Cách nối các vế câu ghép | Tiếng Việt 5 Tuần 20 Bài 3 Sách Kết nối Trang 19

Cách nối các vế câu ghép  - Đây là bài giảng giúp các em học sinh Lớp 5 học tốt Tiếng Việt 5 của Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Bài giảng có trong tiết  2 Bài 3 trang 19 của  chủ điểm: Vẻ đẹp cuộc sống của Sách Tiếng Việt 5 có trên kênh Tư liệu tiểu học. Tiết Luyện từ và câu này, giúp em nhận biết được các vế câu trong câu ghép. Em biết cách nối các vế của câu ghép bằng một kết từ và cách nối trực tiếp các vế của câu ghép. Em vận dụng kiến thức đã học để thực hành tạo lập câu ghép.

00:59. Khởi động:Trò chơi: Em chọn hoa nào
04:16. Yêu cầu cần đạt
04:44. Bài 1 : Tìm câu ghép, tìm kết từ được dùng để nối các vế câu.
13:20. Bài 2 : Tìm các vế của mỗi câu ghép, chỉ ra sự  khác so với cách nối các vế câu ở bài tập 1.
20:13.  Bài 3 : Tìm câu  câu ghép trong đoạn văn
23:53. Bài 4 : Viết đoạn văn về bài thơ Hạt gạo làng ta có chứa câu ghép.
#TiếngViệtLớp5Kếtnối, #BaiGiangTiengViet5, #Cáchnốicácvếcâughép, #TiếngViệt5Tuần20bài3Trang19

TIẾT 2 . LUYỆN TỪ VÀ CÂU . CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP 

1. Tìm câu ghép trong các đoạn và cho biết kết từ nào được dùng để nối các vế câu
a. Hoa bưởi là hoa cây còn hoa nhài là hoa bụi. Hoa cây có sức sống mạnh mẽ. Hoa bụi có chút gì giản dị hơn. Hương toả từ những cành hoa nhưng hương bưởi và hương nhài chẳng bao giờ lẫn.
(Theo Ngô Văn Phú)
b. Năm nay, vườn của ông tôi được mùa cả hoa lẫn quả. Ôi chao, cây khế sai chi chít những quả chín và giàn nhót đỏ mọng những chùm trái ngon lành.
(Vũ Tú Nam)
c. Chiếc xe lao đi khá nhanh mà rất êm. Thỉnh thoảng, xe chạy chậm lại vì vướng những xe phía trước rồi xe lại lướt lên như mũi tên.
(Theo Trần Thanh Địch)
– GV nêu yêu cầu của bài tập 1. 
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, thực hiện yêu cầu của bài tập, ghi kết quả vào vở hoặc phiếu bài tập, vở bài tập (nếu có). 
– GV mời một số nhóm báo cáo kết quả trước lớp hoặc dán phiếu bài tập lên bảng. 
– GV và HS nhận xét, góp ý. 
– GV và HS thống nhất câu trả lời. 
Câu ghép 
Hoa bưởi là hoa cây còn hoa nhài là hoa bụi. 
Hương toả từ những cánh hoa nhưng hương bưởi và hương nhài chẳng bao giờ lẫn. 
Ôi chao, cây khế sai chi chít những quả chín và giàn nhót đỏ mọng những chùm trái ngon lành. 
Thỉnh thoảng, xe chạy chậm lại vì vướng những xe phía trước rồi xe lại lướt lên như mũi tên. 
Kết từ nối các vế câu còn , nhưng. và , rồi 
- GV hướng dẫn HS rút ra ý 1 ở phần Ghi nhớ: Các vế của câu ghép có thể nối với nhau bằng một kết từ như (và, rồi, hoặc, còn, nhưng, mà, song,...). 

2. Tìm các vế của mỗi câu ghép và cho biết cách nối các vế câu ở bài tập này có gì  khác so với cách nối các vế câu ở bài tập 1. 
a. Hoa cánh kiến nở vàng trên rừng, hoa sở và hoa kim anh trắng xoá.
(Xuân Quỳnh)
b. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sông nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.
(Khuất Quang Thụy)
c. Ở mảnh đất ấy, tháng Giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột; tháng Tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép; tháng Chín, tháng Mười, đi móc con da dưới vệ sông.
(Nguyễn Khải)

