Tiếng Việt 4 Bài 25 Đọc: Bay cùng ước mơ | Kết nối tri thức Tuần 13 trang 109
Đọc: Bay cùng ước mơ là bài giảng giúp các em học sinh Lớp 4 học tốt Tiếng Việt 4 của Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Đây là tiết đọc Bài 25 Tuần 14 trang 109 và trang 110 của chủ điểm: Chắp cánh ước mơ của Sách Tiếng Việt 4 có trên kênh Tư liệu tiểu học.
Qua bài học này, các em biết đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài câu chuyện. Em biết đọc diễn cảm với giọng đọc phù hợp để thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật. Bài đọc giúp em hiểu được ai cũng có ước mơ và ước mơ nào cũng rất đẹp. Có ước mơ, biết nuôi dưỡng ước mơ là cách để chúng ta cố gắng phấn đấu cho một tương lai tốt đẹp hơn
00:47. Khởi động : Hát: Lớn lên em lái máy cày
02:38. Yêu cầu cần đạt
03:05. Nói dự đoán về các bạn trong tranh
04:33. Đọc mẫu: Bay cùng ước mơ
07:48. Luyện đọc đúng
14:24 Trả lời câu hỏi
19:06 Câu 3 Đóng vai một bạn nhỏ nói về ước mơ
24:15 Câu 5 Nói ước mơ của em
#TiếngViệtLớp4Kếtnối, #BaiGiangTiengViet4, #tulieutieuhoc, #tieuhocvn, #BàigiảngTiếngViệt4
Bài 25. BAY CÙNG ước Mơ
Giúp HS:
1. a. Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Bay cùng ước mơ. Biết đọc diễn cảm với giọng đọc phù hợp, nhấn giọng vào những từ ngữ cần thiết để thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật.
b. Nhận biết được trình tự các sự việc gắn với thời gian, địa điểm cụ thể. Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật, nêu được đặc điểm của các nhân vật trong câu chuyện dựa vào hành động, lời nói của nhân vật. Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Ai cũng có ước mơ và ước mơ nào cũng rất đẹp. Có ước mơ, chia sẻ về ước mơ và nuôi dưỡng ước mơ là cách để chúng ta cố gắng phấn đấu cho một tương lai tốt đẹp hơn.
4. Biết hình thành và nuôi dưỡng ước mơ, tôn trọng ước mơ của bản thân và người khác, nỗ lực trong hành trinh thực hiện ước mơ của mình.
II. CHUẨN BỊ
1. Kiến thức
- Văn bản tự sự (trình tự các sự việc, nhân vật, ngoại hình và tính cách, suy nghĩ và hành động của nhân vật).
- Văn miêu tả con vật.
2. Phương tiện dạy học
- Tranh ảnh minh hoạ câu chuyện Bay cùng ước mơ (có thể chiếu trên màn hình, nếu có).
- Tranh ảnh minh hoạ phần Luyện từ và câu.
- Tranh ảnh minh hoạ phần Viết.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
ÔN BÀI CŨ
Nêu tên bài học trước (Người tìm đường lên các vì sao) và nói cảm nghĩ của em về một chi tiết em thích trong bài đọc.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐIỂM
- G V hướng dẫn HS xem tranh chủ điểm và nêu nội dung tranh (VD: Tranh vẽ các bạn nhỏ đang bám lấy những ngôi sao bay lên bầu trời, chạm vào một vầng sáng rực rỡ giống như mặt trăng. Trong vầng sáng có tên chủ điểm Chắp cánh ước mơ. Bạn nhỏ nào cũng tười cười, vui vẻ.).
- G V giới thiệu: Bầu trời xưa nay luôn gợi liên tưởng về một thế giới tươi đẹp, kì diệu. Các bạn nhỏ được những ngôi sao nâng lên, bay vào bầu trời tươi đẹp và chạm tay vào vầng trăng huyền diệu - biểu tượng cho ước mơ của riêng mỗi bạn. Hành trình bay lên bầu trời diệu kì, chạm tay vào vầng trăng chính là hành trình thực hiện ước mơ của các bạn nhỏ và cũng là nội dung của chủ điểm 4: Chắp cánh ước mơ.
