh nặng nhưng không có tiền chữa trị. Khi bệnh tình của đứa trẻ nguy cấp, người thuyền chài chạy đến nhờ cậy Hải Thượng Lãn Ông. Ông đã đi lại thăm khám, thuốc thang ròng rã hơn một tháng trời, nhờ vậy mà bệnh của đứa trẻ thuyên giảm. Không những không lấy tiền, ông còn cho gia đình họ gạo, củi, dầu đèn,...
Bên cạnh việc làm thuốc, chữa bệnh, Hải Thượng Lãn Ông cũng dành nhiều công sức nghiên cứu, viết sách, để lại cho đời nhiều tác phẩm lớn, có giá trị về y học, văn hoá và lịch sử. Ông được coi là một bậc danh y của Việt Nam.
(Nguyễn Liêm)

Từ ngữ
- Hải Thượng Lãn Ông (1720 – 1791): tên thật là Lê Hữu Trác
- Nghề y: nghề khám và chữa bệnh.
- Danh y: thầy thuốc giỏi và nổi tiếng.

- GV đọc cà bài (đọc rõ ràng, diễn cảm, nhấn giọng ở nhũng từ ngữ phù hợp). GV có thể mời 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn của bài:
+ Đoạn 1: từ đầu đến chữa bệnh giúp dân.
+ Đoạn 2: tiếp theo đến không lấy tiền.
+ Đoạn 3: tiếp theo đến dầu đèn.
+ Đoạn 4: còn lại.
- GV hướng dẫn đọc:
+ Đọc đúng các từ ngừ chứa tiếng dễ phát âm sai (VD: nổi tiếng, lên kinh đô, trèo đèo lội suối,...). GV hướng dẫn đọc đúng cho những HS hay mắc lỗi phát âm khi đọc bài.
+ Cách ngắt giọng ở nhũng câu dài, VD:
Nhận thấy rằng/ biết chữa bệnh/ không chỉ cứu mình/ mà còn giúp được người đời,/ ông đã quyết học nghề y.//
Bên cạnh việc làm thuốcJ chữa bệnh,/ Hải Thượng Lân Ông cũng dành nhiều công sức nghiên cứu,/ viết sách,/ để lại cho đời nhiêu tác phẩm lớn,/ có giá trị về y học,/ văn hoá/ và lịch sử.//
+ Đọc nhấn giọng vào nhừng từ ngữ chứa thông tin quan trọng trong câu VD:
Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc nổi tiếng cùa nước ta ở thế kỉ XVIII.
- 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp.
- HS làm việc theo cặp: Mỗi HS đọc một đoạn, đọc nối tiếp đến hết bài.
- HS làm việc cá nhân: Đọc nhẩm toàn bài một lượt.
- GV nhận xét việc đọc của cả lớp.

3. Trả lời câu hỏi
- GV mời HS đọc giải nghĩa từ ngữ trong SHS.
- GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt các yêu cẩu trong SHS.
Câu 1. Hải Thượng Lãn ông là ai? Vì sao ông quyết học nghề y?
- GV mời 1 - 2 HS đọc câu hỏi 1 trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.
- HS trao đổi theo nhóm để lần lượt trả lời câu hỏi (nhóm trưởng mời từng bạn phát biểu, cùng nhau tìm câu trả lời, thống nhất ý kiến). 
- GV quan sát các nhóm làm việc và có những hỗ trợ phù hợp.
- Đại diện 2-3 nhóm trả lời câu hỏi trước lớp. GV và cả lớp nhận xét và thống nhất đáp án.
Đáp án: Hải Thượng Lãn Ông tên thật là Lê Hữu Trác, sinh năm 1720 và mất năm 1791. Ông là thầy thuốc nổi tiếng của nước ta ở thế kỉ XVIII. Ông quyết học nghề y vì ông nhận thấy rằng biết chữa bệnh không chỉ cứu mình mà còn giúp được người đời.

Câu 2. Hải Thượng Lãn ông đã học nghề y như thế nào?
- GV nêu câu hỏi 2 (hoặc chiếu câu hỏi trên màn hình), cả lớp đọc thầm theo.
- GV dành thời gian cho HS suy nghĩ cá nhân, chuẩn bị câu trả lời.
- HS làm việc theo nhóm (lần lượt từng em nêu ý kiến đã chuẩn bị), sau đó trao đổi để thống nhất câu trả lời.
- Đại diện một số nhóm phát biểu ý kiến trước lớp.
- GV và cả lớp nhận xét, bồ sung nếu HS phát biểu chưa đầy đủ.
Đáp án: Hải Thượng Lãn Ông lên kinh đô để học nghề y, nhưng không tìm được thầy giỏi, ông trở về quê vừa tự học qua sách vở vừa học qua việc chữa bệnh cho dân.

