Sáng kiến Kinh nghiệm lớp 2

Rèn luyện thực hành kĩ năng Đạo đức cho học sinh Lớp 2 ở vùng nông thôn

Là giáo viên chủ nhiệm lớp hai, học sinh còn quá non nớt, luôn được sự giáo dục tận tình khéo léo của giáo viên, tôi quyết tâm đề ra chỉ tiêu hằng năm học sinh mình chủ nhiệm phải có tác phong đạo đức tốt 100%. Thế là tôi tìm tòi trong trí mình những cách làm, biện pháp của thầy cô đã dạy dỗ mình thời còn học sinh: trao đổi, học hỏi những đồng nghiệp đặc biệt là những người đi trước. Theo chỉ đạo của lãnh đạo trường, vào mỗi đầu năm học, tôi đề ra kế hoạch và biện pháp cho mình. Cụ thể các biện pháp như sau:

Rèn luyện thực hành kĩ năng Đạo đức cho học sinh Lớp 2 ở vùng nông thôn
      - Đầu năm học, liên hệ với giáo viện lớp cũ-lớp mà mình nhận chủ nhiệm để nắm tình hình học sinh đặc biệt là những đối tượng đạo đức còn chưa tốt. Làm thế, ta có sự tập trung quan sát, theo dõi, phát hiện kịp thời để giáo dục.
      - Phối hợp với nhà trường thành lập tổ tư vấn để kịp thời uốn nắn vàv giáo dục các em.
      -Từ nắm đối tượng học sinh, tiếp tục tìm hiểu về gia đình, cuộc sống tinh thần của các em. Làm được điều này, ta sẽ biết được nguyên nhân và hành vi học sinh, biết được tâm lí học sinh từ đó có những biện pháp giáo dục phù hợp.
*Ví dụ
 ♦ Gia đình học sinh khá giả: kết hợp với cha mẹ cùng giáo dục.
 ♦ Gia đình học sinh nghèo, cha mẹ đi làm ăn xa, học sinh không có được sự quan tâm, giáo dục: thông cảm sâu sắc với học sinh, vận động người thân học sinh, láng giềng cùng giáo dục các em.
      - Đầu năm học, nhắc lại nội quy nhà trường như: ăn mặc đồng phục, đi học đúng giờ, chấp hành tốt luật giao thông….v…v…. và  cho học sinh ghi chép nội quy của lớp như: nghỉ học phải có đơn xin phép của cha mẹ học sinh (có điều tra thật giả) không được xưng hô “tao” gọi “mày” với bạn bè; không nói tục, chửi thề; không đi hàng hai khi ra đường; không chạy xe lạng lách; không được chửi đánh nhau; gặp người lớn chào hỏi lễ phép; đi thưa về trình; không phá hoa, cây trái hoặc đùa giỡn trên đường đi học; đứng nghiêm chỉnh khi phát biểu; không ăn cắp đồ vặt, bảo vệ của công trường. Tăng cường giáo dục học sinh biết nói lời cảm ơn và xin lỗi.
      - Phân công cán sự lớp theo dõi, ghi chép những hành vi vi phạm nội quy của bạn mình trong lớp, cụ thể:
♦ Tổ trưởng: theo dõi và ghi chép các bạn trong tổ của mình.
     ♦ Lớp trưởng, lớp phó: theo dõi ghi chép các bạn trong lớp (những hành vi mà các tổ trưởng bỏ sót) như vậy: lớp trưởng, lớp phó phải có sự đối chiếu để loại bỏ những trường hợp trùng lặp.
      - Muốn thế, phải phân tổ những học sinh gần nhà hay có cùng chung tuyến đường với nhau. Được như vậy, ta sẽ theo dõi được gần hết các hành vi của các em ngay ở trường cũng như ở nhà. Từ đó, giúp ta đánh giá cao, giáo dục học sinh chính xác hơn, hạn chế được tình trang bỏ sót hành vi đáng tiếc.
      - Thông qua môn đạo đức, kết hợp giáo dục học sinh thật tốt. Như chúng ta đã biết, ở mỗi bài đạo đức là một chuẩn mực hành vi để giáo dục học sinh. Nếu chúng ta thực hiện tốt theo chương trình thì từ lớp một đến lớp năm, hầu hết là các chuẩn mực hành vi đã được giáo dục các em.
      - Giờ sinh hoạt lớp cuối tuần phải được tiến hành nghiêm túc, phải cho các cán sự lớp báo cáo theo từng tổ, phải tạo điều kiện cho học sinh tự nhận xét, xác nhận hành vi từ đó hứa sẽ chừa, phải có tuyên dương, nêu gương những hành vi tốt để học tập.
      - Giáo viên tránh sự trừng phạt như đánh học sinh vì như thế có chỉ hiệu quả tất thời chứ không có hiệu quả lâu dài, giáo viên cho học sinh giải thích, cần tìm hiểu tâm tư các em, không lạm dụng đánh đập các em sẽ sợ và phản kháng lại.
      - Giờ sinh hoạt hàng tuần của trường cũng duy trì đều đặn, kết hợp để đánh giá, nhận xét tuần vừa qua, có nêu gương tốt cho học sinh noi theo, học sinh được nêu thì hãnh diện, sẽ phấn đấu hơn nữa; học sinh khác sẽ  mong muốn như bạn nên cố gắng lên. Những trường hợp còn vi phạm, hạn chế thì nhắc nhở, khuyên răng chung. Không nên nêu tên cụ thể hay gọi học sinh lên trước trường, vì như thế sẽ gây mặc cảm cho học sinh. Học sinh khác thì chế giễu bạn, như vậy không hay, tìm tòi, sưu tầm và đọc cho học sinh nghe những tin tức, nêu gương những người có phẩm chất tốt và những trường hợp vi phạm đạo đức với hậu quả của nó để học sinh học tập cũng như tránh xa.
      - Áp dụng các hình thức giáo dục nếu học sinh không sữa chữa, nhiều lần vi phạm như: quét lớp, lau bảng, nhặt rác sân trường thay tổ của mình, chép khẩu hiệu nhiều lần, giúp bạn vượt khó……

>>> Nhấn vào đây để tải về Mediafire: Rèn luyện thực hành kĩ năng Đạo đức cho học sinh Lớp 2 ở vùng nông thôn

>>> Nhấn vào đây để tải về Drive:  Rèn luyện thực hành kĩ năng Đạo đức cho học sinh Lớp 2 ở vùng nông thôn