Tiếng Việt 4 Bài 17  Đọc: Vẽ màu | Kết nối tri thức Tuần 10 trang 77 + 78

Đọc: Vẽ màu là bài giảng giúp các em học sinh Lớp 4 học tốt Tiếng Việt 4 của Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Đây là tiết đọc  Bài 17 Tuần 10 trang 77 và trang 78 của chủ điểm: Niềm vui sáng tạo của Sách Tiếng Việt 4 có trên kênh Tư liệu tiểu học. Qua bài học này, các em biết đọc đúng và diễn cảm bài thơ.

Em biết nhấn giọng vào những từ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của bạn nhỏ khi vẽ tranh. Qua bài thơ giúp em hiểu bằng những sắc màu quen thuộc bạn nhỏ đã liên tưởng đến những hình ảnh thân quen của tổ quốc, quê hương và những người thân quen. Bài thơ cũng nhắc chúng ta  cần trân trọng, phát huy năng lực tưởng tượng, sáng tạo của mỗi cá nhân. 
00:46. Khởi động : Cách vẽ: Cô giáo em
02:44. Yêu cầu cần đạt
03:08. Khởi động Nói về bức tranh em vẽ
05:25. Đọc mẫu: Vẽ màu
06:42 Luyện đọc đúng
12:19 Trả lời 4 câu hỏi
16:33 Câu 3 Nêu cảm nhận về 2 câu thơ cuối bài
18:08 Câu 4 Nói cảm nhận về chọn màu vẽ tranh
20:53 Luyện đọc lại
#TiếngViệtLớp4Kếtnối, #BaiGiangTiengViet4

NIỀM VUI SÁNG TẠO -  TUÂN 10 Bài 17.  VẼ MÀU

I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
1. a. Đọc đúng và diễn cảm bài thơ Vẽ màu, biết nhấn giọng vào những từ ngữ cần thiết để thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của bạn nhỏ khi vẽ tranh.
b. Nhận biết được màu sắc của các sự vật, cách gọi màu sắc của sự vật trong bài thơ; nhận xét được đặc điêm, cách gọi màu sắc của sự vật cùng những cảm xúc, suy nghĩ của bạn nhỏ. Hiểu điều tác giả muốn nói qua bài thơ: cần trân trọng, phát huy năng lực tưỏng tượng, sáng tạo của mỗi cá nhân. 
2. Nắm được khái niệm biện pháp nhân hoá và nhận biết được biện pháp nhân hoá.
3. Biết cách viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
4. Biết thể hiện sự trân trọng những sáng tạo của bản thân, bạn bè và những người xung quanh.

II. CHUẨN BỊ
1. Kiến thức
- Văn bản thơ (cảm xúc/ mạch cảm xúc, hình ảnh, ngôn ngữ,...).
- Biện pháp nhân hoá.
- Đoạn văn tưởng tượng.
2. Phương tiện dạy học
- Tranh ảnh minh hoạ bài thơ Vẽ màu.
- Một vài bức tranh HS tự vẽ (nếu có). 

III. HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC
ỒN BÀI CŨ
- 2 HS đọc nối tiếp bài Trước ngày xa quê và trả lòi 1 - 2 câu hỏi đọc hiếu cuối bài (hoặc GV nêu câu hỏi khác, VD: Vì sao bạn nhỏ không muốn xa quê?). 
- G V giói thiệu chủ điểm mói: Các em đã trải qua một tuần ôn tập và kiểm tra giữa kì sau khi học qua hai chủ điểm của học kì I là: Mỗi người một vẻ, Trải nghiệm và khám phá. Hai chủ điểm đầu là những bài học thú vị, giúp các em có thêm những hiểu biết cần thiết trong cuộc sống như nên tôn trọng sự khác biệt của nhau vi “mỗi người một vẻ” hoặc những trải nghiệm trong cuộc sống sẽ giúp ta lớn lên và cũng giúp ta khám phá thêm nhiều điều thú vị. Hôm nay, các em sẽ tìm hiểu chủ điểm thứ ba: Niềm vui sáng tạo. Hãy quan sát tranh chủ điểm và cho biết bức tranh nói với em điều gì về chủ điểm này (HS phát biểu theo cảm nhận của cá nhân.). GV có thể nói thêm: Tranh chủ điểm có các hình ảnh, nét vẽ sinh động, ngộ nghĩnh (tất cả đều có cánh) - đó là bức tranh tượng trưng cho thế giới của trí tưởng tượng và sáng tạo.

