Khái niệm phân số | Toán 4:Bài 53 Tiết 1 | Sách Kết nối tri thức trang 49

Khái niệm phân số  | Đây là nội dung bài học đầu tiên có trong Chủ đề 10: Phân số giúp các phụ huynh đang có con học lớp 4 biết cách giải các bài tập có trong Tiết 1 của Bài 53 trong sách Toán 4 Kết nối trang 49. Trong bài học này, các em nhận biết, có biểu tượng ban đầu, có khái niệm ban đầu về phân số. Em hiểu phân số là gì? Em nhận biết được tử số, mẫu số của một phân số với ý nghĩa của nó. Em rèn cách đọc, viết được phân số.  Em nắm được phân số có liên quan đến số lượng của một nhóm đồ vật.

00:45. Khởi động: Trò chơi Những chú gà con
03:59  Yêu cầu cần đạt
04:22  Hoạt động Khám phá Hình thành biểu tượng về phân số 1/6 và  2/6
13:16  Hoạt động Bài 1. Viết phân số chỉ phần đã tô màu
16:56  Bài 2. Chỉ ra tử số và mẫu số
19:51 Bài 3  Luyện cách đọc phân số
15:43 Vận dụng và sáng tạo
 #Toán4Kếtnối, #GiảibàitậpToán4, #Kháiniệmphânsố


I. MỤCTIẼU
Giúp HS:
Kiến thức, kì năng
- Nhận được khái niệm ban đầu về phân số.
- Nhận biết được tử số, mẫu số của một phân số.
- Đọc, viết được phân số.  Nhận biết được phân số có liên quan đến số lượng của một nhóm đồ vật.

Qua thực hành, luyện tập sẽ giúp HS phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giao tiếp và năng lực giải quyết vấn để toán học 
trong thực tế.

II. CHUẨN BỊ
- Bộ đồ dùng dạy, học Toán 4.
- Các mảnh giấy hoặc bìa hình tròn đã tô màu — và — hình tròn, hình phóng to phẩn khám phá (nếu có).

III, HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Lưu ý chung: Ở mỗi tiết học của bài học, GV nên tổ chức dạy học theo các bước:
Khởi động —» Thực hiện hình thức dạy học phù hợp —> Củng cố

Tiét 1. Khái niệm phân só
Yêu cầu chủ yếu cùa tiết học:
-  Nhận biết được khái niệm ban đẩu vể phần số; nhận biết được phân số qua hình ảnh trực quan; nhận biết được 
tử số, mẫu số của một phân số; đọc, viết được phân số.


1. Khám phá
Nhận biết 1/6, 2/6 thông qua hình ảnh trực quan. 
Cách tiếp cận:
- GV cho HS quan sát hình vẽ, đọc lời thoại của các nhân vật trong SGK để bước đầu gợi ra một phần sáu, hai phẩn sáu cái bánh. 
GV có thể gọi hai HS đứng tại chỗ lẩn lượt đọc lời thoại của Mai và Rô-bốt. (Ý tưởng tình huống thực tế là: Nhân dịp các bạn đến nhà chơi, 
Mai mời các bạn ăn bánh pi-da,...)
- Dựa vào  lời thoại của Mai,  mỗi bạn được bao nhiêu phần cái bánh?
- Mỗi bạn được  một phần sáu cái bánh.
- Dựa vào  lời thoại của Rô-bốt, em Mi được bao nhiêu phần cái bánh?
- Em Mi  được  hai  phần sáu cái bánh.
- Bạn hiểu được một phần sáu cái bánh nghĩa thế nào?
- Nghĩa là một cái bánh chia làm 6 phần bằng nhau,  ta lấy 1 phần, gọi là một phần sáu.
- Vậy hai phần sáu cái bánh được hiểu ra sao?
- Một cái bánh được chia làm 6 phần bằng nhau,  ta lấy 2 phần, gọi là hai phần sáu.
- GV hướng dẫn HS quan sát hình tròn thứ nhất trong SGK hoặc phóng to hình này trên bảng (GV có thể nêu câu hỏi để HS trả lời) để nhận ra:
+ Hình tròn đã được chia thành 6 phần bằng nhau;
+ Hình tròn đã được chia thành 6 phần bằng nhau;
+ Đã tô màu 1 phần.
Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau.
Tô màu 1 phần
Đã tô màu một phần sáu hình tròn.
Một phần sáu viết là số  1/6.
- GV cho HS nhắc lại
-GV hướng dẫn HS quan sát hình tròn thứ hai trong SGK để nhận ra: 
+ Hình tròn đã được chia thành 6 phần bằng nhau; 
+ Đã tô màu 2 phần.
- GV nêu:
+ Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau, tô màu 2 phần.
+ Ta nói: Đã tô màu hai phần sáu hình tròn.
+ Hai phần sáu viết là  2/6
- GV cho HS nhắc lại
- G V giới thiệu:
+ 1/6, 2/6 là những phân số.
- Phân số có đặc điểm gì? Cách đọc viết phân số ra sao?
- Phân số có những phần  nào?
- Trong  phân số, tử số và mẫu số ở vị trí nào so với dấu dạch ngang? 
- Hãy chỉ ra tử số và mẫu số trong phân số 2/6 ? 
- Tử số là 2, mẫu số là 6 cho bạn biết điều gì? 
+ Phân số 2/6 có: 
+ 2 là tử số, chỉ số phần đã tô màu (GV có thể chỉ vào 2 phần đã tô màu 6 trong hình); 
+ 6 là mẫu số, chỉ số phần bằng nhau của cả hình tròn.
+ Mỗi phân số đều có tử số và mẫu số. Tử số là sổ tự nhiên viết trên gạch ngang. Mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới gạch ngang.
- Khi đọc phân số ta đọc như thế nào?
- Đọc  tử số trước, gạch ngang đọc là phần , rồi đọc đến mẫu số
- Khi viết phân số bạn chú ý gì?
- Viết từ trên xuống dưới, viết tử số  trên mẫu số. Giữa tử số và mẫu số ngăn cách bằng  gạch ngang.
- Qua những nhận xét trên bạn hiểu gì về phân số?

