Một số biện pháp viết đoạn văn lớp 3 theo hướng tích cực.
1. Luôn chú trọng “Tích hợp-lồng ghép” khi dạy phân môn Viết đoạn văn trong môn Tiếng Việt lớp 3.
 Khi viết đoạn văn giáo viên cần hiểu rõ tính tích hợp kiến thức giữa các phân môn trong môn Tiếng Việt  để giảng dạy và tạo đà cho học sinh học tập tốt phân môn Tập làm văn. Mối quan hệ này thể hiện rất rõ trong cấu trúc của sách giáo khoa: các bài học được biên soạn theo chủ đề, chủ điểm, hai đơn vị học xoay quanh một chủ điểm ở tất cả các phân môn. 

Như vậy, qua tiết học này, học sinh được mở rộng vốn từ, rèn lối diễn đạt mạch lạc, lôgic, câu văn có hình ảnh, cảm xúc. Trên cơ sở đó, bài luyện nói của các em sẽ trôi chảy, sinh động, giàu cảm xúc, đồng thời hình thành cho các em cách ứng xử linh hoạt trong cuộc sống; hình thành cho học sinh kiến thức về mối quan hệ tương thân tương ái giữa mọi  người trong cộng đồng; rèn cho học sinh thói quen quan tâm, chia sẻ giúp đỡ những người trong cộng đồng.
Khi viết đoạn văn trên, học sinh được rèn viết chính tả, cách sử dụng các dấu câu; thấy được sự cảm thông, chia sẻ giữa con người với nhau làm dịu bớt nỗi lo lắng, buồn phiền, tăng thêm cho mỗi người niềm hy vọng, nghị lực trong cuộc sống. Học sinh vận dụng cái hay , cái đẹp của ngôn từ trong đoạn văn để thể hiện tình cảm, thái độ đánh giá trong từng bài văn cụ thể của chính các em.
Như vậy, khi dạy tất cả các phân môn của Viết đoạn văn trong môn Tiếng Việt đều nhằm mục đích giúp học sinh có kỹ năng hình thành văn bản, ngôn  bản. Do đó, tích hợp lồng ghép là phương pháp đặc trưng khi dạy phân môn Viết đoạn văn trong môn Tiếng Việt lớp 3.

2. Dạy học theo quan điểm giao tiếp:
Dạy học theo quan điểm giao tiếp là hình thành cho học sinh kỹ năng diễn đạt thông qua các bài học, hình thành thói quen ứng xử trong giao tiếp hàng ngày với thầy cô, cha mẹ, bạn bè và mọi người xung quanh.
Vận dụng phương pháp dạy học theo quan điểm này, giáo viên tạo cho học sinh nhiều cơ hội thực hành, luyện tập, không quá nặng về lý thuyết như phương pháp dạy học truyền thống. Do vậy học sinh hào hứng tham gia vào các hoạt động học tập, tích cực, sáng tạo trong làm văn. Việc hình thành và rèn luyện các kỹ năng nghe-nói-đọc-viết cho học sinh thông qua phân môn Viết đoạn văn trong môn Tiếng Việt đảm bảo đạt được hiệu quả tối ưu.
Song song với việc rèn luyện kỹ năng nghe-nói, học sinh rèn kỹ năng viết: nắm kỹ thuật viết, luật viết câu văn, đoạn văn hoàn chỉnh, đúng về ngữ pháp, bố cục, phù hợp văn cảnh hoặc môi trường giao tiếp. Mỗi bài văn của học sinh không đơn thuần là kể, tả ngắn về con người, sự vật, sự việc mà thông qua đó thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, sự đánh giá, thái độ yêu-ghét, trân trọng hay phê phán của các em. Thông qua bài viết của các em người đọc hiểu được tâm tư tình cảm của các em về một vấn đề nào đó.
    Ngoài ra, mỗi giáo viên cần cần chú trọng vận dung phương pháp dạy học theo quan điểm giao tiếp, khơi dậy ở các em những cảm xúc, đánh thức tiềm năng cảm thụ văn học và có nhu cầu thể hiện, bày tỏ sự cảm thụ đó với người khác. Như vậy, mỗi bài nói, bài viết sẽ chính là tâm hồn tình cảm của các em, các em sẽ thêm yêu văn-yêu cái hay, cái đep, yêu tiếng Việt-giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

