Giúp học sinh lớp 5 phát huy tính tích cực, chủ động trong môn Tiếng Việt bằng sơ đồ tư duy
Trong thực tế khi dạy học môn tiếng Việt lớp 5 nói riêng và môn Tiếng Việt bậc tiểu học nói chung, việc “Phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh lớp 5 khi học môn Tiếng Việt thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy” là vấn đề mà tôi chưa thấy có tài liệu nào nghiên cứu và có những phương pháp sử dụng cụ thể. Chính vì thế mà trong quá trình giảng dạy bản thân tôi cũng như nhiều đồng nghiệp chưa tìm tòi và áp dụng hoặc có sử dụng cũng chỉ rất ít và chưa đồng bộ. Thực hiện chương trình Giáo dục 2018, năm học 2024-2025 này, bản thân tôi đã áp dụng và thấy sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học các môn học trong chương trình nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới của mục tiêu chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Sử dụng Sơ đồ tư duy trong môn Tiếng Việt mang lại hiệu quả giáo dục đáng kể như: giúp học sinh tạo ra sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau giữa các đối tượng học sinh, góp phần thiết thực vào việc hình thành, khắc sâu kiến thức. Hơn nữa, việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Tiếng Việt còn giúp học sinh hệ thống được mạch kiến thức đã học. Nếu giáo viên lựa chọn được sơ đồ tư duy phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học, tổ chức đúng cách và đúng hướng sẽ giúp cho các em hiểu bài nhanh, nhớ lâu, nhớ kĩ đồng thời phát triển trí thông minh, óc sáng tạo cho các em.
Xuất phát từ lí do trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh lớp 5 khi học môn Tiếng Việt thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy.”
Giải pháp 1. Hướng dẫn cho học sinh tập vẽ sơ đồ ttư duy: Sơ đồ tư duy sẽ giúp học sinh trong việc phát triển ý tưởng, ghi nhớ kiến thức, từ đó sẽ nhớ nhanh, nhớ lâu, hiểu sâu kiến thức bằng cách tự ghi lại một bài học theo cách hiểu của mình. Tuy nhiên chỉ khi nào các em tự mình vẽ được sư đồ tư duy và sử dụng nó,mới thấy rõ được hiệu quả mà khó có thể diễn tả được bằng lời của sơ đồ tư duy, lúc này học sinh sẽ thích học hơn và đặc biệt là cảm nhận được niềm vui của việc học.
- Để các tiết học Tiếng Việt của học sinh đạt hiệu quả, trước tiên tôi đã tự thiết kế một số sơ đồ tư duy bằng việc vẽ trên máy tính hoặc trên bảng phụ,..sau đó tôi giới thiệu cho học sinh làm quen và biết cách vẽ chúng.
- Tổ chức cho học sinh tập “ Đọc hiểu” sơ đồ tư duy, sao cho chỉ cần nhìn vào sơ đồ tư duy bất kì một sinh nào cũng có thể trình bày được nội dung bài học,hay một chủ đề.
- Cho học sinh thực hành vẽ sơ đồ tư duy trên giấy, bìa cứng hoặc bảng nhóm. Trước tiên tôi chọn tên chủ đề hoặc hình ảnh của chủ đề chính cho vào vị trí trung tâm, chẳng hạn : Các cặp kết từ, Cấu tạo bài văn tả cảnh, …để cho học sinh có thể tự mình ghi tiếp kiến thức vào các nhánh “con” theo cách hiểu của học sinh. Tôi hướng dẫn học sinh tập vẽ theo các bước sau:
+ Bước1: Chọn từ trung tâm ( hay chính là từ khóa) là tên của một bài, chủ đề hay một nội dung kiến thức cần khai thác.
+ Bước2: Vẽ các nhánh cấp 1: Các nhánh cấp 1 chính là nội dung chính của chủ đề đó.
+ Bước3: Vẽ nhánh cấp 2, cấp 3 … và hoàn thiện sơ đồ. Các nhánh con cấp 2, 3… chính là các các nhánh con của nhánh con trước nó. Ví dụ: Bài Luyện từ và câu: Luyện tập về Danh từ,động từ,tính từ ( Trang 10- SGK TV5- tập 1)
Sơ đồ của học sinh lớp tôi thực hiện:
* Lưu ý học sinh khi vẽ sơ đồ tư duy:
- Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh hay một cụm từ tên chủ đề.
- Vẽ nhánh chính cấp 1 từ trung tâm, vẽ các nhánh cấp 2 từ nhánh cấp 1…bằng các đường kẻ, đường cong với màu sắc khác nhau. Nhánh viết chữ cùng màu với nhánh đó để dễ phân biệt. Nhánh cấp 1 một nét đậm nhất, các nhánh cấp 2,3 … theo đó mờ dần.
- Mỗi cụm từ hay hình ảnh hình vẽ… liên quan đến nhánh nào nên đứng độc lập và được nằm gần với đường cong của nhánh đó.
- Tạo ra một kiểu sơ đồ tư duy theo sở thích của mình.
- Nên dung các đường cong thay vì các đường thẳng.
- Sắp xếp thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.
- Điều chỉnh để hình thức đẹp, chữ viết rõ, vẽ phác bằng bút chì trước để tẩy xóa.
- Không nên viết dài dòng, tránh viết nhiều ý không cần thiết. - Không nên vẽ đơn giản quá, cũng không cầu kì, màu sắc hài hòa. * Lưu ý giáo viên: Sơ đồ tư duy mà học sinh vẽ ban đầu có thể chưa chính
xác về một nội dung nhưng nên cho học sinh tự thảo luận, tự vẽ, viết ra, sau đó để cả lớp góp ý, chỉnh sửa. Nếu viết sai thì sau này các em sẽ nhớ lâu và tránh được những sai lầm đó. GV không nên xây dựng sơ đồ rồi giảng giải để học sinh công nhận, điều này mang tính hình thức, áp đặt không mang lại hiệu quả.
Thầy cô nhấn vào đây để tải về:
>>>> Link từ mediafire: Giúp học sinh lớp 5 phát huy tính tích cực, chủ động trong môn Tiếng Việt bằng sơ đồ tư duy
>>>> Link từ tieuhocvn: Giúp học sinh lớp 5 phát huy tính tích cực, chủ động trong môn Tiếng Việt bằng sơ đồ tư duy