Viết: Tìm hiểu cách viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc | Tiếng Việt 4 Bài 1 Tuần 19 trang 10| Kết nối tri thức 
Viết: Tìm hiểu cách viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc  là bài giảng giúp các em học sinh Lớp 4 học tốt Tiếng Việt 4 của Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Đây là tiết Viết  Bài 1 Tuần 19  trang 10  của chủ điểm: Sống để yêu thương của Sách Tiếng Việt 4 có trên kênh Tư liệu tiểu học.

Qua bài học này, các em nhận biết được một số dấu hiệu đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc. Thông qua đoạn văn viết về người bạn thân nhỏ Thắm, em biết cách  tìm ra câu văn nêu tình cảm, cảm xúc có trong đoạn văn đó, chỉ ra được một số từ ngữ nêu cảm xúc. Em khắc sâu  cấu tạo của đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc gồm 3 phần: Phần mở đầu, phát triển và kết thúc.
01:12. Khởi động : Game: Đoàn tàu em yêu
05:35. Yêu cầu cần đạt
06:00. Bài 1a.  Xác định 3 phần trong đoạn văn. Cấu tạo đoạn văn?
12:04. Bài 1b.  Tìm nội dung cho mỗi phần
16:00. Bài 1c.  Dấu hiệu về từ ngữ câu để nhận ra đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc
20:26 Bài 3. Những lưu ý khi viết đoạn văn - Ghi nhớ
23:35 Vận  dụng : Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc  về Hải Thượng Lãn Ông
#TiếngViệtLớp4Kếtnối, #BaiGiangTiengViet4, #tulieutieuhoc, #tieuhocvn, #BàigiảngTiếngViệt4

TÌM HIỂU CÁCH VIỂT ĐOẠN VĂN NÊU TÌNH CẢM, CẢM XÚC
Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được một số dấu hiệu đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc. 
- Biết tìm câu văn nêu tình cảm, cảm xúc trong đoạn văn.
- Biết  cấu tạo của đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc.

- Câu chủ đề thường đứng ở vị trí nào trong đoạn văn?
Ở đầu đoạn, Ở giữa đoạn, Ở bất cứ nơi nào trong đoạn

1. Đọc đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu.
(1) Nhỏ Thắm là cô bạn thân duy nhất của tôi. (2) Chúng tôi cùng lớn lên bên nhau, ngày ngày cùng đi chung một con đường đến lớp, cùng chia sẻ với nhau những vui buồn trong cuộc sống... (3) Tình cảm mà tôi cảm nhận được ở nhỏ Thắm là một tình bạn ấm áp và thân thiết. (4) Chúng tôi thân nhau đến mức đứa này đã quen với sự có mặt của đứa kia bên cạnh. (5) Trước đây, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ có một ngày chúng tôi xa nhau. (6) Vì vậy, khi nhỏ Thằm đi xa, tôi nhận ra tôi nhớ nó biết chừng nào. (7) Và nó nữa, chắc nó cũng nhớ tôi lầm. (8) Nhưng tôi tin chắc rằng dù xa cách, tình bạn thân thiết giữa tôi và nhỏ Thắm sẽ mãi mãi không thay đổi.
(Theo Nguyễn Nhật Ánh)
- Đoạn văn có 8 câu. Đoạn văn viết về tình cảm, cảm xúc với một người bạn cũ.
a. Tìm phần mở đầu, triển khai và kết thúc của đoạn văn trên.
b. Tìm nội dung tương ứng với từng phần của đoạn văn.
c. Tìm trong phần triển khai nội dung của đoạn:
- Câu nêu kỉ niệm về người bạn.
- Từ ngữ trực tiếp biểu đạt tình cảm, cảm xúc.
- Suy nghĩ, việc làm thể hiện tình cảm, cảm xúc dành cho bạn.
- GV nêu nhiệm vụ của bài tập 1 và hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu a, b, c.
- GV dành thời gian cho HS đọc thầm, đọc lướt đoạn văn và 3 yêu cầu bên dưới.
- GV mời 1 HS đọc đoạn văn trước lớp.

