Trạng ngữ chỉ thời gian và nơi chốn | Tiếng Việt 4 Bài 13 Tuần 25 trang 57 | Kết nối tri thức 
Trạng ngữ chỉ thời gian và nơi chốn  là bài giảng trong hoạt động Luyện từ và câu giúp các em học sinh Lớp 4 học tốt Tiếng Việt 4 của Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Đây là tiết Luyện từ và câu  Bài 13 Tuần 25  trang 57  của chủ điểm: Uống nước nhớ nguồn của Sách Tiếng Việt 4 có trên kênh Tư liệu tiểu học. Qua bài học này giúp các em  nhận biết ý nghĩa, dấu hiệu hình thức, dấu hiệu nội dung của trạng ngữ chỉ thời gian, và trạng ngữ chỉ nơi chốn. Qua đây, em cũng biết cách xác định trạng ngữ chỉ thời gian hay  nơi chốn của một câu trong đoạn văn cụ thể. Em biết vận dụng cách hiểu biết về nội dung này để đặt được câu có trạng ngữ  về thời gian và nơi chốn. 

01:01. Khởi động : Game: Giúp sóc nhặt hạt dẻ
03:59. Yêu cầu cần đạt
04:21. Bài 1. Tìm trạng ngữ, xác định nghĩa trạng ngữ trong từng câu.
07:51. Bài 2. Đặt câu hỏi tìm trạng ngữ.
13:02. Ghi nhớ
13:46 Bài 3. Xếp trạng ngữ chỉ thời gian và nơi chốn vào hai nhóm
18:38. Bài 4. Thêm trạng ngữ chỉ thời gian và nơi chốn cho câu
23:39  Bài 5. Hỏi đáp  về thời gian và nơi chốn
#TiếngViệtLớp4Kếtnối, #BaiGiangTiengViet4, #tulieutieuhoc, #tieuhocvn, #BàigiảngTiếngViệt4

LUYỆN TỪ VÀ CẰU : TRẠNG NGỮ CHỈ THỜI GIAN, NƠI CHỐN
Yêu cầu cần đạt
- Biết ý nghĩa, dấu hiệu hình thức của trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn.
- Biết  nhận diện trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn của một câu trong đoạn văn.
- Vận dụng đặt được câu có trạng ngữ hai loại này.

1. Tìm trạng ngữ của mỗi câu dưới đây và cho biết chúng bổ sung thông tin gì cho câu.
a. Mùa xuân, các loài hoa đua nhau khoe sắc.
b. Dưới chân đê, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ.
c. Tháng Ba, hoa ban nở trắng núi rừng Tây Bắc.
d. Trước nhà, bà đã trồng một hàng cau thẳng tắp.

Trả lời:
a. Mùa xuân => Trạng ngữ bổ sung thông tin về thời gian
b. Dưới chân đê => Trạng ngữ bổ sung thông tin về nơi chốn
c. Tháng Ba => Trạng ngữ bổ sung thông tin về thời gian
d. Trước nhà => Trạng ngữ bổ sung thông tin về nơi chốn
- GV gọi 1 HS đọc bài tập 1.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập:
- Với bài tập này, bạn thực hiện như thế  nào?
+ Nhớ lại bài học về thành phần trạng ngữ của câu.
+ Gạch chân dưới bộ phận ngữ từng câu.
+ Cho biết chúng bổ sung thông tin gì trong câu
+ Làm việc cá nhân, sau đó trao đổi nhóm đôi đề thống nhất kết quả.
+ Nhóm đôi làm bài vào phiếu bài tập.
- Đại diện 2-3 nhóm HS trình bày phiếu bài tập trước lớp. Cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét và chốt đáp án. 
- Chỉ ra trạng ngữ trong từng câu?
- Trạng ngữ ở mỗi câu bổ sung thông tin gì cho CN-VN?

Câu  Trạng ngữ     Ý nghĩa của trạng ngừ
a. Mùa xuân, các loài hoa đua nhau khoe sắc.   Mùa xuân  Bổ  sung thông tin về thời gian.
b. Dưới chân đê, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ.  Dưới chân đê  Bổ  sung thông tin vê' nơi chốn.
c. Tháng Ba, hoa ban nở trắng núi rừng Tây Bắc.   Tháng Ba    Bổ sung thông tin về thời gian.
d. Trước nhà, bà đã trổng một hàng cau thẳng tắp.  Bổ   Bổ sung thông tin vể nơi chốn.

 - Dựa vào khái niệm, và dấu hiệu trạng ngữ, hãy chỉ ra trạng ngữ của từng câu.