3. Tổ chức tốt việc quan sát tranh, hướng dẫn học sinh cách dùng từ, giọng kể, điệu bộ khi làm bài nghe, nói, viết.
Với đặc điểm vốn từ còn hạn chế, nên học sinh lớp 3 gặp nhiều khó khăn trong việc nghe-nói-viết-kể lại câu chuyện bằng lời văn của mình. Do vậy, giáo viên cần tổ chức tốt hoạt động quan sát tranh: quan sát từng đường nét, màu sắc, hình ảnh, nội dung thể hiện của tranh. Học sinh cảm nhận được được những nét đẹp của cảnh vật, con người và muốn bày tỏ trao đổi với bạn, với thầy cô. 
Để các em làm tốt hoạt động này, trước hết giáo viên chú ý cho học sinh sử dụng gợi ý trong sách giáo khoa, lắng nghe cô kể, bạn kể để nhớ được các ý chính của nội dung câu chuyện. 
Giáo viên chú trọng về lời văn kể và nghệ thuật sử dụng ngôn từ. Giáo viên cần hướng dẫn các em cách chọn lựa, sử dụng từ ngữ, hình ảnh  để điễn đạt sao cho dễ hiểu, sinh động. 
Thêm vào đó, những yếu tố phi ngôn ngữ như điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt, nét mặt, giọng điệu của các em khi nói sẽ làm tăng tính hấp dẫn, tính thuyết phục đối với người nghe. Do đó, giáo viên cũng cần khuyến khích các em rèn luyện khả năng sử dụng những yếu tố phi ngôn ngữ này.

4. Sử dụng linh hoạt các hình thức hoạt động trong tiết viết đoạn văn theo hướng đổi mới.
Việc tổ chức tốt các hình thức dạy học nhằm cuốn hút học sinh vào các hoạt động học tập một cách chủ động tích cực.
Giáo viên sử dụng các hình thức tổ chức dạy học như:  học sinh thảo luận nhóm, đàm thoại với nhau và với chính thầy cô hoặc hoạt động cá nhân (độc thoại) về một vấn đề. Các hình thức tổ chức hoạt động học có thể là: đóng các hoạt cảnh, vận dụng các trò chơi trong tiết học, các cuộc thi tiếp sức… Qua đó học sinh lĩnh hội kiến thức, tích cực, tự giác “học mà chơi-chơi mà học”. Không khí học tập thoái mái khiến học sinh mạnh dạn, tự tin khi nói. Các em dần có khả năng diễn đạt, phát biểu ý kiến, đánh giá trước đông người một cách lưu loát, rành mạch, dễ hiểu.

So sánh với phương pháp viết đoạn văn lớp 3 truyền thống: mỗi tiết Viết đoạn văn trong môn Tiếng Việt chú trọng đến mục tiêu là hình thành bài văn theo một đề bài thuộc một thể loại văn nào đó dưới dạng nói hoặc viết. Tiết học diễn ra theo tiến trình: giáo viên hướng dẫn làm bài dựa theo dàn bài thuộc thể loại chung, đưa các câu hỏi gợi ý... khiến học sinh dễ nhàm chán, có cảm giác bị bắt buộc theo khuôn mẫu, không khuyến khích học sinh nói, viết những cảm xúc, nhận xét, đánh giá, sự miêu tả của chính các em. 
Trong chương trình thay sách giáo khoa lớp 3, mỗi tiết Viết đoạn văn trong môn Tiếng Việtlà một hệ thống bài tập có tính định hướng, gợi mở, với nhiều dạng bài: nghe-nói, nói-viết, nghe-nói-viết...Vì vậy, giáo viên vẫn bám sát mục đích, yêu cầu của tiết dạy, bài dạy nhưng linh hoạt, chủ động hơn trong cách tổ chức các hoạt động dạy-học, phân bố thời gian hợp lý, vừa tránh được những nhược điểm nêu trên vừa tạo được không khí học tập phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh.

Qua việc giáo viên nhận xét, bổ sung: Đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh, khả năng diễn đạt sắp xếp các ý theo đúng trình tự bài học chưa. Từ nhận thức của học sinh giúp giáo viên lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học phù hợp từ nội dung bài giảng, hệ thống câu hỏi gợi mở, hình thức luyện tập giúp học sinh phát huy khả năng của mình và đạt hiệu quả cao nhất.
Ngoài ra giáo viên đánh giá cách truyền thụ kiến thức, phương pháp giảng giải của chính bản thân để điều chỉnh cho phù hợp.
Tóm lại, sử dụng và phối hợp linh hoạt các hình thức viết đoạn văn lớp 3 theo hướng tích cực tạo được hứng thú học tập cho học sinh, học sinh tham gia các hoạt động học một cách hào hứng, tích cực, sáng tạo.

5. Dạy học hướng tập trung vào học sinh và chú trọng hình thức dạy học cá nhân.
 Viết đoạn văn theo hướng tập trung vào học sinh không phải chỉ tìm ra một câu trả lời có sẵn mà học sinh phải đưa ra được câu trả lời trên cơ sở suy nghĩ và hiểu biết của chính các em. Quá trình tư duy đó đòi hỏi học sinh phải vận dụng những vốn tri thức, hiểu biết phù hợp với vấn đề đặt ra trong câu hỏi; phân tích, sắp xếp những tri thức đó, đưa ra những kết luận và chọn phương án trả lời tốt nhất. Nói ngắn gọn lại: học sinh tìm ra câu trả lời qua việc thu thập, sàng lọc thông tin và phân tích dữ kiện.
Như vậy thông qua một tiết Viết đoạn văn trong môn Tiếng Việt đã phát huy tính độc lập sáng tạo của học sinh, giáo viên chỉ là người tổ chức, định hướng cho học sinh cách làm bài.