Câu 3. Những chi tiết nào cho thấy ông rất thương người nghèo?
- GV nêu câu hỏi 3.
- GV hướng dẫn HS: Từng HS hoặc cả nhóm cùng nhau đọc thầm đoạn 2 + 3, tìm những chi tiết trong bài cho thấy Hải Thượng Lãn Ông rất thương người nghèo, ghi chép các chi tiết vào vở hoặc giấy nháp.
- Một số HS trả lời câu hỏi trước lớp.
- GV và cả lớp nhận xét, bổ sung chi tiết (nếu HS phát biểu chưa đầy đủ). Cả lớp thống nhất đáp án.
Những chi tiết cho thấy ông rất thương người nghèo:
- Ông không quản ngày đêm, mưa nắng, trèo đèo lội suối đi chữa bệnh cứu người.
- Đối với người nghèo, hoàn cảnh khó khăn, ông thường khám bệnh và cho thuốc không lấy tiền.
- Có lần, một người thuyền chài nghèo có đứa con nhỏ bị bệnh nặng nhưng không có tiền chữa trị. Khi bệnh tình của đứa trẻ nguy cấp, người thuyền chài chạy đến nhờ cậy Hải Thượng Lãn Ông. Ông đã đi lại thăm khám, thuốc thang ròng rã hơn một tháng trời, nhờ vậy mà bệnh của đứa trẻ thuyên giảm. Không những không lấy tiền, ông còn cho gia đình họ gạo, củi, dầu đèn,...
- Qua những chi tiết này chứng tỏ ông là người như thế nào?

Câu 4. Vì sao Hải Thượng Lãn Ông được coi là một bậc danh y của Việt Nam?
- GV nêu câu hỏi 4.
- GV nêu cách thức thực hiện:
+ Bước 1: HS làm việc cá nhân, suy nghỉ vể câu trả lời của mình.
+ Bước 2: HS làm việc nhóm, trao đổi đề thống đáp án.
+ Bước 3: Đại diện một số nhóm trình bày ý kiến trước lớp.
- GV và cả lớp góp ý, bổ sung, thống nhất đáp án.
- Theo bạn, lí do vì sao...?
- Vì ông làm thuốc, chữa bệnh cho dân, Ông có tấm lòng nhân hậu. Thầy thuốc như mẹ hiền.
- Vì ông làm thuốc, chữa bệnh cho dân, có nhiều bài thuốc hay, đặt nền móng cho ngành y học cổ truyền nước ta.
- Ông còn nghiên cứu, viết nhiều sách có giá trị về y học, văn hoá và lịch sử nên ông được coi là một bậc danh y của Việt Nam.
- Vì ông không những y thuật cao siêu mà y đức cũng rộng lớn bao la. “Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng” là một phẩm chất đáng quý khiến danh thơm của ông còn mãi với muôn đời.
Hải Thượng Lãn Ông được coi là một bậc danh y của Việt Nam vì bên cạnh việc làm thuốc, chữa bệnh, Hải Thượng Lãn Ông cũng dành nhiều công sức nghiên cứu, viết sách, để lại cho đời nhiều tác phẩm lớn, có giá trị về y học, văn hoá và lịch sử.

4. Luyện đọc lại
- 2 - 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp; GV và cả lớp góp ý cách đọc.
- Chú ý đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi; nhấn giọng các từ ngữ nói về tình cảnh người bệnh, sự tận tụy và lòng nhân hậu của Lãn Ông.
- HS đọc theo cặp hoặc nhóm (3-4 HS/ nhóm), góp ý trong nhóm.

Mộ ông nay còn nằm ở Khe Nước Cạn chân núi Minh Từ thuộc huyện Hương Sơn (cách phố Châu huyện lỵ Hương Sơn 4 kilô-mét).

Ngày nay, nối tiếp truyền thống tốt đẹp về y đức của danh y Hải Thượng Lãn Ông nói riêng và của các thế hệ thầy thuốc nói chung, đội ngũ y bác sĩ của chúng ta đang ngày đêm chiến đấu hết mình để vừa khám chữa bệnh cho nhân dân vừa chống dịch covid19. Chúng ta cùng thực hiện tốt 5K để chống dịch.

-Kể lại câu chuyện này cho người thân nghe và cùng thực hiện tốt các biện pháp chống dịch để sớm đẩy lùi dịch bệnh và chúng ta lại được đến trường.
- Chuẩn bị bài sau:
-Nhận xét tiết học.