1. Khởi động
- GV nêu yêu cầu (Quan sát tranh minh hoạ, đoán xem các bạn nhỏ đang nói chuyện gì.). G V hướng dẫn HS quan sát tranh và trả lòi một số câu hỏi gợi ý:
+ Tranh vẽ cảnh ở đâu?
+ Trong tranh vẽ những ai?
+ Mỗi người đang làm gì?
+ Nếu em là một trong các bạn nhỏ trong tranh, em sẽ nói điều gì với các bạn?
+ Qua đó có thể đoán, các bạn nhỏ đang nói về chuyện gì?
- HS làm việc nhóm:
+ Từng HS quan sát và nói trong nhóm. Các HS khác lắng nghe, nhận xét
- Tranh vẽ cảnh một thảm cỏ rộng dưới vòm trời mênh mông. Trong tranh có 5 bạn đang nằm trên thảm cỏ. Bạn thi đang chi tay lên trời, có lẽ là đang chỉ mây, bạn thi cười, bạn thi nói.
+ Có thể các bạn đang nói chuyện với nhau về khung cảnh đẹp ở xung quanh.
+ Các bạn có thể đang tưởng tượng ra rất nhiều đỉều khi nhìn lên bầu trời...
+ Tớ đoán các bạn đang nói chuyện với nhau về những đám mây.
+ Theo tớ các bạn đang nói chuyện với nhau về công việc việc sau này.
+ Có lẽ các bạn đang nói chuyện với nhau về những ước mơ.
- GV khuyến khích HS tích cực chia sẻ trong nhóm.
+ Nhóm bầu 1 bạn trình bày trước lóp.
-2-3 HS nói trước lóp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, góp ý.
- G V nhận xét ý kiến của HS, sau đó giới thiệu bài đọc Bay cùng ước mơ (VD: Đây là câu chuyện về một cuộc trò chuyện giữa năm bạn nhỏ. Các bạn đang nằm ngắm trời mây và bay bổng theo những ước mơ của mình. Các em hãy cùng đọc bài để biết các bạn nhỏ đã ước mơ những gì.).
2. Đọc văn bản
BÀI 23. BAY CÙNG ƯỚC MƠ
Đuổi bắt nhau chán, chúng tớ nằm lăn ra bãi cỏ ở lưng đồi. Từ đây nhìn xuống làng, thật khó có bức tranh nào đẹp hơn. Những mái nhà cao thấp, nhấp nhô. Những rặng dừa cao vút ôm quanh ao phủ đầy bèo tây hoa nở tím lịm. Những vườn mía lá xanh rờn. Những vườn rau xanh mướt, với rất nhiều bù nhìn làm bằng rơm vàng óng hoặc nâu sậm, gắn thêm các mảnh áo mưa bay phấp phới.
Nhìn xuống rồi lại nhìn lên. Trời cao vời vợi. Và xanh thăm thẳm.
Điệp chỉ tay:
– Ước gì tớ được bay như đám mây kia.
– Cậu ngủ mơ à? – Lê cười.
– Đấy không phải ngủ mơ mà là ước mơ. Ước mơ thì không cần ngủ, mở mắt và mơ thôi.
Thế là cả lũ kể về ước mơ của mình. Tuyết ước mơ làm cô giáo. Văn ước mơ làm chú bộ đội ngoài đảo, để tha hồ đọc thư của học sinh gửi cho. Điệp mơ làm y tá, vì muốn chăm sóc sức khoẻ cho ông nó. Lê mơ thành lái xe, ngồi trên cái xe thật xịn đi lại vòng vòng cho oách. Thành mơ làm phi công. Phi công nhảy dù cực mát.
– Thôi, tớ không làm bộ đội hải quân nữa, tớ cũng làm phi công lái máy bay giống Thành. – Văn bảo.
– Tớ cũng không lái xe nữa, tớ lái tàu vũ trụ. – Lê nói.
– Tớ làm hoạ sĩ, vẽ tất cả các thứ mà mọi người mơ. – Tuyết lập tức từ bỏ ước mơ làm cô giáo.
Cứ thế, chúng tớ thay đổi ước mơ liên tục, cho đến khi những tia nắng cuối ngày nấp sau lưng đồi hoặc đi ngủ từ lúc nào không hay.
Đêm ấy, tớ mơ thấy các ước mơ như những quả bóng bay lớn đủ màu sắc, chao liệng khắp đồi. Cả hội bám vào những quả bóng ước mơ của mình, lửng lơ bay lên, vào thăm thẳm trời xanh.
