Câu đơn và câu ghép   | Tiếng Việt 5 Tuần 19 bài 1 Sách Kết nối  Trang 10

Câu đơn và câu ghép - Đây là bài giảng giúp các em học sinh Lớp 5 học tốt Tiếng Việt 5 của Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Bài giảng có trong tiết  2 Bài 1 trang 10  của  chủ điểm: Vẻ đẹp cuộc sống của Sách Tiếng Việt 5 có trên kênh Tư liệu tiểu học. Tiết Luyện từ và câu này, giúp em nhận biết được sự khác nhau giữa câu đơn và câu ghép. Em biết được cấu tạo và đặc điểm của câu ghép. Em vận dụng kiến thức đã học để thực hành tạo lập câu ghép.


00:49. Khởi động: Mảnh ghép bí ẩn
03:20. Yêu cầu cần đạt
03:44. Bài 1 : Nhận diện Câu đơn, câu ghép
09:13. Bài 2 : Chỉ ra 2 vế câu trong câu ghép
15:03. Ghi nhớ Câu đơn, câu ghép
13:30. Bài 3 : Tìm câu  câu ghép trong đoạn văn
17:39. Bài 4 : Đặt 1-2  câu ghép về Nai Ngọc trong câu chuyện Tiếng hát của người đá
21:27. Hoạt động  trải nghiệm và sáng tạo: Ai nhanh , Ai đúng
#TiếngViệtLớp5Kếtnối, #BaiGiangTiengViet5, #Câuđơnvàcâughép, #TiếngViệt5Tuần19bài1Trang10

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: CÂU ĐƠN VÀ CÂU GHÉP 
Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được sự khác nhau giữa câu đơn và câu ghép.
- Biết được cấu tạo và đặc điểm của câu ghép.
- Vận dụng kiến thức đã học để thực hành tạo lập câu ghép.
 qua đó phát triển kĩ năng viết nói chung, kĩ năng tạo lập văn bản nói riêng. 


1. Đọc các câu và thực hiện yêu cầu. 
Mục đích của bài tập này là giúp HS nhận biết được sự khác nhau giữa câu đơn và câu ghép; mối quan hệ giữa các vế của câu ghép. 
– GV hướng dẫn HS ôn lại kiến thức về câu, hai thành phần chính của câu (chủ ngữ và vị ngữ) đã được học ở lớp 4 theo các bước sau: 
+ Bước 1: Yêu cầu HS nêu các thành phần chính của câu (chủ ngữ và vị ngữ). 
+ Bước 2: Mời HS đặt câu theo chủ đề tự chọn và xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu vừa đặt. 
+GV chốt lại kiến thức ôn tập về chủ ngữ, vị ngữ (tham khảo SGV Tiếng Việt 4, tập hai). – HS đọc bài tập 1 và thực hiện yêu cầu theo các bước: 
+ HS làm việc cá nhân trước khi trao đổi theo cặp hoặc nhóm để đối chiếu kết quả. + Đại diện một số nhóm trình bày kết quả. GV và cả lớp nhận xét và thống nhất đáp án. Đáp án: Ở ví dụ a có 2 câu. Câu thứ nhất có chủ ngữ là trời, vị ngữ là không mưa, câu thứ hai có chủ ngữ là ruộng đồng, vị ngữ là khô hạn, nứt nẻ. Ở ví dụ b chỉ có 1 câu và câu này có 2 cụm chủ ngữ – vị ngữ (vì câu b gộp cả 2 câu ở ví dụ a). Từ nên có tác dụng nối các ý được thể hiện ở 2 cụm chủ ngữ – vị ngữ đó. 

2. Xác định câu có hai cụm chủ ngữ – vị ngữ trong đoạn văn. Từ nào có tác dụng  nối các cụm chủ ngữ – vị ngữ đó? 
Mục đích của bài tập này là giúp HS hiểu được mối quan hệ chặt chẽ giữa các ý được thể hiện trong một câu ghép. 
– GV nêu yêu cầu của bài tập 2, cho HS làm việc cá nhân và làm việc nhóm để thống nhất kết quả. 
+ Xác định câu có hai cụm chủ ngữ – vị ngữ trong đoạn văn. 
+ Tìm từ có tác dụng nối các cụm chủ ngữ – vị ngữ. 
– Đại diện một số nhóm trình bày kết quả. GV và cả lớp nhận xét, thống nhất đáp án. 
Với vế hỏi thứ hai, do đã hiểu được tác dụng nối hai cụm chủ ngữ – vị ngữ của từ nên ở bài tập 1, HS có thể tìm ra từ nhưng có tác dụng nối ở đây. 

