Tiếng Việt 4 Bài 19 LTVC: Luyện tập về biện pháp nhân hóa | Kết nối tri thức Tuần 11 trang 87
LTVC: Luyện tập về biện pháp nhân hóa là bài giảng giúp các em học sinh Lớp 4 học tốt Tiếng Việt 4 của Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Đây là tiết Luyện từ và câu Bài 19 Tuần 11 trang 87 và trang 88 của chủ điểm: Niềm vui sáng tạo của Sách Tiếng Việt 4 có trên kênh Tư liệu tiểu học.
Qua bài học này, các em nhận biết được các vật, hiện tượng được nhân hoá. Em cũng củng cố 3 cách dùng của biện nhân hoá. Em thấy được cái hay cái đẹp của những câu văn thơ khi sử dụng biện pháp nhân hóa. Em biết được tác dụng của nhân hóa qua việc nói, viết được câu văn sử dụng biện pháp nhân hoá.
01:05. Khởi động : Đoàn tàu em yêu
05:39. Yêu cầu cần đạt
06:06. Bài 1: Luyện tập 3 cách nhân hóa
18:18. Bài 2. Vẻ đẹp của nhân hóa, tác dụng của nhân hóa
23:48 Bài tập 3 Đặt câu có hình ảnh nhân hóa về cảnh vật
#TiếngViệtLớp4Kếtnối, #BaiGiangTiengViet4
TIẾT 2 LUYỆN TỪ VÀ CÂU LUYỆN TẬP VỀ BIỆN PHÁP NHẮN HOÁ
Câu 1 Tìm các vật, hiện tượng tự nhiên được nhân hoá trong những đoạn thơ, đoạn văn dưới đây. Cho biết chúng được nhân hoá bằng cách nào.
a. Chim mừng, ríu cánh vỗ
Rủ nhau về càng đông
Cào cào áo xanh, đỏ
Giã gạo ngay ngoài đồng.
Hạt níu hạt trĩu bông
Đung đưa nhờ chị gió
Mách tin mùa chín rộ
Đến từng ngõ, từng nhà.
(Quang Khải)
b. Đêm hôm qua, trời mưa bão ầm ầm. Rặng phi lao vật vã, chao đảo trong gió nhưng không cây nào chịu gục. Sáng ra, trời tạnh ráo. Các cây phi lao chỉ bị rụng mất một ít lá. Khi bé Ly đi học, như thường lệ, rặng phi lao lại vi vu reo hát chào Ly. Ly vẫy tay chào lại:
– Lớn mau lên, lớn mau lên nhé!
(Theo Bùi Minh Quốc)
c. Vườn cây đầy ắp tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích choè nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm...
(Theo Nguyễn Kiên)
- G V mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV hướng dẫn HS cách thực hiện:
+ HS làm việc cá nhân, đọc thầm lại các đoạn thơ, đoạn văn; dự kiến câu trả lòi: những vật, hiện tượng tự nhiên được nhân hoá
trong các đoạn thơ, đoạn văn đó và cách chúng được nhân hoá.
+ HS làm việc nhóm, thảo luận và thống nhất câu trả lời. HS ghi câu trả lời vào phiếu bài tập, vở hoặc giấy nháp.
- Một số HS đại diện nhóm trinh bày kết quả. G V và cả lớp nhận xét.
- G V và HS thống nhất đáp án:
2. Em thích hình ảnh nhân hoá nào trong đoạn thơ? Nêu tác dụng của hình ảnh nhân hoá đó.
Chẳng đâu bằng chính nhà em
Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo.
Có nàng gà mái hoa mơ
Cục ta, cục tác khi vừa đẻ xong.
Có bà chuối mật lưng ong
Có ông ngô bắp râu hồng như tơ.
(Đoàn Thị Lam Luyến)
- GV nêu yêu cầu của bài tập 2.
- HS làm việc nhóm:
+ Từng em nêu hình ảnh nhân hoá mình thích và lí do yêu thích hình ảnh đó;
+ nêu tác dụng của hình ảnh nhân hoá trong đoạn thơ.
- G V mời một số HS phát biểu ý kiến trước lóp, G V và cả lóp nhận xét, góp ý.
- Lưu ý: Đây là câu hỏi mở, G V khích lệ HS phát biểu theo suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân. Các em có thể đưa ra nhiều ý kiến
khác nhau và biết giải thích vì sao minh thích hình ảnh nhân hoá đó.
- G V khen ngợi những HS có câu trả lời thể hiện suy nghĩ của bản thân, có cách giải thích thú vị, sáng tạo.
- GV chốt lại tác dụng của biện pháp nhân hoá: giúp cho sự vật, hiện tượng vô tri, vô giác trở nên có hồn hơn, sinh động
hơn, giống với con người, gần gũi vói con người hơn.
- Tớ thích hình ảnh gà mái hoa mơ được nhaanh hóa. Cách nhân hóa như vậy làm cho câu thơ trở nên sinh động, gần gũi với con người hơn.
- Tớ thích hình ảnh đàn chim sẻ được nhân hóa. Tớ cứ nghĩ đàn chim như đàn em nhỏ ríu ra ríu rít nói cười.
- Tớ thích hơn cả hình ảnh thơ ngô bắp râu hồng. Vì tớ tưởng tượng đó là ông cụ già có còm râu dài màu hồng mượt như tơ.
- Tớ tự hỏi sao chuối lại gọi bằng bà? Nhân hóa cây chuối với những đặc điểm rất riêng, làm câu thơ hay giàu hình ảnh.
- GV chốt lại tác dụng của biện pháp nhân hoá: giúp cho sự vật, hiện tượng vô tri, vô giác trở nên có hồn hơn, sinh động
hơn, giống với con người, gần gũi vói con người hơn.
3. Đặt 2-3 câu có hình ảnh nhân hoá nói về cảnh vật hiện tượng tự nhiên.
M: Những chị mây đang dạo chơi trên bầu trời.
- Trong vườn, những hạt mưa gõ trống thùng thình, nhảy múa cùng lá cây.
- Ông trời khoác chiếc áo đen, tay cầm tầm sét đang ra trận.
- Ông mặt trời chăm chỉ dậy sớm, đánh thức muôn loài.
- Cô gió đang dạo chơi trên cánh đồng cúng những đám mây trắng xốp.
- Đêm đêm, biển vẫn ồn ào kể mãi câu chuyện ngàn đời của mình.
- Ông sấm hùng hổ, vác tầm sét lao ra trong mưa.
- Đêm đêm, dòng sông quê em vẫn hát mãi khúc hát tự tình cùng gió trăng.
- Lão gió bấc thổi ào ào, tràn về, ném cái tủ đá xuống trần gian.
- HS làm việc cá nhân: dựa vào câu mẫu, đặt câu viết vào vở, vào giấy nháp,...
- HS làm việc nhóm, từng bạn đọc các câu của mình để cả nhóm nhận xét, góp ý cách nhân hoá.
- GV quan sát, đi đến các nhóm, ghi chép các câu hay hoặc câu chưa đúng để chữa chung trước lóp hoặc chữa bài
riêng cho những HS đặt câu chưa đúng yêu cầu.
- G V mời một số HS đọc câu văn hay trước lớp.