(Theo Văn Thành Lê)
Bù nhìn: Vật giả hình người, thường làm bằng rơm, dùng để doạ chim, thú
- G V đọc cả bài (giọng kể chuyện, thay đổi ngữ điệu khi đọc lời nói trực tiếp của các nhân vật).
- GV hướng dẫn đọc:
+ Đọc đúng các tiếng dễ phát âm sai (VD: lưng đồi, tím lịm, nâu sậm, hải quân, lái tàu, vũ trụ, nấp, lửng lơ,...).
+ Cách ngắt giọng ở những câu dài VD:
- Những vườn rau xanh mướt,/ với rất nhiều bù nhìn/ làm bằng rơm vàng óng/ hoặc nâu sậm/ gắn thêm các mảnh áo mưa/ bay phấp phới. ',
- Cứ thế/ chúng tớ thay đổi ước mơ liên tục/ cho đến khi những tia nắng cuối ngày nấp sau lưng đồi/ hoặc đi ngủ từ lúc nào không hay:,...
+ Đọc diễn cảm ở các câu là lời nói trực tiếp của các nhân vật.
- 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến áo mưa bay phấp phới.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến mở mắt và mơ thôi.
+ Đoạn 3: Tiếp theo đến ước mơ làm cô giáo.
+ Đoạn 4: Còn lại.
- HS làm việc theo nhóm đôi hoặc nhóm bốn, mỗi HS đọc một đoạn (nối tiếp 4 đoạn), sau đó đồi lại thứ tự đọc.
- HS làm việc cá nhân, đọc nhẩm toàn bài một lượt.
- 4 HS đọc nối tiếp xen kẽ 4 đoạn trước lóp.
-G V nhận xét việc đọc diễn cảm của cả lóp.
3.Trả lời câu hỏi
Câu 1. Tìm thông tin về bối cảnh diễn ra câu chuyện (thời gian, địa điểm).
Thông tin về bối cảnh diễn ra câu chuyện:
- Thời gian: buổi chiều
- Địa điểm: bãi cỏ lưng đồi
- GV nêu câu hỏi. GV đặt câu hỏi phụ “Thế nào là bối cảnh diễn ra câu chuyện?” và mời 1 - 2 HS trả lời (Bối cảnh là hoàn cảnh xung quanh nhân vật trong câu chuyện, như thời gian, địa điểm,... diễn ra câu chuyện.).
- G V hướng dẫn HS làm việc cá nhân, đọc lại các chi tiết nói về thời gian, địa điểm,... diễn ra câu chuyện để chuẩn bị câu trả lòi. HS trao đổi ý kiến trong nhóm. Nhóm nhận xét góp ý và thống nhất đáp án.
- Đại diện 2-3 nhóm trình bày trước lớp.
Câu 2. Các bạn nhỏ cảm nhận như thế nào khi quan sát ngôi làng và bầu trời?
- HS làm việc theo cặp hoặc trao đổi theo nhóm để trả lòi câu hỏi, nhóm trưởng mời từng bạn nêu câu trả lời, thống nhất ý kiến.
- GV quan sát các nhóm làm việc và có những hỗ trợ phù hợp.
- Đại diện 2-3 nhóm trả lời trước lớp.
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
- Quan sát của các bạn nhỏ thấy vẻ đẹp của ngôi làng và bầu trời như thế nào?
+ VD: Trong quan sát của các bạn nhỏ, ngôi làng và bầu trời được miêu tả rất đẹp: + Ngôi làng được miêu tả đẹp như một bức tranh: Những mái nhà cao thấp, nhấp nhô. Những rặng dừa cao vút ôm quanh ao phủ đây bèo tây hoa nở tím lịm. Những vườn mía lá xanh rờn. Những vườn rau xanh mướt, với rất nhiều bù nhìn làm bằng rơm vàng óng hoặc nâu sậm, gắn thêm các mảnh áo mưa bay phấp phới.