Đáp án: Câu có hai cụm chủ ngữ – vị ngữ là: Đến nay, con người/ đã có những con tàu to lớn vượt biển khơi,/ nhưng những cánh buồm/ vẫn sống mãi cùng sông nước và con người. Từ nhưng có tác dụng nối hai cụm chủ ngữ – vị ngữ này. 
Lưu ý: Nếu xét riêng biệt thì câu “Những cánh buồm chung thuỷ cùng con người vượt qua bao nhiêu sóng nước, thời gian.” có thể có hai cách phân tích khác nhau: 
Cách 1: Chủ ngữ:  Những cánh buồm 
Vị ngữ : chung thuỷ cùng con người vượt qua bao nhiêu sóng nước, thời gian. 
Cách 2: Những cánh buồm chung thuỷ | cùng con người vượt qua bao nhiêu sóng nước, thời gian. 
Tuy vậy, xét trong cả đoạn văn, cách 1 phù hợp hơn cách 2 vì câu thứ nhất có cụm từ những cánh buồm làm chủ ngữ thì ở câu thứ hai, xác định những cánh buồm là chủ ngữ sẽ đảm bảo tính nhất quán của mạch viết. 
Dù phân tích theo cách nào thì cũng không ảnh hưởng đến kết quả vì bài tập này chỉ yêu cầu xác định câu ghép và các vế của câu ghép, không yêu cầu phân tích cấu tạo của từng cụm chủ ngữ – vị ngữ. 
– Sau khi kết thúc bài tập 2, GV cho HS chốt lại khái niệm câu đơn và câu ghép trong phần Ghi nhớ. 
+ GV mời 1 – 2 HS đọc Ghi nhớ trước lớp. 
+ Cả lớp đọc thầm Ghi nhớ. 
+ GV mời HS xung phong nêu được Ghi nhớ về câu đơn và câu ghép mà không cần  nhìn sách. 

3. Tìm câu ghép trong đoạn văn và xác định các vế câu trong mỗi câu ghép. 
(1) Chúng tôi đi chăn trâu, ngày nào cũng qua suối. (2) Cỏ gần nước tươi tốt nên trâu ăn cỏ men theo bờ suối, rồi mới lên đồi, lên núi. (3) Chiều về, đàn trâu no cỏ đằm mình dưới suối, chúng tôi tha thẩn tìm những viên đá đẹp cho mình. (Theo Văn Thành Lê)

Bài tập này nhằm giúp HS củng cố kiến thức về câu ghép, đồng thời luyện tập kĩ năng nhận biết câu ghép và phân tích cấu tạo của chúng. 
– GV nêu yêu cầu của bài tập và hướng dẫn HS thực hiện. 
+ HS làm việc cá nhân, có thể ghi kết quả vào vở hoặc giấy nháp. 
+ HS làm việc theo nhóm để trao đổi về kết quả làm việc cá nhân và thống nhất câu 
trả lời của nhóm. 
+ Đại diện một số nhóm trình bày, GV và cả lớp nhận xét. 
Đáp án: Đoạn văn có 2 câu ghép: Câu 1: Cỏ gần nước tươi tốt/ nên trâu ăn cỏ men theo bờ suối, rồi mới lên đồi, lên núi (có 2 vế câu). Câu 2: Chiều về, đàn trâu nó có đằm mình dưới suối, chúng tôi tha thẩn tìm những viên đá đẹp cho mình (có 2 vế câu). 


4. Đặt 1 – 2 câu ghép nói về nhân vật Nai Ngọc trong bài đọc Tiếng hát của người đá. 
Bài tập này tạo cho HS cơ hội được thực hành viết câu ghép với nội dung được định hướng từ văn bản đọc: nhân vật Nai Ngọc trong bài đọc Tiếng hát của người đó. 
GV cho HS làm việc cá nhân, viết 1 − 2 câu ghép theo yêu cầu của bài tập. 
- GV cho HS làm việc theo cặp để trao đổi kết quả. 
– Một số HS báo cáo kết quả trước lớp. 
- Các HS khác nhận xét. GV khen ngợi những HS viết được những câu ghép hay. 
- Lưu ý: Cần phân tích để giúp HS hiểu được vì sao những câu đó được coi là hay (nội dung, cách viết). 
- Dân làng ai cũng  muốn biết em từ đâu tới và tên gì  nhưng em chỉ cười.
- Giặc tan, dân làng không tìm thấy Nai Ngọc đâu. 
- Một buổi sáng, mỏm đá khẽ cựa quậy, một em bé xinh đẹp bước ra từ mỏm đá đó. 
- Tiếng hát của Nai  Ngọc  vang lên,  muông thú nhảy múa theo tiếng hát. 
- Nhờ Nai Ngọc cất tiếng  nên những kẻ xâm lược đã bỏ vũ khí , quay trở về với vợ con.
- Giặc tan, Nai Ngọc đã trở lên núi cao, biến thành đá như trước.