Yêu cầu a. Tìm phần mở đầu, triển khai và kết thúc của đoạn văn.
- GV nêu yêu cầu a và hướng dẫn thực hiện:
+ HS làm việc cá nhân: đọc thầm đoạn văn và tìm phần mở đầu, triển khai và kết thúc (HS có thề ghi kết quả ra giấy nháp). 
Yêu cầu a. Tim phần mở đầu, triển khai và kểt thúc của đoạn văn.
- GV nêu yêu cầu a và hướng dẫn thực hiện:
+ HS làm việc cá nhân: đọc thầm đoạn văn và tìm phần mở đầu, triển khai và kết thúc (HS có thể ghi kết quả ra giấy nháp).
+ GV mời 2 - 3 HS xung phong trả lời. GV cùng cả lớp thống nhất đáp án.
- GV có thể hướng dẫn HS điển kết quả vào bảng sau (GV chiếu bảng đề HS điền miệng hoặc vẽ lên bảng lớp đề HS điền):
Đáp án: Mở đầu: câu 1; triển khai: các câu 2, 3,4,5, 6,7; kết thúc: câu 8.
- Dựa vào em biết đó là phần mở đầu, triển khai hay kết thúc
Yêu cầu b. Tìm nội dung tương ứng với từng phẩn của đoạn văn.
Nếu có điều kiện GV trình chiếu yêu cấu b lên bảng lớp. GV cũng có thể làm các thẻ chữ để HS dán vào các ô phù hợp.
- GV yêu cẩu HS đọc thấm yêu cáu b. Ở yêu cấu a, HS đã tìm được 3 phẩn của đoạn văn là mở đầu, triển khai và kết thúc. HS dọc các nội dung ở cột B và ghép với các phần của đoạn ở cột A. HS có thể đọc lại đoạn văn để tìm câu trả lời.
- HS làm việc nhóm, trao đổi để tìm đáp án
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả. GV và cả lớp trao đổi và thống nhất đáp án. (Nếu có thẻ chử, GV mời một số HS lên dán các thẻ vào ô thích hợp).
- GV yêu cầu HS đọc thầm yêu cáu b. Ở yêu cẩu a, HS đă tìm được 3 phần của đoạn văn là mở đáu, triển khai và kết thúc. HS đọc các nội dung ở cột B và ghép với các phần của đoạn ở cột A. HS có thể đọc lại đoạn văn để tìm câu trả lời.
- HS làm việc nhóm, trao đổi để tìm đáp án
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả. GV và cả lớp trao đổi và thống nhất đáp án. (Nếu có thẻ chữ, GV mời một số HS lên dán các thẻ vào ô thích hợp).
Đáp án:
- Phần mở đầu: (1) Nhỏ Thắm là cô bạn thân duy nhất của tôi.
- Triển khai: (2) Chúng tôi cùng lớn lên bên nhau, ngày ngày cùng đi chung một con đường đến lớp, cùng chia sẻ với nhau những vui buồn trong cuộc sống... (3) Tình cảm mà tôi cảm nhận được ở nhỏ Thắm là một tình bạn ấm áp và thân thiết. (4) Chúng tôi thân nhau đến mức đứa này đã quen với sự có mặt của đứa kia bên cạnh. (5) Trước đây, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ có một ngày chúng tôi xa nhau. (6) Vì vậy, khi nhỏ Thằm đi xa, tôi nhận ra tôi nhớ nó biết chừng nào. (7) Và nó nữa, chắc nó cũng nhớ tôi lầm.
- Kết thúc: (8) Nhưng tôi tin chắc rằng dù xa cách, tình bạn thân thiết giữa tôi và nhỏ Thắm sẽ mãi mãi không thay đổi.

