Tiếng Việt 4 Bài 15 Tuần 26 | Đọc: Người thầy đầu tiên cùa bố tôi | trang 63 |  Kết nối tri thức 
Người thầy đầu tiên của bố tôi là một câu chuyện hay về tình thầy trò đầy cảm động  của nhà văn A-mi-xi được chọn dạy trong chương trình Tiếng Việt 4. Đây  là bài giảng trong hoạt động Đọc giúp các em học sinh Lớp 4 học tốt Tiếng Việt 4 của Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Tiết Đọc  Bài 15 Tuần 26  trang 63  của chủ điểm: Uống nước nhớ nguồn của Sách Tiếng Việt 4 có trên kênh Tư liệu tiểu học. Qua bài học này, em cần đọc đúng  từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện. Em biết đọc diễn cảm thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện. Em hiểu được bài học về lòng biết ơn, tình thầy trò. Em biết học trò luôn kính trọng và biết ơn thầy cô giáo đã dạy dỗ mình nên người. Thầy cô giáo củng vô cùng thương yêu và luôn dành cho học trò nhũng tình cảm tốt đẹp nhất.

01:05. Khởi động : Hát: Khi tóc  thầy bạc
02:07. Yêu cầu cần đạt
04:06. Đọc: Người thầy đầu tiên cùa bố tôi
07:52. Luyện đọc đúng
12:22. Tìm hiểu nội dung bài. 
13:52  Câu 1  Hành động kính trọng thầy
15:07. Câu 2 Xúc động khi gặp thầy giáo cũ
18:04  Câu 3. Xúc động với bài chính tả xưa
21:21  Luyện đọc diễn cảm
#TiếngViệtLớp4Kếtnối, #BaiGiangTiengViet4, #tulieutieuhoc, #tieuhocvn, #BàigiảngTiếngViệt4, #ĐọcNgườithầyđầutiên 

BÀI 15. NGƯỜI THÂY ĐẨU TIÊN CỦA BỐ TÔI (3 tiết)
I. MỤCTIÊU
Giúp HS:
1.a. Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Người thây đầu tiên của bổ tôi. Biết đọc diễn cảm thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện, biết ngắt, nghỉ hơi sau dấu câu. 
b. Nhận biết được đặc điểm của nhân vật thể hiện qua từ ngữ, câu trong bài đọc. Nhận biết được ý chính của mỗi đoạn trong bài. Hiểu điểu tác giả muốn nói qua câu chuyện: Học trò luôn kính trọng và biết ơn thầy cô giáo đã dạy dỗ mình nên người. Thầy cô giáo củng vô cùng thương yêu và luôn dành cho học trò nhũng tình cảm tốt đẹp nhất.
2. Biết phân biệt và sử dụng đúng trạng ngũ chỉ nguyên nhân và trạng ngũ chỉ mục đích.
3. Biết viết bài văn thuật lại một sự việc.
4. Biết trân trọng công súc của thầy cô giáo trong sự nghiệp trồng người.
II. CHUẨN BỊ
1. Kiến thức
- Văn bản tự sự (trình tự các sự việc, nhân vật, ngoại hình, tính cách, hành động,., của nhân vật).
- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân, trạng ngũ chỉ mục đích.
2. Phương tiện dạy học
- Tranh ảnh minh hoạ câu chuyện Người thầy đầu tiên cùa bố tôi.
- Các ngữ liệu minh hoạ trạng ngũ chỉ nguyên nhân và trạng ngũ chỉ mục đích.
- Từ điển tiếng Việt. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

