Tiếng Việt 4 Bài 17 Viết: Tìm hiểu cách viết đoạn văn tưởng tượng | Kết nối tri thức Tuần 10 trang 79
Viết: Tìm hiểu cách viết đoạn văn tưởng tượng là bài giảng giúp các em học sinh Lớp 4 học tốt Tiếng Việt 4 của Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Đây là tiết Viết của Bài 17 Tuần 10 trang 79 của chủ điểm: Niềm vui sáng tạo của Sách Tiếng Việt 4 có trên kênh Tư liệu tiểu học.
Tiết học này, các em bước đầu nhận biết được thế nào là đoạn văn tưởng tượng. Qua bài tập 2, em biết được một số cách viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe. Ở bài 3 Luyện tập, em khắc sau các lưu ý khi xây dựng đoạn văn tưởng tượng. Qua bài học, em biết cách thể hiện sự sáng tạo của bản thân với bạn bè và những người xung quanh.
00:51. Khởi động - Đoàn tàu em yêu
04:38. Yêu cầu cần đạt
05:03 Bài 1. Tìm hiểu thế nào là đoạn văn tưởng tượng
11:04 Bài 2 Cách viết bài văn tưởng tượng
14:28 Bài 3. Trao đổi về cách viết đoạn văn tưởng tượng
18:52 Vận dụng và sáng tạo
#TiếngViệtLớp4Kếtnối, #BaiGiangTiengViet4
Viết Tìm hiểu cách viết đoạn văn tưởng tượng trang 79, 80
1. Đọc doạn văn và thực hiện yêu cầu.
Ngày xưa, muôn loài sống trong rừng già tối tâm, ẩm ướt. Gõ kiến được giao nhiệm vụ đến các nhà hỏi xem ai có thể đi tìm mặt trời. Gõ kiến
gõ cửa nhà công, công mải múa, chỉ trả lời: "Tớ còn bận tập múa.". Gõ kiến đến nhà Liếu điếu, LIếu điếu bận cãi nhau. Gõ kiến gõ cửa nhà
chích choè, chích choè liến thoắng: "Tớ còn bận luyện giọng. Với lại, đường xa vạn dặm, tớ thì bé nhỏ, chân yếu cánh mềm, làm sao đi được!".
Chỉ có gà trống nhận lời đi tìm mặt trời.
(Theo Vũ Tú Nam)
- GV nêu khái quát mục tiêu, nhiệm vụ của bài tập 1 (G V lưu ý dành thời gian cho HS đọc đoạn văn của Vũ Tú Nam).
- G V nêu yêu cầu a của bài tập.
? Đoạn văn này có nội dung như thế nào với nội dung đoạn văn của tác giả Vũ Tú Nam?
- Người viết đoạn văn này đã viết thêm, sáng tạo thêm những chi tiết gì so với đoạn văn gốc?
- Kết luận: Đây chính là đoạn văn tượng được viết và phát triển từ đoạn văn cho trước.
- GV hướng dẫn HS tìm những chi tiết mà người viết đã thêm vào đoạn văn tưởng tượng. HS trả lời.
- G V yêu cầu HS: So sánh đoạn văn tưởng tượng với đoạn văn gốc của Vũ Tú Nam để xem người viết đoạn văn tưởng tượng đã thêm những
gì vào đoạn văn gốc.
Đáp án:
+ Thêm lời thoại: lời của công, lời của chích choè.
+ Phát triển thêm chi tiết: chỉ trả lời, chích choè liến thoắng
+ Diễn đạt theo cách khác
- G V nêu yêu cầu b của bài tập.
b. Theo em, các chi tiết tưởng tượng trong đoạn văn trên có gì thú vị?
+ Thêm sinh động, hấp dẫn
+ Có sáng tạo
+ Có cách diễn đạt mới
+ Khác lạ
- GV cho HS làm việc nhóm, mỗi HS suy nghĩ xem có điều gì thú vị ở các chi tiết tưởng tượng trong đoạn văn rồi chia sẻ với các thành viên
trong nhóm.
- GV mời đại diện một số nhóm trả lời. Khuyến khích HS phát biểu suy nghĩ của mình.
- Lưu ý. Đây là câu hỏi mở, ý kiến của mỗi HS về sự thú vị của các chi tiết tưởng tượng hoàn toàn phụ thuộc vào cách cảm nhận của mỗi em.
GV khích lệ để HS thể hiện những cảm nhận cá nhân của minh.
2. Nếu viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, em thích cách viết nào?
- G V yêu cầu HS đọc 3 cách viết đoạn văn tưởng tượng được nêu trong SHS.