1. Khởi động
- G V nêu tên bài học (Vẽ màu) và giao nhiệm vụ cho HS:
+ Giới thiệu về một bức tranh em vẽ.
+ Giải thích về việc sử dụng màu sắc trong bức tranh đó.
(GV khích lệ HS mạnh dạn nói điều minh tưỏng tượng.)
- Đại diện 2-3 nhóm trinh bày trước lớp. Cả lớp có thể nêu câu hỏi để cảm nhận rõ hơn những điều bạn tường tượng, hình dung.
-GV nhận xét ý kiến của HS, sau đó GV giới thiệu khái quát về bài thơ. (Đọc bài thơ, sẽ thấy đó là sự tường tượng, khám phá về sắc màu của bạn nhỏ khi ngồi trước hộp màu và giá vẽ. Bạn nhỏ tưởng tượng và khám phá màu sắc của vạn vật xung quanh minh, cố gắng gọi tên chúng cho dù bạn biết rằng “sắc màu không kể hết”.) 

2. Đọc văn bản
VẼ MÀU

Màu đỏ cánh hoa hồng
Nhuộm bừng cho đôi má
Còn màu xanh chiếc lá
Làm mát những rặng cây.

Bình minh treo trên mây
Thả nắng vàng xuống đất
Gió mang theo hương ngát
Cho ong giỏ mật đầy.

Còn chiếc áo tím này
Tặng hoàng hôn sẫm tối
Những đôi mắt biết nói
Vẽ màu biển biếc trong.

Màu nâu này biết không
Từ đại ngàn xa thẳm
Riêng đêm như màu mực
Để thắp sao lên trời.

Mắt nhìn khắp muôn nơi
Sắc màu không kể hết
Em tô thêm màu trắng
Trên tóc mẹ sương hơn...
           (Bảo Ngọc)
- GV đọc cả bài (đọc diễn cảm, nhấn giọng ờ những từ ngữ chỉ màu sắc, thể hiện tâm trạng, cảm xúc, sự khám phá của nhân vật).
- GV có thể mời 2 HS đọc nối tiếp các khố thơ.
- G V hướng dẫn đọc:
+ Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai, VD: Còn màu xanh chiếc lá; Làm mát những rặng cây; Màu nân này biết không;...
+ Đọc diễn cảm, thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ (nhấn giọng vào những từ ngữ chỉ màu sắc, thế hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật).
- 5 HS đọc nối tiếp cả bài thơ trước lớp.
- HS làm việc theo cặp, mỗi cặp đọc luân phiên từng khổ thơ đến hết bài, sau đó đổi lại.
- HS làm việc cá nhân, đọc nhẩm toàn bài một lượt.
- 2 hoặc 5 HS đọc nối tiếp cả bài thơ trước lớp.
- G V nhận xét việc đọc diễn cảm của cả lóp. 

3.Trả lời câu hỏi
- GV hướng dẫn HS sử dụng từ điển để tìm nghĩa của từ đại ngàn. Mời 1 - 2 HS đọc nghĩa và ví dụ về cách sử dụng từ. Cả lớp nhận xét.
- GV hướng dẫn HS trả lời lần lượt các câu hỏi trong SHS.