ÔN BÀI CŨ GV nhắc lại tên bài học trước Trong lời mẹ hát, yêu cầu HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ đầu hoặc nói điểu em thích nhất trong bài thơ.
ĐỌC
1. Khởi động
- GV giao nhiệm vụ:
+ GV mời 1 HS đọc to yêu cầư Em hiểu thế nào về câu "Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”? 
+ GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm. GV có thể đặt thêm những câu hỏi như Công cha/ nghĩa mẹ/ ơn thầy nghĩa ỉà gì? Tại sao lại xếp 3 vế đó trong một câu nói?... để khuyến khích các em nêu suy nghĩ của cá nhân.
+ Đại diện 2-3 nhóm trình bày trước lớp. GV khen HS trình bày tốt.
+ GV có thể giải thích thêm cho HS:
- Câu nói này ca ngợi công lao của cha mẹ và thầy cô.
- Câu nói này nhắc ta phải có lòng biết ơn.
- Câu nói này đề cao vai trò của thầy cô cũng sanh  ngang với cha mẹ.
GV hỏi HS có biết thêm những câu tục ngũ, ca dao nào khác nói về lòng biết ơn cha mẹ và thầy cô giáo.
-  Câu nói này khuyên chúng ta phải luôn ghi nhớ công lao sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ cũng như công lao dạy dỗ của thầy cô giáo. 

- GV mời 1 - 2 HS nêu nội dung tranh minh hoạ bài đọc. GV có thể nêu câu hỏi gợi ý. VD: Em nhìn thấy gì trong tranh minh hoạ? Đoán xem những người trong tranh là ai. Họ ở đâu và đang làm gì? (Tranh vẽ 1 người đàn ông và một cậu bé đang ngồi trên toa tàu. Qua cửa sổ toa tàu có thể nhìn thấy nhửng rặng cây, ngọn núi, ngọn đồi. Người đàn ông đang kể chuyện gì đó và cậu bé đang chăm chú nhìn và lắng nghe người đàn ông nói).
- GV nhận xét ý kiến của HS, sau đó GV giới thiệu khái quát bài đọc Người thầy đẩu tiên của hố tôi (VD: Có hai bức tranh minh hoạ bài đọc. Bức tranh thứ nhất vẽ cảnh Ông bố và cậu bé đang ngổi trên tàu đến thăm người thầy giáo đầu tiên của bố. Còn bức tranh thứ hai vẽ cảnh cậu bé đã chứng kiến bố có những cử chỉ, lời nói tỏ ra rất kính trọng thầy giáo. Thầy giáo tuy đâ già nhưng vẫn nhớ học trò của mình. Thầy giáo đã dành một bất ngờ cho ông bố của cậu bé. Chúng ta cùng đọc bài Người thây đẩu tiền của hố tôi để biết điều bất ngờ đó là gì.). 

2. Đọc văn bản
                              NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN CỦA BỐ TÔI

Hôm qua, bố rủ tôi đi tàu đến thăm người thầy đầu tiên của bố, thầy Cơ-rô-xét-ti, năm nay đã tám mươi tuổi.
Xuống tàu, chúng tôi hỏi thăm đường đến nhà thầy, một ngôi nhà nhỏ cuối làng. Bố nhẹ nhàng gõ cửa. Ra mở cửa là một cụ già râu tóc đã bạc.
– Con chào thầy ạ! – Bố vừa nói vừa bỏ mũ ra.
– Chào anh. Xin lỗi, anh là...
– Con là An-béc-tô, học trò cũ của thầy. Con đến thăm thầy ạ.
– Thật hân hạnh quá! Nhưng... anh học với tôi hồi nào nhỉ?
Bố nói tên lớp và ngày bố vào trường. Cụ cúi đầu suy nghĩ rồi bỗng ngẩng lên:
– An-béc-tô Bốt-ti-ni?
– Đúng ạ! – Bố đưa cả hai tay về phía cụ.
Cụ bước tới ôm hôn bố và nói:
– Xin mời vào nhà.
Chúng tôi vào nhà và ngồi xuống ghế yên lặng. Cụ nhìn bố tôi một lần nữa rồi nói to:
– An-béc-tô, tôi nhớ chứ! Lớp Một anh ngồi bên trái cạnh cửa sổ. Hồi đó, anh rất hiếu động. Đến lớp Hai, anh bị ốm phải nghỉ một tuần, phải không nào? Anh còn nhớ đến người thầy giáo già của mình, thật quý hoá...
Cụ trò chuyện cùng bố tôi như chưa hề xa cách. Bỗng cụ đứng dậy:
– Tôi dành cho anh một bất ngờ đây.
Nói rồi cụ lục tìm trên giá sách, rút ra một tờ giấy đã ngả vàng đưa cho bố. Bố nhận ra bài chính tả của mình, nét chữ to cồ cộ. Bố vừa đọc vừa mìm cười. Rồi bố cúi xuống hôn vào trang giấy, mắt rưng rưng.
– Thưa thầy kính yêu, con xin cảm ơn thầy! – Bố đưa tay lên gạt nước mắt rồi ôm lấy người thầy của mình.
(Theo A-mi-xi)

