Toán 4: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị | Bài 47 Tiết 1 | Sách Kết nối tri thức trang 31

Toán 4: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị  | Đây là nội dung bài học có trong Chủ đề 8: Phép nhân và phép chia giúp các phụ huynh đang có con học lớp 4 biết cách giải các bài tập có trong Tiết 1 của Bài 47 trong sách Toán 4 Kết nối trang 31. Trong bài học này, các em nhận biết  được bài toán liên quan đến rút về đơn vị. Em biết cách giải bài toán này  (trường hợp dùng phép chia và phép nhân). Em biết vận dụng giải các bài tập và các bài toán thực tế liên quan đến rút về đơn vị.  Em biết vận dụng giải được các bài toán thực tế có hai  bước tính. Em  được phát triển năng íực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học (khả năng diễn đạt, trình bày bài giải,...).

00:54. Khởi động: Trò chơi Giúp khỉ hái dừa
03:04  Yêu cầu cần đạt
03:31  Hoạt động Khám phá Hình thành cách giải bài toán rút về đơn vị 
08:32  Hoạt động Bài 1. Tính số đường trong 3 túi
10:31  Bài 2. Tìm số trứng ở 4 khay
12:48 Bài 3  Hoàn thành bảng để tính tiền mua muối
15:43 Vận dụng và sáng tạo
 #Toán4Kếtnối, #GiảibàitậpToán4, #Bàitoánrútvềđơnvị

Tiết 1. Bài toán liên quan đến rút về đơn vị
- Nhận biết  được bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Biết cách giải bài toán này  (trường hợp dùng phép chia và phép nhân)
- Vận dụng giải các bài tập và các bài toán thực tế liên quan đến rút về đơn vị.
Yêu cầu chủ yếu của tiết học: Từ khám phá, HS biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị (trường hợp dùng phép chia và phép nhân); 
vận dụng giải các bài toán 1, 2, 3 ở phần hoạt động.
1. Khám phá
Cách tiếp cận:
- Từ bài toán thực tế qua các bóng nói của Việt, Mai và Rô-bốt, dẫn ra cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị (trường hợp dùng phép chia và phép nhân).
- GV cho HS biết ở trường hợp này, phép chia thứ nhát là “rút vể đơn vị” (tìm số bánh trong mỗi hộp). Từ đó tìm được số bánh trong 4 
hộp (6 X 4 = 24 (cái) là phép nhân
- GV cho HS biết ở trường hợp này, phép chia thú nhất là “rứt vể đơn vị” (tìm số bánh trong mỗi hộp). Từ đó tìm được số bánh trong 4 
hộp (6 x 4 = 24 (cái) là phép nhân thứ hai).
- Lưu ý:
+ Khi giải bài toán dạng này, HS củng làm theo ba bước: phân tích đẽ bài, tìm cách giải, trình bày bài giải (như đã học).
+ GV có thể nêu các bài toán tương tự, phù hợp điểu kiện của lớp học, địa phương.

2. Hoạt động
Bài 1: Yêu cầu HS giải được bài toán liên quan đến rút về đơn vị (trường hợp dùng
phép chia và phép nhân).
Chẳng hạn: 
Bái giải
Số đường có ở mỗi túi là:
20 : 10 = 2 (kg)
Số đường có ở 3 túi là:
2x3 = 6 (kg)
Đáp số: 6 kg đường.

Bài 2: Yêu cầu HS giải được bài toán liên quan đến rút vể đơn vị (tương tự bài 1). Chẳng hạn:
Bài giải
Số trứng ở mỗi khay là:
60 : 6 = 10 (quả) 
Sổ trứng ở 4 khay là:
10 x 4 = 40 (quả)
Đáp số: 40 quả trứng.

Bài 3: Yêu cầu HS tính được số ki-lô-gam muối hoặc số tiền tương ứng rồi nêu (viết) SỐ thích hợp với ô có dấu “?” trong bảng.
Với  bài tập này ta thực hiện như thế nào?
- Quan sát bảng, tính tính được số tiền tương ứng rồi nêu (viết) số thích hợp với ô có dấu “?” trong bảng
Chẳng hạn:
Biết 
Biết 2 kg muối giá  11 000 đồng. Vậy:
1 kg muối là: 11 000 : 2 = 5 500 (đồng);
4 kg muối là: 5 500 X 4 = 22 000 (đồng).
- Quan sát bảng bạn có thể có cách giải nào khác?
- Số ki-lô-gam muối gấp lên 2 lần thì số tiền cũng phải gấp lên 2 lần.
11 000 x 2 = 22 000 ( đồng)
- Số ki-lô-gam muối giảm đi  2 lần thì số tiền cũng phải giảm đi 2 lần
11 000 : 2 = 5 500 ( đồng) 
Lưu ý: Cuối tiết học, GV cho HS củng cố (như yêu cầu đã nêu ở đầu tiết học).