KĨ THUẬT RA  ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ MÔN TOÁN + TIẾNG VIỆT  LỚP 4, LỚP 5

ƯU ĐIỂM

  • Các trường đã xây dựng ma trận, đề kiểm tra thiết kế vừa sức.
  • Các câu hỏi thiết kế đủ các mức độ, tương đối đa dạng về hình thức.
  • Đa số đáp án, biểu điểm chi tiết, chia nhỏ thang điểm ở từng nội dung.

MỘT SỐ HẠN CHẾ

MA TRẬN

  • Thiết kề đề trước, thiết kế ma trận sau.
  • Xác định chưa đúng chuẩn kiến thức kỹ năng, phạm vi, nội dung kiểm tra.
  • Chỉ thiết kế ma trận câu hỏi, không thiết kế ma trận nội dung.
  • Sai tỉ lệ điểm theo các mức độ nhận thức.
  • Ma trận không thể hiện đầy đủ 04 mạch kiến thức.
  • Thang điểm vượt quá thang điểm 10.

ĐỀ KIỂM TRA

CÂU HỎI KHÔNG THỂ HIỆN ĐÚNG NỘI DUNG MA TRẬN

SAI VỀ MẶT KIẾN THỨC

KHÔNG ĐÚNG CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG.

NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA KHÔNG THUỘC NỘI DUNG ĐÃ HỌC

CHƯA PHÂN BIỆT RÕ HÌNH THỨC CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

CÂU LỆNH KHÔNG RÕ RÀNG, THIẾU CHẶT CHẼ, ĐỀ CHƯA ĐỦ Ý

DẪN ĐẾN GÂY HIỂU NHẦM VỀ YÊU CẦU ĐỀ

ĐỀ DƯ THÔNG TIN

XÁC ĐỊNH CHƯA ĐÚNG MỨC ĐỘ NHẬN THỨC CỦA CÂU HỎI

ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM

Biểu điểm với thang điểm vượt quá thang điểm 10.

MỘT SỐ LƯU Ý

  • Xác định đúng chuẩn kiến thức, kĩ năng, phạm vi, nội dung kiểm tra.
  • Nội dung cần tập trung kiểm tra sẽ ưu tiên chọn trước, các nội dung khác cân nhắc lựa chọn sau.
  • Đối chiếu nội dung kiểm tra với bảng tiêu chí để quyết định câu hỏi ở MĐNT nào.
  • Câu lệnh rõ ràng, chặt chẽ.
  • Đảm bảo đúng cấu trúc, đủ lượng câu hỏi, đúng tỉ lệ điểm.
  • Hệ thống câu hỏi theo ma trận đề, đa dạng hình thức trắc nghiệm.

 

NHẬN XÉT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ MÔN TV LỚP 4, LỚP 5

  1. Ưu điểm

1.1. Ma trận

– Bước đầu, đã có trường xây dựng ma trận khoa học, phù hợp, đủ các nội dung kiểm tra, đánh giá.

1.2. Đề

– Nhìn chung các đề thiết kế cân đối, vừa sức, đảm bảo chuẩn kiến thức và kĩ năng tính đến thời điểm kiểm tra.

– Hầu hết các văn bản được chọn để đưa vào đề KTĐK nội dung đọc hiểu, viết chính tả đều nằm ngoài SGK. Đa số văn bản đọc hiểu hay, gần gũi với HS, có giá trị giáo dục, phù hợp với chủ điểm.

1.2. Đề

– Hầu hết các câu hỏi kiểm tra đọc hiểu vừa đáp ứng yêu cầu liên quan tới nội dung văn bản, vừa đáp ứng yêu cầu kiểm tra được kiến thức tiếng Việt.

– Câu hỏi đọc hiểu có đủ các mức độ, tương đối đa dạng về hình thức.

– Một số đề thiết kế tương đối khoa học, có tranh ảnh minh hoạ bài đọc.

1.3. Đáp án, biểu điểm, hướng dẫn chấm

– Đa số đáp án thiết kế chi tiết, chia nhỏ thang điểm ở từng nội dung; biểu điểm, hướng dẫn chấm rõ ràng,  cụ thể.