Yêu cầu c. Tìm trong phần triển khai nội dung của đoạn: 
- Câu nêu kỉ niệm về người bạn;
- Từ ngữ trực tiếp biểu đạt tình cảm, cảm xúc; suy nghĩ,  - Việc ỉàm thể hiện tình cảm, cảm xúc dành cho bạn.
- GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp/ nhóm: đọc lại các câu 2,3,4,5,6,7 để tìm các câu trả lời. HS có thể làm bài vào vở hoặc phiếu học tập (nếu có). 
- Sau thời gian làm việc theo cặp/ nhóm, GV mời đại diện một số nhóm lên trả lời các câu hỏi. 
- GV và cả lớp góp ý, trao đổi để thống nhất đáp án.
Đáp án:
+ Câu nêu kỉ niệm về người bạn: Câu 2 (Chúng tôi cùng lớn lên bên nhau, ngày ngày cùng đi chung một con đường đến lớp, cùng chia sẻ với nhau những vui buồn trong cuộc sống...).
+ Từ ngữ trực tiếp biểu đạt tình cảm, cảm xúc: tình bạn ấm áp, thân thiết, thân nhau.
+ Suy nghĩ, việc làm thể hiện tình cảm, cảm xúc dành cho bạn: đứa này quen với sự có mặt của đứa kia bên cạnh; chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ có ngày chúng tôi xa nhau, khi bạn đi xa, nhận ra nhớ bạn biết chừng nào, chắc nó cũng nhớ tôi.

- Câu nêu kỉ niệm về người bạn: (2) Chúng tôi cùng lớn lên bên nhau, ngày ngày cùng đi chung một con đường đến lớp, cùng chia sẻ với nhau những vui buồn trong cuộc sống...
- Từ ngữ trực tiếp biểu đạt tình cảm, cảm xúc: ấm áp và thân thiết.
- Suy nghĩ, việc làm thể hiện tình cảm, cảm xúc dành cho bạn: (6) Vì vậy, khi nhỏ Thằm đi xa, tôi nhận ra tôi nhớ nó biết chừng nào. (8) Nhưng tôi tin chắc rằng dù xa cách, tình bạn thân thiết giữa tôi và nhỏ Thắm sẽ mãi mãi không thay đổi.

2. Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc
- GV hướng dẫn HS cách chuẩn bị ý kiến để trao đổi:
+ HS đọc thầm lại đoạn văn.
+ HS trao đổi nhóm lần lượt theo các cầu hỏi gợi ý trong SHS.
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm theo từng câu hỏi. GV và cả lớp nhận xét, góp ý và bổ sung. GV khen ngợi các nhóm và những HS có nhũng ý kiến hay.
Đáp án:
+ Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc thường có 3 phần: mở đầu, triển khai, kết thúc.
+ Phần mở đầu cho biết đổi tượng mà người viết muốn bày tỏ tình cảm, cảm xúc là ai.
+  Phần triển khai: Nêu những điều ở đối tượng đó làm người viết xúc động ,  cách người viết biểu lộ tình cảm, cảm xúc của mình (trực tiếp biểu đạt tình cảm, nói lên cảm xúc bằng từ ngữ , thể hiện bằng suy nghĩ, hành động). 
- Để viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc, bạn cần chú ý gì?
Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc: Cấu tạo 3 phần, cách viết câu thể hiện tình cảm, cảm xúc, sử dụng từ ngữ, kiểu câu

+ Phần kết thúc : khẳng định tình cảm, cảm xúc của người viết với đối tượng. 
- Sau khi kết thúc hoạt động trao đổi ở bài tập 2, GV cho HS chốt lại yêu cầu về đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc trong phần ghi nhớ.
+ GV mời 1 - 2 HS đọc ghi nhớ trước lớp + Cả lớp đọc thẩm ghi nhớ.
+ Mời HS xung phong không nhìn sách, nêu được ghi nhớ. 

VẬN DỤNG
GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu ở hoạt động Vận dụng: 
- Viết 2-3 câu nêu cảm xúc của em về Hải Thượng Lãn Ông.

CỦNG CỐ
- GV yêu cầu HS nhắc lại các nội dung chính ở Bài 1:
+ Đọc - hiểu: Hải Thượng Lãn Ông.
+ Luyện từ và câu: Câu.
+ Viết: Tìm hiểu cách viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc.
-GV có thể hỏi thêm HS về những thông tin của Hải Thượng Lãn Ông trong bài đọc hoặc nhắc lại ghi nhớ về câu và ghi nhớ vể đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc.
- GV nhận xét kết quả học tập của HS. Khen ngợi, động viên các em học tập tích cực. Dặn HS đọc trước Bài 2.