- G V mời 2-3 cặp chia sẻ về cách viết đoạn văn tưởng tượng mà em thích,
- Nêu lí do tại sao em thích cách viết đó,
- Nếu viết đoạn văn tưởng tượng, bạn thích cách viết nào?
+ Tớ thích viết đoạn văn này bằng cách viết thêm chi tiết. Dựa vào đoạn văn gốc, tớ thêm lời kể, thêm những câu tả ( không gian, thời gian,
ngoại hình nhân vật,..) làm cho đoạn văn sinh động, hấp dẫn hơn.
+ Tớ thích xây dựng đoạn văn này bằng cách viết thêm lời thoại của nhân vật. Tưởng tượng nhân vật nói gì? Lời nói sẽ bộc lộ tính cách
nhân vật.
+ Tớ sẽ chọn cách viết đoạn văn này bằng cách thay hoặc viết tiếp đoạn kết.Tớ sẽ viết khác đoạn kết của chuyện làm cho người đọc bất
ngờ, tạo kết chuyện khác với nội dung gốc. Cách này làm cho người đọc thích thú hơn.
. Tưởng tượng nhân vật nói gì? Lời nói sẽ bộc lộ tính cách nhân vật.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung hoặc chinh sửa câu trả lời.
3. Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
Gợi ý:
- Theo em, còn những cách viết đoạn văn tưởng tượng nào khác ngoài những cách được nêu ở bài bài tập 2?
+ Ngoài 3 cách nêu trên tớ sẽ viết theo cách mở đầu khác cho câu chuyện. Cách này cũng làm cho đoạn văn kể một cách tự nhiên, bất ngờ, khác lạ.
+ Ngoài 3 cách nêu trên tớ sẽ viết theo cách phát triển một vài chi tiết quan trọng. Cách này là mở rộng chi tiết, làm phong phú cho đoạn văn đang kể.
- Làm thế nào để viết được đoạn văn tưởng tượng thú vị, hấp dẫn?
- G V yêu cầu HS nhắc lại những cách viết đoạn văn tưởng tượng được gợi ý ở bài tập 2.
- G V đề nghị HS bổ sung thêm những phưong án khác (chẳng hạn: chọn một cách mở đầu khác, phát triển một vài chi tiết quan trọng,...).
Khuyến khích HS phát huy tính sáng tạo của minh. GV và các HS khác nhận xét, bổ sung.
- G V yêu cầu 1 - 2 HS đọc ghi nhớ, chốt lại những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn tưởng tượng về một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
Nếu viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, em thích viết thêm lời thoại của nhân vật cho câu chuyện.
+ Viết đoạn văn tưởng tượng là kể những điều chưa xảy ra hoặc không có thật, do người viết tưởng tượng ra.
- Câu mở đoạn thường giới thiệu sự việc ( giới thiệu nhân vật, sự vật,...) tưởng tượng. Các câu sau tiếp tục phát triển sự tưởng tượng đã nêu ở câu mở đoạn - Có nhiều cách viết đoạn văn tưởng tượng như:
+ Bổ sung chi tiết (lời kể, tả,...).
+ Bổ sung lời thoại của nhân vật.
+ Thay hoặc viết tiếp đoạn kết.
+ (...)
Ngoài ra, có thể thay đổi, bổ sung thêm chi tiết cho câu chuyện gốc bằng những cách khác.
Đoạn văn tưởng tượng thường có:
- Viết câu mở đầu: Giới thiệu sự việc hoặc tình huống tưởng tượng.
- Viết các câu tiếp theo: Nêu diễn biến của sự việc hoặc tình huống tưởng tượng.
- Viết câu kết đoạn: Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật hoặc người kể chuyện.
Ghi nhớ:
- Khi viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, người viết cần phát huy trí tưởng tượng để thay đổi, bổ sung
chi tiết cho câu chuyện.
- Có nhiều cách viết đoạn văn tưởng tượng như: bổ sung chi tiết (lời kể, tả,...), bổ sung lời thoại của nhân vật, thay hoặc viết tiếp đoạn kết,...
* Vận dụng
Kể cho người thân nghe một câu chuyện tưởng tượng về loài vật và chia sẻ những chi tiết mà em thích trong câu chuyện đó.
- Em tìm câu chuyện tưởng tượng về loài vật và chia sẻ với người thân
- Chia sẻ về chia tiết em thích trong câu chuyện đó.
VẬN DỤNG
G V hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu ở hoạt động Vận dụng: Ke cho người thân nghe một câu chuyện tưởng tượng ve loài vật và chia sẻ
những chi tiêt mà em thích trong câu chuyện đó.
CỦNG CỐ
- GV nhận xét kết quả học tập Bài 17. Vẽ màu. Khen ngợi, động viên các em học tập tích cực.
- Dặn HS ôn Bài 17 và đọc trước Bài 18.