+ Bầu trời cao vòi vợi, xanh thăm thẳm và có mây đang bay;
- G V có thể nói thêm: Đây là một đoạn văn miêu tả rất đẹp. Nhờ quan sát, các bạn nhỏ đã nhận ra được vẻ đẹp của cảnh vật xung quanh và miêu tả lại bằng những từ ngữ sinh động, giàu hình ảnh. Do vậy, muốn miêu tả tốt, các em nhớ việc quan trọng đầu tiên là cấn phải quan sát thật kĩ, sau đó lựa chọn những từ ngữ giàu hình ảnh để miêu tả một cách sinh động nhất.
Câu 3. Các bạn nhỏ đã ước mơ những gì? Đóng vai một bạn nhỏ trong câu chuyện, nói về ước mơ của mình và giải thích vì sao mình có ước mơ đó.
- GV mời 1 HS nêu yêu cầu, cả lớp đọc thầm theo.
- HS làm việc cá nhân, tách câu hỏi thành 2 ý: Với câu hỏi này yêu cầu bạn làm gì?
+ (1) Các bạn nhỏ đã ước mơ những gì?
+ (2) Đóng vai một bạn nhỏ...
- HS đọc lướt toàn bộ văn bản đề tìm các chi tiết nói về ước mơ của các bạn nhỏ.
- Sau đó, HS lựa chọn một bạn trong câu chuyện để đóng vai và chuẩn bị các ý để nói về ước mơ của bạn đó.
- HS làm việc theo nhóm/ theo cặp, nêu ước mơ của các bạn nhỏ.
- Nhóm thống nhất đáp án. Sau đó, lần lượt mời HS đóng vai một bạn nhỏ và kể về ước mơ của bạn nhỏ đó.
- Các HS khác nhận xét, góp ý.
- Đại diện 2-3 nhóm trả lòi ý 1 trong câu hỏi :
+ Tuyết ước mơ làm cô giáo, Văn ước mơ làm bộ đội hải quân, Điệp ước mơ làm y tá, Lê ước mơ làm lái xe, Thành ước mơ làm phi công).
- 2 - 3 HS xung phong để thực hiện yêu cầu 2:
+ HS 1:đóng vai Văn hay .. có thể:
+ Tớ là Văn. Tớ ước mơ trở thành chú bộ đội hải quân vì tớ rất vui được tha hồ đọc thư của học sinh gửi cho bộ đội nơi đảo xa.
+ Tớ là Tuyết . Ước mơ của tớ mai này làm cô giáo Tiếng Anh. Vì tớ rất yêu thích nghề dạy học. Tớ cũng thấy nghề dạy học là nghề cao quý.
+ Tớ là Điệp. Lớn lên tớ ước mơ là một cô y tá. Vì tớ muốn đem lại hạnh phúc và tiếng cười cho mọi người. Tớ muốn bệnh nhân tớ mau khỏi bệnh. Vì bố tớ bảo : " Lương y như từ mẫu".
+ Tớ là Lê. Sau này, tớ sẽ làm nghề lái xe. Vì tớ muốn có những chuyến đi dài. Tớ sẽ vận chuyển hàng hóa đi khắp đất nước. Vì tớ yêu những cung đường và những nẻo đường xa.
+ Tớ là Thành. Ước mơ đẹp của tớ được trở thành một phi công. Vì tớ muốn được bay cùng trời xanh. Tớ thích được đi khắp nơi. Vì tớ yêu mây trắng và được ngắm quê hương mình từ trên cao.
- G V khen ngợi những HS trả lòi tích cực, diễn đạt tốt.
Câu 4. Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh bạn nhỏ mơ mình và các bạn bám vào những quả bóng ước mơ bay lên trời xanh.
- GV mời 1 HS đọc to yêu cầu.
- G V hướng dẫn HS làm việc cá nhân,
- Bạn có suy nghĩ gì về hình ảnh bạn nhỏ mơ mình và các bạn bám vào những quả bóng ước mơ bay lên trời xanh?
- HS trao đổi ý kiến trong nhóm. HS có thể nêu những ý kiến khác nhau, tuỳ vào cảm nhận của mình.
- GV khuyến khích HS thoải mái nêu ý kiến của mình, không theo khuôn mẫu cho trước.
- 2 - 3 HS trinh bày trước lớp.
- GV khen ngợi các HS có ý kiến hay.
+ Đó là hình ảnh rất đẹp, tượng trưng cho những ước mơ của các bạn nhỏ luôn bay thật cao, thật xa.