  1. Hạn chế

2.1. Ma trận

– Hầu hết các đề chỉ thiết kế ma trận mức độ và hình thức câu hỏi, chưa thiết kế ma trận nội dung. Ma trận nên xây dựng cho cả năm vì có nhiều kiến thức lặp đi lặp lại, cần chia ra kiểm tra ở 4 lần kiểm tra.

– Vẫn còn tình trạng thiết kế đề KTĐK trước, thiết kế ma trận sau và ma trận chỉ đáp ứng duy nhất đề được dùng để kiểm tra.

– Ma trận một số trường thiết kế chưa khoa học, thiếu tính hệ thống, chưa

bao quát được các mạch kiến thức, kĩ năng và đặc biệt mang tính hình thức.

2.2. Đề

2.2.1. Tiếng Việt đọc

2.2.1.1. Đọc thành tiếng

– Khuyến khích lấy văn bản để kiểm tra đọc thành tiếng ở ngoài SGK.

– Đọc thành tiếng cần thiết kế nhiều đề để tổ chức kiểm tra theo hình thức gắp thăm.

2.2.1.2. Đọc hiểu (không gọi là đọc thầm)

– Văn bản chọn nên dẫn nguồn đầy đủ hơn, chú ý độ dài văn bản đọc.

– Đề đọc hiểu văn bản chủ yếu tập trung mức độ 2, ít mức độ 3 và 4. Chưa đa dạng về cách và nội dung hỏi.

– Một số câu hỏi kiến thức tiếng Việt chưa gắn với nội dung bài đọc.

– Một số câu hỏi có nội dung chưa hợp lí.

  1. Hạn chế

2.2.2. Viết

2.2.2.1. Chính tả

– Nên chọn bài ngoài SGK.

2.2.2.2. Tập làm văn

– Một số đề bài quen thuộc, chưa khuyến khích học sinh tả thực, chưa khơi gợi hứng thú của HS.

– Nên chọn những vấn đề có tính thời sự đưa vào đề bài.

2.3. Hình thức đề

– Một số đề đặt câu hỏi, yêu cầu bài tập chưa gọn, sử dụng dấu câu chưa hợp lí.

– Một số đề còn rườm rà, có những chi tiết không nhất thiết thể hiện trên đề.

– Nên thiết kế gọn thành 2 đề TV đọc và TV viết thay vì 4 đề hoặc nhiều tờ rời.

 Ma trận nên xây dựng cho cả năm vì có  nhiều kiến thức lặp đi lặp lại, cần chia ra kiểm tra ở 4 kì. Chưa có ma trận kĩ năng đọc thành tiếng, chính tả, tập làm văn,…

2.3.1. Tiếng Việt đọc

2.3.1.1. Đọc thành tiếng

– Nội dung kiểm tra làm trên phiếu thăm, không nhất thiết thể hiện trên đề. Biểu điểm nên đưa vào đáp án, hướng dẫn chấm.

– Phần đáp án nên bổ sung câu hỏi và đáp án câu hỏi nội dung bài đọc thành tiếng. Đáp án nên quy định tốc độ đọc cụ thể để thấy sự phát triển của yêu cầu kĩ năng qua các giai đoạn.

2.3.1.2. Đọc hiểu

– Văn bản chọn nên dẫn nguồn đầy đủ hơn. – Cân nhắc bổ sung câu hỏi mức độ 3 và 4, đặc biệt ở nội dung đọc hiểu nội dung văn bản.

– Một số câu hỏi chưa có nội dung hỏi, mắc lỗi diễn đạt hoặc diễn đạt chưa chính xác.

2.3.2.1. Chính tả

– Nên chọn bài ngoài SGK.

2.3.2.2. Tập làm văn

– Đề bài truyền thống, nên thiết kế theo hướng khơi gợi sự sáng tạo HS.

– Cân nhắc cách cho điểm theo các phần đặt ra trong yêu cầu.

Đề bài dài, nhiều thông tin “nhiễu” và chưa sát với yêu cầu.

Đề bài diễn đạt thiếu trong sáng, có ý chưa thành câu.