- GV mời 1 HS đọc câu lệnh, nêu yêu cầu của bài tập. 
– GV giải thích “con da”: là một loại cua giống như cua đồng nhưng to gấp ba, gấp bốn cua đồng, chân dài, thường chỉ xuất hiện vào tháng 9, 10 âm lịch hằng năm nên rất hiếm. 
– GV hướng dẫn cách thực hiện: 
+ HS làm việc cá nhân, đọc thầm lại yêu cầu của bài tập; dự kiến câu trả lời. 
+ HS làm việc nhóm. HS ghi câu trả lời vào phiếu bài tập, vở hoặc giấy nháp. 
– Một số HS đại diện nhóm trình bày kết quả. GV và cả lớp nhận xét. 
GV và HS thống nhất đáp án 

Câu a.  Vế 1: hoa cánh kiến nở trên rừng,
Vế 2: hoa sở và hoa kim anh trắng xoá 
Cách nối các vế câu có điểm khác với bài tập 1 Nối trực tiếp: không dùng kết từ mà dùng dấu phẩy. 
b. Dưới ánh trăng, dòng 
Câu b. Vế 1: dòng sông sáng rực
Vế 2: những con sông nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.
Nối trực tiếp: không dùng sông sáng rực lên, những | lên 
con sóng nhỏ lăn tăn gợn | 
vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát 
Nối trực tiếp: không dùng kết từ mà dùng dấu phẩy. 
c. Ở mảnh đất ấy, tháng|đốt bãi, đào ổ chuột ; tháng Tám nước
Vế 1: tháng Giêng,  tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột 
Vế 2: tháng Tám nước lên, lên, tôi đánh giậm, úp cá, 
 Vế 3: tháng Chín, tháng tháng Mười,  đi móc con da dưới da dưới vệ sông. 
vệ sông 
kết từ mà dùng dấu phẩy. 
Nối trực tiếp: không dùng kết từ mà dùng dấu chấm phẩy. 
– GV hướng dẫn HS rút ra ý 2 ở phần Ghi nhớ: Các vế của câu ghép có thể nối trực tiếp với nhau: giữa các vế không có kết từ mà chỉ có dấu câu (dấu phẩy, dấu chấm phẩy,...). 
+ Các vế của câu ghép có thể nối với nhau bằng một kết từ (và, rồi, hoặc, còn, nhưng, mà, song,...)
+ Các vế của câu ghép có thế nối trực tiếp với nhau: giữa các vế không có kết từ mà chỉ có dấu câu (dấu phẩy, dấu chấm phẩy)


3. Chọn kết từ thay cho mỗi bông hoa trong các câu ghép. 
– GV nêu yêu cầu của bài tập 3 (hoặc GV gọi HS nêu yêu cầu của bài tập). 
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, thực hiện yêu cầu của bài tập (chọn kết từ thay cho mỗi bông hoa trong các câu ghép) và ghi kết quả vào phiếu bài tập. 
– GV mời một số nhóm báo cáo kết quả trước lớp. 
– GV và HS nhận xét, góp ý. 
- GV và HS thống nhất câu trả lời. 
Đáp án: 
a. Chích bông là loài chim bé nhỏ nhưng nó lại là loài chim có ích đối với nhà nông. 
b. Ngoài sân, mèo mun đang nằm sưởi nắng và cún con cũng vậy. 
c. Vườn nhà em, ban ngày, hoa mẫu đơn, hoa lan, hoa cúc đua nhau khoe sắc còn ban đêm, hoa nguyệt quế, hoa hoàng lan, hoa mộc lại cùng nhau toả hương. 
d. Ngày nghỉ, em dậy sớm đá bóng với bố rồi em cùng mẹ ra vườn tưới cây. 