- GV đọc cả bài (đọc rõ ràng, diễn cảm, nhấn giọng ở nhũng từ ngủ phù hợp). 
- GV có thể mời 2 em đọc nối tiếp 2 đoạn của bài.
+ Đoạn 1: từ đầu đến Xin mời vào nhà.
+ Đoạn 2: còn lại.
- GV hướng dẫn đọc:
+ Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai (VD: Cơ-rô-xét-ti, An-béc-tố Bốt-ti-ni,...) 
+ Cách ngắt giọng ở những câu dài, VD:
Hôm qua,/ bố rủ tôi đi tàu/ đến thăm người thầy đầu tiên của bố,/ thầy Cơ- rô-xét–ti,/ năm nay đã tám mươi tuổi.//
Xuống tàu,/ chúng tôi hỏi thăm/ đến nhà thầy,/ một ngôi nhà nhỏ/ cuối làng.//
- 2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn trước lớp.
- HS làm việc theo cặp: Mỗi HS đọc một đoạn, đọc nối tiếp đến hết bài.
- HS làm việc cá nhân: Đọc nhẩm toàn bài một lượt.
- GV nhận xét việc đọc của cả lớp.

3. Trả lời câu hỏi
- hân hạnh: Vui mừng, lấy làm may mắn 
quý hóa: đáng quý, đáng coi trọng khi được nhận một món quà, hay được ai đó từ xa đến thăm
- GV hướng dẫn HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong SHS (cuối bài đọc). 


Câu 1. Hành động bỏ mũ khi chào thầy giáo cũ của bố bạn nhỏ nói lên điều gì? 
- GV hướng dẫn cách thức thực hiện:
+ 1 HS đọc câu hỏi 1 trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.
+ Từng HS suy nghĩ câu trả trước khi thảo luận trong nhóm. Nêu ý kiến cá nhân. Nhóm thống nhất đáp án 
+ Đại diện 2-3 nhóm trả lời câu hỏi trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét câu trả lời và thống nhất đáp án.
Đáp án: 
- Bạn có suy nghĩ gì về hành động  này? 
+ Hành động bỏ mũ khi chào thầy giáo củ của bố bạn nhỏ cho thấy bố bạn rất kính trọng thầy giáo cũ của mình.
+ Đó là thể hiện sự kính trọng thầy đã dạy dỗ mình.
+ Đó là cách lịch sự và kính trọng với người nhiều tuổi hơn, đặc biệt người lớn và người già.
GV cần lưu ý HS rằng không chỉ thể hiện sự kính trọng thầy cô giáo của mình mà những người ít tuổi hơn khi giao tiếp với người nhiều tuổi hơn, đặc biệt người lớn và người già, đều cần phải thề hiện sự kính trọng.