2. Đặt câu hỏi cho mỗi trạng ngữ vừa tìm được ở bài tập 1. 
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
(GV có thể cho HS nhắc lại những trạng ngữ vừa tìm được ở bài tập 1 và ý nghĩa mỗi trạng ngữ; GV đưa mẫu: Khi nào các loài hoa đua nhau khoe sắc?).
- HS làm việc theo nhóm 2, thống nhất câu trả lời.
- Đại diện 2-3 nhóm HS trình bày kết quả trước lớp. Cả lớp nhận xét.
- GV chốt đáp án:
a. Khi nào/ Bao giờ các loài hoa đua nhau khoe sắc?
b. Ở đâu đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ?
c. Khi nào/ Bao giờ hoa ban nở trắng núi rừng Tây Bắc? 
d. Ở đâu bà đã trồng một hàng cau thẳng tắp?
- GV chốt nội dung ghi nhớ: Trạng ngủ ở câu a, câu c được gọi là trạng ngũ chi thời gian. 
- Trạng ngữ ở câu b và d được gọi là trạng ngữ chỉ nơi chốn
 - Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời câu hỏi Khi nào? Bao giờ?.
 - Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời câu hỏi Ở đâu? 
- Ta có cách đặt câu hỏi cho trạng ngữ chỉ thời gian nào khác?
- Đặt câu hỏi cho trạng ngữ chỉ nơi chốn còn có cách nào khác?
- Để tìm trạng ngữ chỉ thời gian ta đặt câu hỏi  "Khi nào?", "Bao giờ?", .... .
- Để tìm trạng ngữ chỉ nơi chốn ta đặt câu hỏi "Ở đâu?" , "Nơi nào?", ... .
- Qua 2 bài tập, bạn hiểu gì về trạng ngữ chỉ thời gian và trạng ngữ chỉ nơi chốn?
Trạng ngữ chỉ thời gian bổ sung thông tin về thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu; trả lời câu hỏi có từ để hỏi khi nào? bao giờ?, ...
Trạng ngữ chỉ nơi chốn bổ sung thông tin về địa điểm diễn ra sự việc nêu trong câu; trả lời câu hỏi có từ để hỏi ở đâu?, chỗ nào?,...
- GV gọi 1 - 2 HS đọc phần ghi nhớ. Sau đó, dừng 1 - 2 phút cho HS cả lớp tự đọc và học thuộc lòng ghi nhớ này. 
- Hết thời gian, GV mời HS xung phong nêu ghi nhớ không cần nhìn sách.

3. Tìm trạng ngữ của mỗi câu trong đoạn văn dưới đây và xếp vào nhóm thích hợp.
    Ở góc vườn, bà tôi trồng một cây cam. Tháng Chạp, cam chín vàng tươi. Những quả cam tròn, mọng nước, trông thật đẹp mắt. Vào ngày Tết, bà thường cắt cam bày lên bàn thờ tổ tiên. Khắp gian phòng, hương cam thoang thoảng nhẹ bay. 
(Theo Bảo Khánh)
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. (GV có thể giải nghĩa “tháng chạp”: tháng 12 âm lịch.)
- Với bài tập này bạn sẽ làm như thế nào?
- Đọc đoạn văn, xác định số câu.
- Tìm trạng ngữ của mỗi câu.
- Xác định trạng ngữ  ở mỗi câu chỉ gì, xếp chúng vào 2 nhóm.
- Đoạn văn có mấy câu? Tìm trạng ngữ có ở mỗi câu?
- Dựa vào dấu hiệu nhận biết trạng ngữ, bạn nêu trạng ngữ ở từng câu?
- Những trạng ngữ nào vừa tìm được chỉ thời gian? Vì sao?
- Những trạng ngữ nào vừa tìm được chỉ nơi chốn? Vì sao em biết?
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- GV phát cho mỗi nhóm 1 bộ thẻ từ trắng (5-6 thẻ). 
- Các nhóm ghi trạng ngữ vừa tìm được lên từng thẻ, sau đó dán các thẻ phù hợp  vào 1 trong 2 nhóm: trạng ngữ chỉ thời gian, trạng ngữ chỉ nơi chốn.
- Đại diện 2-3 nhóm HS trình bày kết quả truớc lớp. Cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét và chốt đáp án: 
Trạng ngũ chỉ thời gian: Tháng chạp, Vào ngày Tết.
Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Ở góc vườn, Khắp gian phòng.

4. Tìm trạng ngữ chỉ thời gian hoặc nơi chốn thay cho ô vuông trong mỗi câu dưới đây:
-  Với bài tập này bạn thực hiện như thế nào?
- Để thêm được trạng ngữ chỉ thời gian hoặc nơi chốn thay cho ô vuông trong mỗi câu  bạn phải làm gì?

- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- HS làm việc nhóm 4 theo hình thúc “Khăn trải bàn” Thư kí tổng hợp các đáp án.
- Đại diện 3 - 4 nhóm thi đua, lần lượt đọc các trạng ngừ cần thêm vào câu.
- Cả lớp nhận xét, đánh giá nhóm có nhiều trạng ngủ đúng và hay nhất.
- GV nhận xét và ghi nhận nhũng trạng ngữ phù hợp. VD:
a. Trên cành cây (trong bụi cây, trong vườn, trên cành bưởi, trên bầu trời, mùa xuân, đầu nhà, đầu hồi,...), bầy chim hót líu lo.
- Trên cành cây, bầy chim hót líu lo.
- Trong bụi cây, bầy chim hót líu lo.
- Trên cành bưởi cuối vườn, bầy chim hót líu lo.
- Mùa xuân, bầy chim hót líu lo.
b. Mùa hè (giữa hè, vào ngày hè, vào tháng Sáu, trên các cành, góc sân trường, giũa sân trường, góc phố, đầu phố,...), hoa phượng nở đỏ rực.
- Vào tháng Sáu, hoa phượng  nở đỏ rực.
- Nơi góc sân trường, hoa phượng  nở đỏ rực.
- Mới sang hè, hoa phượng  nở đỏ rực.
- Dưới ánh nắng chói chang, hoa phượng  nở đỏ rực.
c. Sáng sớm (vào buổi sáng, sớm sớm, trên bến, trên sông, trên biển,...), đoàn thuyền nối đuôi nhau ra khơi. 
- Vào buổi sáng sớm, đoàn thuyền nối đuôi nhau ra khơi. 
- Phía xa kia, đoàn thuyền nối đuôi nhau ra khơi. 
- Trên mặt biển, đoàn thuyền nối đuôi nhau ra khơi. 
- Lúc hoàng hôn, đoàn thuyền nối đuôi nhau ra khơi. 
a) Trong tán lá, bầy chim hót líu lo.
b) Dưới nắng hè, hoa phượng nở đỏ rực.
c) Trên sông, đoàn thuyền nối đuôi nhau ra khơi. 

5. Cùng bạn hỏi – đáp về thời gian và nơi chốn.
Mẫu:
- Khi nào trường mình được nghỉ hè?
- Cuối tháng Năm, trường mình được nghỉ hè.
- GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV đưa mẫu và giúp HS hiều mẫu:
Cần đặt và trả lời câu hỏi Khi nào? Ở đâu?, trong đó bộ phận câu trả lời cho các câu hỏi đó phải đúng vị trí đầu câu, giữ chức năng của trạng ngũ (chi thời gian, nơi chốn).
- HS trao đổi trong nhóm 4. Mỗi nhóm, đặt được ít nhất 2 cặp “câu hỏi - câu trả lời” 
-2-3 nhóm trình bày dưới hình thúc đóng vai hỏi - đáp (kết hợp với cử chỉ, điệu bộ phù hợp).
- GV và HS nhận xét. GV khen ngợi nhũng nhóm làm bài tập hỏi - đáp tốt và ghi nhận những câu hỏi - đáp phù hợp.
VD:
a) - Khi nào các bạn đến thăm gia đình thương binh, liệt sĩ?
- Vào ngày 27 tháng 7, bọn mình thường đi thăm gia đình thương binh, liệt sĩ.
b) - Bao giờ lớp bạn tham gia ngày hội trổng cây?
- Ngày mồng 6 tết Nguyên đán, lớp mình tham gia ngày hội trổng cây.
c) - Ở đâu người ta lưu giữ nhiều tài liệu và hiện vật cổ?
- Trong viện bảo tàng, người ta lưu giữ nhiều tài liệu và hiện vật cổ.
d) - Ở đâu bạn có thể mượn sách báo về đọc?
- Ở thư viện trường, mình có thể mượn sách báo vê đọc.
e) - Khi nào chúng ta  lao động trồng hoa?
- Sáng thứ Năm tuần tới, lớp mình sẽ lao động trồng hoa.
- Tổ tớ trồng hoa nơi  nào?
- Trước cửa phòng 5, tổ bạn trồng hoa ở đó.
g) - Bao giờ lớp mình đi cắm trại?
- Cuối tuần này, lớp mình sẽ đi cắm trại.
- Khi nào, lớp mình đi thăm Hà?
- Chiều thứ Bảy, lớp mình đi thăm Hà.
- Mấy giờ chúng mình tập trung?
- Lúc 4 giờ chiều, chúng mình hẹn nhau tại cổng trường nhé!