Câu 1. Tìm trong bài thơ những từ ngữ chỉ màu sắc của mỗi sự vật dưới đây:
 (hoa hồng, nang, đêm, lá cây, hoàng hôn, rùng đại ngàn).
-2 HS đọc câu hỏi trước lóp, cả lóp đọc thầm theo.
-GV hướng dần HS trả lời câu hỏi:
+ Bước 1: HS đọc kĩ bài thơ, tìm từ ngữ chi màu sắc của các sự vật trên.
+ Bước 2: GV mời một số HS phát biểu ý kiến trước lóp.
-GV nêu cách thức thực hiện:
+ Cách 1: - Nhắc đến mỗi sự vật, tác giả liên tưởng đến màu sắc nào?
• Làm việc nhóm, mỗi em đọc câu thơ/ đoạn thơ liên quan để tìm màu sắc của sự vật được yêu cầu (VD: câu thơ “Màu đỏ cánh hoa hồng” cho biết hoa hồng được bạn nhỏ vẽ bằng màu đỏ). 
• Mỗi em phát biểu trong nhóm, các bạn nhận xét, bổ sung.
+ Cách 2: Từng em hoặc cả nhóm cùng nhau lần lượt tìm màu sắc của sự vật được nói đến.
- HS làm bài theo hướng dẫn nêu trên. Có thể ghi vắn tắt vào vở, phiếu bài tập hoặc giấy nháp.
- Một số HS phát biểu trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, GV chốt đáp án.
- Hoa hồng: màu đỏ
- Nắng: màu vàng
- Đêm: màu mực (màu đen)
- Lá cây: màu xanh
- Hoàng hôn: màu tím
- Rừng đại ngàn: màu nâu

Câu 2. Các khổ thơ 2, 3, 4 nói về màu sắc của cảnh vật ở những thời điểm nào?
- 2 HS đọc câu hỏi trước lớp, cả lóp đọc thầm theo.
- GV hướng dẫn HS tìm câu trả lòi:
Có thể tổ chức hoạt động theo 2 cách sau:
+ Cách 1: Làm việc nhóm, mỗi em đọc lại các khổ thơ 2, 3, 4, tìm những từ ngữ chỉ thời gian được nói đến trong các khổ thơ này. Mỗi em phát biểu trong nhóm, các bạn nhận xét, bổ sung.
+ Cách 2: Làm việc cá nhân, từng em lần lượt đọc lại từng khổ thơ và tìm iứũrng từ ngữ chỉ thòi gian được nói đến trong mỗi khổ thơ. 
Lưu ý. Cách này nên hạn chế hơn vì số sự vật được tả trong bài thơ khá nhiều, nên dùng cách 1 - làm theo nhóm - sẽ đỡ dồn gánh nặng cho một người.
- HS làm bài theo hướng dẫn. Có thể ghi vắn tắt vào vở, phiếu bài tập hoặc giấy nháp.
- Một số HS phát biểu ý kiến trước lóp.
- G V chốt đáp án: Các khổ thơ 2, 3,4 nói về màu sắc của cảnh vật ở những thời điểm buổi sáng (được nhận biết qua từ bình minh ở khổ 2), buổi chiều tối (được nhận biết qua từ hoàng hân ở khổ 3), buổi đêm (được nhận biết qua từ đêm ở khổ 4).
- Khổ thơ 2 nói về màu sắc của cảnh vật ở  thời điểm bình minh.
- Khổ thơ 3 nói về màu sắc của cảnh vật vào lúc hoàng hôn.
- Khổ thơ 4 nói về màu sắc của cảnh vật về đêm.

Câu 3. Theo em, bạn nhỏ muốn nói gì qua hai dòng thơ “Em tô thêm màu trắng/ Trên tóc mẹ sương rơi...?
- HS đọc câu hỏi, suy nghĩ và trả lời trong nhóm hoặc trước lớp.
- GV và cả lóp nhận xét, góp ý, khen ngợi sự sáng tạo.
VD: 
- Khi vẽ màu cho tóc mẹ,  bạn nhỏ đã nhận ra, mẹ mình đã già, tóc đã điểm bạc.
- Bạn nhận ra những hạt “sương rơi” trên tóc mẹ. Đó chính là sự vất vả, một nắng hai sương mà mẹ đã trải qua.
-  Bạn nhỏ rất thương mẹ, quan tâm đến mẹ, thấu hiểu nỗi vất vả của mẹ.
-  Bạn nhỏ là người con rất yêu thương mẹ. Nhận ra màu tóc bạc trên mái tóc mẹ đó là màu thời gian, là nỗi vất vả năng mưa.
- GV khích lệ HS nêu những suy nghĩ của mình.
Lưu ý. Đây là câu hỏi mở, cách trả lời hoàn toàn phụ thuộc vào hiểu biết, sự quan sát và cảm nhận của mỗi cá nhân HS. GV khích lệ để HS thể hiện sự hiểu biết, khả năng cảm nhận và nhận thức của minh.