Câu 2. Những cử chỉ, lời nói, việc làm nào của thầy giáo già làm cho bố bạn nhỏ xúc động?
- Cho hs đọc lướt toàn bài
- Bạn hãy chỉ ra những cử chỉ, lời nói, việc làm của thầy giáo già làm cho bố bạn nhỏ xúc động?
- GV nêu câu hỏi 2 (hoặc mời HS đọc câu hỏi 2) và hướng dẫn thực hiện. 
+ HS suy nghĩ cá nhân, chuẩn bị câu trả lời, viết sẵn ra giấy nháp. GV lưu ý HS phân biệt cử chỉ, lời nói, việc làm của thầy giáo già.
+ HS làm việc theo nhóm (lần lượt từng em nêu ý kiến đã chuẩn bị), sau đó trao đổi để thống nhất câu trả lời.
+ Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung chi tiết nếu HS phát biểu chưa đầy đủ và thống nhất đáp án.
Đáp án:
+ Cử chỉ: ôm hôn bố bạn nhỏ, trò chuyện như chưa hề xa cách
+ Lời nói: An-béc-tô Bốt- ti-ni? An-béc-tô, tôi nhớ chứ! Lớp Một, anh ngồí bên trái, cạnh cửa sổ. Hồi đó anh rất hiếu động. Đến lớp Hai, anh bị ốm, phải nghỉ một tuần... Nhũng lời nói này cho thấy thầy rất nhớ các học trò của mình.
+ Việc làm: giữ lại bài chính tả của bố bạn nhỏ, đưa cho bố bạn nhỏ xem tờ giấy đã ngả vàng như một niềm vui bất ngờ.
- Qua  đây em nhận xét gì về mối quan hệ thầy giáo già và  bố bạn nhỏ?

Câu 3. Vì sao bố bạn nhỏ rưng rưng nước mắt khi nhận lại bài chính tả cũ của mình?
 - GV nêu câu hỏi câu hoặc nhắc HS tự đọc câu hỏi và hướng dẫn HS thực hiện:
+ HS làm việc cá nhân: đọc kĩ câu hỏi và các gợi ý, đối chiếu với bài đọc để tìm câu trả lời.
+ Trao đổi trong nhóm để thống nhất đáp án.
+ Đại diện một số nhóm phát biểu trước lớp. Cả lớp và GV góp ý, bổ sung, thống nhất câu trả lời. 
- Đây là câu hỏi suy luận, GV khuyến khích HS kết nối các chi tiết trong bài với hiểu biết cuộc sống đề suy ra câu trả lời.
-  GV khen các nhóm có câu trả lời đúng và hay. 
- Theo bạn vì sao bố bạn nhỏ rưng rưng nước mắt...?
Đáp án:
- Vì bố bạn nhỏ rất xúc động vì đây là  bài chính tả cũ của mình, kỉ niệm tuổi thơ ùa về.
- Vì bố bạn nhỏ nhận ra nét chữ to cồ cộ của mình hồi nhỏ làm ông ta nhớ lại những kỉ niệm thời thơ ấu. 
- Vì bố bạn nhỏ nhận ra nhờ tờ giấy đã ố vàng ấy cho thấy người thầy giáo già đã giữ nó rất  lâu như một kỉ vật về học trò.
- Vì bố bạn nhỏ cảm nhận tình cảm  yêu thương của thầy giáo dành cho học trò của mình và luôn trân trọng kỉ niệm đó.
Bố bạn nhỏ lại rưng rưng nước mắt khi nhận lại bài chính tả cũ của mình cho thấy bố rất xúc động. Vì bài chính tả với nét chữ to cồ cộ của bố hồi nhỏ làm bố nhớ lại những kỉ niệm thời thơ ấu. Tờ giấy đã ố vàng cho thấy người thầy giáo đã giữ nó lâu như một kỉ vật về học trò, cho thấy thầy vô cùng yêu thương và trân trọng kỉ niệm với các học trò của mình.