+ Tớ nghĩ đó là hình ảnh đó chính là khát khao của các bạn nhỏ mong muốn bay lên vươn lấy những tầm cao.
+ Tớ nghĩ bay theo những trái bóng như cố gắng hiện ước mơ, theo đuổi ước mơ để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
+ Đó là khát vọng của tuổi thơ, luôn bay bổng, luôn mơ ước, mong muốn khám phá chân trời mới.
- GV có thể nói - hỏi thêm:
- Theo bạn điểm chung của những ước mơ của chúng ta là gì?
+ Ước mơ của chúng ta rất phong phú.
+ Ước mơ của chúng ta luôn thay đổi.
+ Ước mơ của chúng ta luôn hướng tới những điều tốt đẹp.
+ Ước mơ của chúng ta bay càng cao, càng xa, thì tương lai sẽ càng có khả năng tốt đẹp.
Khi còn nhỏ, ta ước mơ được làm cô lao công, bác bán hàng, chú lái xe,... - là những người ta nhìn thấy xung quanh, hằng ngày. Lớn lên một chút, ta hiểu hơn về công việc của bố mẹ và ước mơ được làm nghề giống như bố mẹ. Khi lớn hơn nữa, biết nhiều thứ hơn, gặp nhiều người thú vị hơn, ta lại tiếp tục thay đổi ước mơ. Như vậy, ước mơ sẽ thay đổi theo nhận thức và suy nghĩ của chúng ta. Nhưng dù có thay đổi bao nhiêu lần, thi có một điểm chung giữa các ước mơ là luôn hướng con ngưòi tới những điều tốt đẹp. Việc thay đổi ước mơ là việc rất bình thường và đáng yêu của trẻ nhỏ. Ước mơ càng bay cao, bay xa, thi tương lai sẽ càng có khả năng tốt đẹp.
Câu 5. Nếu tham gia vào câu chuyện của các bạn nhỏ, em sẽ kể những gì về ước mơ của mình?
- G V nêu yêu cầu, hướng dẫn HS tự suy nghĩ để trả lòi câu hỏi sau đó chia sẻ trong nhóm.
- HS có thể kể về ước mơ hiện tại của bản thân mình, hoặc những ước mơ đã từng có...
- G V khuyến khích HS nêu lí do HS có ước mơ đó.
- 2 - 3 HS trình bày trước lóp.
- G V khen ngợi những HS có ý kiến hay, trình bày tốt.
- Em mơ ước trở thành nhà khoa học bởi vì em muốn sáng chế ra những điều mới lạ giúp cho xã hội ngày càng phát triển hơn.
- Từ nhỏ, to rất thích vẽ tranh. Em ước là một họa sĩ nổi tiếng. Em sẽ vẽ những bức tranh đẹp. Em bán tranh lấy tiền ủng hộ các bạn nhỏ nghèo.
- Các bạn à, ước mơ của tớ là được trở thành một bác sĩ. Vì tớ ước được mặc áo bờ lu trắng, làm việc trong bệnh viện lớn. Tớ sẽ khám và chữa bệnh cho mọi người. Tớ sẽ vượt qua những ca mổ khó. Tớ sẽ mang lại sự sống cho mọi người.
- Em mong ước trở thành cô giáo dạy Tiếng Anh. Em sẽ dạy các em nhỏ nơi vùng sâu. Em giúp các em đó học hát Tiếng Anh thành thạo.
- Bà nội tớ bị ốm. Bà xanh và gầy lắm. Gia đình tớ đã đưa bà đi chữa nhiều nơi nhưng bệnh bà vẫn chưa giảm. Cả nhà ai cũng lo lắng cho bà. Tớ ước gì có một liều thuốc thần kì. Thuốc đó giúp cho bà khỏi bệnh.
- Bài đọc muốn nói điều gì?
+ Ai cũng có ước mơ và ước mơ nào cũng rất đẹp. Có ước mơ, chia sẻ về ước mơ và nuôi dưỡng ước mơ là cách để chúng ta cố gắng phấn đấu cho một tương lai tốt đẹp hơn.
4. Luyện đọc lại
G V hướng dẫn HS đọc diễn cảm câu chuyện:
- Làm việc chung cả lóp (4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lóp); GV và cả lóp góp ý cách đọc diễn cảm.
- Làm việc nhóm (HS đọc theo nhóm 4, góp ý trong nhóm).