4. Viết đoạn văn (3 – 5 câu) về bài thơ Hạt gạo làng ta, trong đó có câu ghép gồm  các vế nối bằng một kết từ hoặc nối trực tiếp. 
– GV nêu yêu cầu của bài tập 4 (hoặc GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập). 
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, nói 3 – 5 câu về bài thơ Hạt gạo làng ta, trong đó có câu ghép gồm các vế nối bằng một kết từ hoặc nối trực tiếp. 
+ Từng thành viên trong nhóm nói 3 – 5 câu về bài thơ Hạt gạo làng ta, trong đó có câu ghép gồm các vế nối bằng một kết từ hoặc nối trực tiếp. 
+ Các thành viên trong nhóm góp ý cho nhau, chọn sản phẩm tốt nhất để báo cáo trước lớp. 
GV mời 2 – 3 nhóm báo cáo kết quả trước lớp. 
– GV và HS nhận xét, góp ý. 
HS làm việc cá nhân, dựa trên kết quả nói, viết 3 – 5 câu về bài thơ Hạt gạo làng ta, trong đó có câu ghép gồm các vế nối bằng một kết từ hoặc nối trực tiếp. 
GV lưu ý HS đây là bài tập có đáp án mở, mỗi HS có thể viết một đoạn văn theo suy nghĩ của mình nhưng phải đáp ứng yêu cầu:
 (1) Đoạn văn viết về bài thơ Hạt gạo làng ta;
 (2) Đoạn văn có câu ghép gồm các vế được nối bằng một kết từ hoặc nối trực tiếp (VD: Hạt gạo làng ta có vị phù sa của sông Kinh Thầy, đồng thời hạt gạo làng ta cũng thấm đượm mồ hôi, công sức của người nông dân...); 
(3) Đoạn văn phải đảm bảo sự liên kết giữa các câu. 


Đoan văn 1:
Khổ 1 trong bài thơ " Hạt gạo làng ta" cho em thấy hạt gạo là sự kết tinh của đất trời. Hạt gạo được coi là hạt vàng vì nó được kết tinh của ruộng đồng phù sa và nước hồ ngát sen thơm. Hạt gạo không chỉ thấm đượm lời hát của bà của mẹ mà nó còn mang nặng những nhọc nhằn vất vả của bà con nông dân. Chúng ta cần trâng trọng hạt gạo vì đó là thành quả lao động của bà con nông dân.
Cái nắng tháng sáu là vậy, nắng cắt da cắt thịt, nước dưới ruộng nóng như ai nấu. Lũ cá cờ chết nổi lềnh bềnh trên mặt nước, lũ cua nóng không chịu được ngoi hết lên bờ. Vậy mà, mẹ em vẫn phải xuống ruộng để cấy cho kịp mùa vụ. Mặc cho cái nắng 40 độ chiếu thẳng trên lưng, mặc cho đôi chân đang ngâm trong hồ nước nóng, đôi tay mẹ vẫn đều đặn vắt những cây mạ từ trên tay cấy xuống ruộng. Giọt mồ hôi lăn trên vầng trán mẹ. Mỗi hạt gạo làm ra chứa bao giọt mồ hôi, bao nỗi vất vả của mẹ. Thương mẹ nhiều lắm, mẹ ơi!

Đoan văn 2:
Khổ thơ 2 trong bài thơ " Hạt gạo làng ta" cho em thấy người nông dân làm ra hạt gạo thật vất vả. Tháng Bảy, bà con phải oằn mình chống bão còn tháng Ba, họ phải vật lộn với những trận mưa dầm dề. Vào tháng Sáu,  trời nắng như thiêu như đốt nhưng mẹ em vẫn xuống cấy lúa cho kịp thời vụ. Cho dù cua cá phải  tìm nơi tránh nắng nhưng mẹ vẫn kiên trì cấy từng hàng mạ non. Dưới cái nắng gay gắt, mồ hôi mẹ chảy ra đầm đìa như mưa. Em thương mẹ nhiều lắm!

Đoan văn 3:
Bài thơ " Hạt gạo làng ta" cho em thấy các nhỏ lao động hăng say. Trên đồng, chỗ này mấy bạn tát nước chống hạn cứu lúa ,  chỗ kía mấy bạn bắt sâu cho lúa. Cuối đồng, các bạn hồ hởi gánh phân bón  cho lúa dù đôi quang trành vẫn còn quết đất.  Các bạn hát vang bài hát hạt vàng làng ta vì  hạt gạo rất quý, rất giá trị. Hạt gạo không chỉ gửi ra tiền tuyến mà nó còn gửi đến phương xa. Vì thế, bạn nào cũng biết quý trọng công sức lao động của người nông dân.

Đoan văn 4:

Giữa cái nắng nóng bức, người mẹ vẫn chỉ đang chăm chăm cấy lúa. Những giọt mồ hôi như những giọt nước mắt của người mẹ mà bắt đầu tuôn ra. Vào những ngày đó , nước nóng như đã được nấu sôi.Dù cái nóng gay gắt đã thành trở ngại lớn cho công việc của mình nhưng người mẹ vẫn cấy lúa. Mong sao cho những hạt gạo mà người mẹ đã bỏ ra biết bao nhiêu giọt mồ hôi, nước mắt sẽ trở thành những hạt gạo , hạt cơm ngon và được quý như vàng.