Câu 4. Nếu được vẽ một bức tranh với đề tài tự chọn, em sẽ vẽ gì? Em chọn màu nào để vẽ? Vì sao?
- GV nêu yêu cầu của câu hỏi 4.
- HS làm việc cá nhân rồi chia sẻ theo cặp hoặc trong nhóm, minh sẽ vẽ gì, những màu mà minh lựa chọn để vẽ bức tranh và lí do mình lựa chọn những màu đó.
- GV mời một số HS chia sẻ kết quả.
- Bạn sẽ vẽ về đề tài gì? Bạn chọn màu như thế nào? Vì sao chọn màu như vậy?
- Tớ muốn vẽ bức tranh phong cảnh quê hương. Màu vàng của cánh đồng lúa xanh. Màu lam của dãy núi. Màu xanh của những vườn cây trái. Màu nâu của con đường đất thân quen. Cách chọn màu như vậy đã tạo nên bức tranh đẹp.
- Tớ muốn vẽ biển nước ta. Tớ tô màu xanh lam cho nước biển. Những sinh vật biển đủ màu sắc. Màu vàng  là đáy biển đầy cát. Tớ chọn màu như vậy làm cho bạn hình dung được vẻ đẹp của đại dương sâu thẳm.
- Tớ muốn vẽ bức tranh cô giáo và các bạn học sinh đang dạo chơi. Tớ chọn màu xanh da trời để  vẽ không gian bao la. Thảm cỏ xanh non. Cô giáo có mái tóc đen với làn da trắng. Cô vận chiếc áo tím nhạt và  quần màu lam. Trông cô thật xinh. Cái váy đỏ tươi của bạn gái thật đẹp.  Tớ chọn như vậy sẽ làm cho bức tranh thêm sinh động. Và các bạn nhận ra cô giáo tớ rất yêu màu tím nhạt.
- Tớ sẽ vẽ bức tranh về mẹ và  tớ đi trên con đường cát vàng tươi. Mẹ mặc áo đỏ quần tím thật đẹp. Tớ thì có chiếc váy hồng thật xinh. Đồng lúa xanh rì đang vẫy chào. Bầu trời xanh trong và đầy gió. Tớ yêu mẹ. Tớ yêu quê hương mình. Tớ yêu đất trời quê hương tớ.
- GV và cả lớp nhận xét, góp ý, khen ngợi sự sáng tạo. 
- G V mời một số HS chia sẻ kết quả.
- G V và cả lóp nhận xét, góp ỷ, khen ngợi sự sáng tạo.
Lưu ý. Đây là câu hỏi mờ, những màu mà mỗi HS lựa chọn để vẽ bức tranh đó hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của mỗi HS. G V khích lệ HS thể hiện sự tưởng tượng, sáng tạo của mình qua cách lựa chọn màu khi các em sử dụng để vẽ tranh và lí do của sự lựa chọn.

- Nếu được vẽ một bức tranh về đề tài tự chọn, em sẽ vẽ bức tranh gia đình em.
- Em chọn màu hồng để vẽ. Vì màu hồng thể hiện sự hạnh phúc.
- Bài thơ qua những sắc màu quen thuộc bạn nhỏ đã liên tưởng đến những hình ảnh thân quen. Bài thơ cũng nhắc chúng ta  cần trân trọng, phát huy năng lực tưởng tượng, sáng tạo của mỗi cá nhân. 

4. Học thuộc lòng bài thơ
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng tại lóp.
- Có thể hướng dẫn HS học 1-2 khổ thơ theo cách mà G V cho là hiệu quả (VD: chiếu bài thơ, đoạn thơ lên và che dần các từ ngữ, câu thơ).
- HS làm việc cá nhân, tự đọc toàn bài.