Câu 4. Theo em, bạn nhỏ có cảm nghĩ gì khi được tới thăm người thầy đầu tiên của bố? 
- GV đọc câu hỏi 4 hoặc mời 1 HS đọc to yêu cầu.
- GV nêu cách thức thực hiện yêu cầu:
+ Bước 1: HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, chuấn bị ý kiến phát biểu trước lớp.
+ Bước 2: HS làm việc chung cả lớp, phát biểu ý kiến cá nhân.
- GV hướng dẫn cả lớp nhận xét các ý kiến. Đây là câu hỏi mở, khích lệ HS phát biểu theo suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân. Các em có thể đưa ra nhiều ý kiến khác nhau. GV khích lệ và khen ngợi nhũng HS đâ biết nêu ý kiến thể hiện suy nghĩ của mình. GV có thể gợi ý HS suy nghĩ vể tình cảm của thầy giáo già với học trò cũ và tình cảm của học trò củ với thầy giáo già và bài học bạn nhỏ rút ra khi được chứng kiến cảnh gặp gỡ cảm động này.
- Nếu bạn là bạn nhỏ trong câu chuyện, bạn có cảm nghĩ gì?
+ Tớ thấy bạn nhỏ rất xúc động khi chứng kiến cảnh gặp gỡ cảm động này.
+ Tớ nghĩ  bạn nhỏ sẽ yêu bố, khâm phục bố, vì bố rất tôn trọng, biết ơn người thầy đầu tiên của mình.
+ Bố bạn nhỏ đã dạy cho bạn nhỏ một bài học hay về nghĩa thầy trò.
+ Bạn nhỏ đã hiểu ra rằng "tôn sư trọng đạo" là thế nào. "Trọng thầy mới được làm thầy" là thế nào.

Câu 5. Nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- GV đọc câu hỏi 5 hoặc mời 1 HS đọc to yêu cầu.
- GV nêu cách thức thực hiện yêu cầu: Thảo luận nhóm đôi
+ Bước 1: HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, chuẩn bị ý kiến đề thảo luận trong nhóm. Nhóm thảo luận tùng ý kiến và thống nhất đáp án.
+ Bước 2: HS làm việc chung cả lớp, đại diện 2-3 nhóm trình bày ý kiến. Cả lớp và GV góp ý, thống nhất đáp án.
Đáp án:
- Câu chuyện là bài học về lòng biết ơn của một học trò cũ và tình cảm của học trò củ với thầy giáo già  trong  cuộc gặp gỡ cảm động .
- Câu chuyện nhắc nhỡ mỗi học trò luôn  luôn yêu quý và ghi nhớ công lao dạy dỗ của các thầy cô giáo.
Đây là câu hỏi mở. Một câu chuyện cảm động về tình cảm của thầy giáo đối với học trò và tình cảm của học trò đối với thầy giáo. Học trò luôn luôn yêu quý và ghi nhớ công lao dạy dỗ của các thầy cô giáo. Ngược lại, các thầy cô giáo cũng rất thương yêu học trò của mình, nâng niu từng kỉ niệm và dõi theo những tiến bộ của từng em. 
Nội dung: 
Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ đầy cảm động giữa người thầy giáo già và học trò cũ thật cảm động với lòng kính trọng,  biết ơn thầy giáo đã dạy mình. 

4. Luyện dọc lại
- Toàn bài đọc với giọng kể chuyện chậm rãi, nhẹ nhàng, trang trọng nhưng đầy xúc động.
- Phân biệt rõ lời nhân vật: Lời thầy giáo già chậm  rãi. Lời người bố xúc động , bồi hồi
-  Đoạn 2, đọc nhấn giọng các từ ngữ thể hiện lòng biết ơn, kính yêu của  người bố.

+ Đọc diễn cảm thể hiện tâm trạng nhân vật, giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm, nhấn giọng vào những từ ngữ chứa thông tin quan trọng trong câu. 
VD:
An-béc-tô, tôi nhớ chứ!
Đến lớp Hai, anh bị ốm, phải nghỉ một tuần, phải không nào?
- 3 HS sắm vai đọc câu chuyện: 1 HS vai cậu bé (dẫn chuyện), 1 HS đóng vai người bố; 1 HS đóng vai thầy giáo. 
- GV và cả lớp góp ý cách đọc.
- HS tiếp tục luyện đọc theo nhóm (3 HS/ nhóm), góp ý trong nhóm. 

Dặn dò
Sưu tầm thêm những câu tục ngữ, ca dao nói về lòng biết ơn cha mẹ và thầy cô giáo.