2. Hoạt động
Bài 1. Viết phân số chỉ phần đã tô màu trong mỗi hình sau.
-  Củng cố khái niệm ban đầu về phần số qua nhận biết các phần số vào hình ảnh trực quan.
- GV cho HS nêu yêu cầu của bài rồi hướng dẫn HS làm cầu a. 
Chẳng hạn, với cầu a: GV cho HS quan sát hình và hỏi:
+ Hình a đã cho được chia thành mấy phần bằng nhau (4 phần)?
+ Đã tô màu mấy phần (3 phần)?
- Bạn hãy nêu phân số chỉ phần đã tô màu của hình đó.
- GV cho HS làm các cầu còn lại
- Khi làm xong bài, GV có thể yêu cầu HS đổi vở để kiểm tra, chữa bài cho nhau.
- Khi chữa bài, GV yêu cầu HS giải thích cho từng trường hợp.
- Kết quả: 
- Lưu ý: Khi làm bài chỉ yêu cầu HS viết vào vở như ở kết quả trên. 

Bài 2: Củng cố nhận biết tử số, mẫu số của phân số.
- GV cho HS nêu yêu cầu của bài rồi làm bài.
- GV có thể hướng dẫn HS làm trường hợp đầu trong bảng rồi cho HS làm các trường
hợp còn lại. chẳng hạn với trường hợp đầu ở bảng bên trái: Phân số 4/7 có 4 là tử số, 7 là mẫu số.
- Khi chữa bài, GV yêu cầu HS nêu từng trường hợp như trên.

Bài 3: Củng cố đọc, viết phân số.
- Chọn phân số phù hợp với cách đọc của phân số đó.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài rồi nêu cách làm bài: 
-  Hình vẽ có bao nhiêu phân số? Có bao nhiêu con nhím?
- Tìm xem phân số nào được ghi trong mỗi hình có cách đọc được ghi trên mỗi con nhím, chẳng hạn: 
Phân số 2/6 có cách đọc được ghi ở con nhím A.
- GV cho HS làm bài rồi chủa bài. Lưu ý, chỉ yêu cầu HS viết bài làm vào vở như sau:
- Lưu ý: Bài tập này có thể tổ chúc cho HS làm dưới dạng trò chơi: Nối mỗi con nhím với hình thích hợp. 
Để tổ chức trò chơi, GV cần phóng to  (hoặc vẽ lại) hình trong SGK thành 2 bản treo lên bảng. 
Mỗi lần 2 đội chơi gổm 4 HS, mỗi HS nối một con nhím với một hình thích hợp. Đội nào  nối đúng và nhanh hơn là đội thắng cuộc. Để tổ chức được nhiều lần chơi, GV chỉ cho HS nối bằng bút chì, sau đó tẩy đi và dùng tiếp.