Đọc: Bài ca về mặt trời | Tiếng Việt 5 Tuần 8 bài 15 Sách Kết nối Trang 72
Bài ca về mặt trời - Đây là bài đọc Tiết 1 của Bài 15 Tuần 8 Sách Tiếng Việt 5 Sách Kết nối tri thức có trên kênh Tư liệu Tiệu học. Bài giảng này thuộc chủ điểm : Thiên nhiên kì thú. Qua bài Đọc Những ngọn núi nóng rẫy trang 72 giúp em rèn đọc, biết đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện. Em biết đọc diễn cảm thể hiện cảm xúc của nhân vật. Em hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm và suy nghĩ, biết rung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên quanh mình.
00:51 . Khởi động : Nói cho nhau nghe những cảm xúc khi mặt trời mọc hay lặn
02:15. Trải nghiệm: Video ca khúc: Em hát gọi mặt trời
03:29 Yêu cầu cần đạt
04:30 Đọc văn bản: Bài ca về mặt trời
07:12 Hoạt động 1: Luyện đọc đúng
12:39. Hoạt động 2. Tìm hiểu bài
14:50. Câu 1. Âm thanh đàn chim sẻ khi mặt trời lên
16:29. Câu 2. Miêu tả cảnh mặt trời mọc
18:59. Câu 3. Cách liên tưởng mặt trời như chiếc mũ đỏ, như chiếc mâm đồng đỏ
20:33. Câu 4. Cảm xúc khi phát hiện vầng mặt trời
22:45. Câu 5. Nêu ý kiến về đoạn văn tả mặt trời mọc
25:15 . Luyện đọc lại
26:49. Vận dụng và trải nghiệm
#Tưliệutiểuhọc, #tieuhocvn, #TiếngViệt5Kếtnối, #Đọcbài15trang72, #Bàicavềmặttrời
https://youtu.be/GEwMdQVrPAE
BÀI 15. BÀI CA VỀ MẶT TRỜI (3 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
– Đọc thành tiếng: Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Bài ca về mặt trời.
Biết đọc diễn cảm các đoạn chứa nhiều từ ngữ gợi tả, gợi cảm và thể hiện tâm lí, cảm xúc của nhân vật; tốc độ đọc khoảng 90 – 100 tiếng trong 1 phút;
– Đọc hiểu: Nhận biết được các nhân vật qua hành động và lời nói của nhân vật; nhận biết các sự việc xảy ra trong câu chuyện. Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện. Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm và suy nghĩ của nhân vật. Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Cần biết rung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên quanh mình.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực tập đọc, cố gắng luyện đọc đúng, luyện đọc diễn cảm tốt.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nâng cao kĩ năng tìm hiểu ý nghĩa nội dung bài đọc và vận dụng vào thực tiễn.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong trả lời các câu hỏi và hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết rung cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên quanh mình.
- Phẩm chất nhân ái: Thông qua bài đọc, biết yêu quý bạn bè, tích cực hoạt động tập thể.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác tập đọc, trả lời các câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
TIẾT 1 ĐỌC
ÔN BÀI CŨ
- 2 HS đọc nôi tiếp bài Những ngọn núi nóng rẫy và trả lời l - 2 câu hỏi đọc hiêu cuối bài.
1. Khởi động.
- GV mời 1 HS nêu yêu cầu của phần khởi động. (Chia sẻ với bạn suy nghĩ, cảm xúc của em về cảnh mặt trời mọc hoặc mặt trời lặn.)
- Khi mặt trời lên, phương đông nhuộm màu hồng. Vạn vật bừng tỉnh giấc. Chim chóc hót ca vang lừng.
-Khi mặt trời mọc, đằng đông rự hồng. Mặt trời ban phát ngàn tia nắng ấm áp xuống trần gian.
- Mặt trời lên, báo hiệu một ngày mới. Chim chóc reo ca. Vạn vật bừng tỉnh giấc.
- Mặt trời như một vị cứu tinh của muôn loài. Mặt trời lên là để duy trì sự sống. Mặt trời lên vô cùng đẹp và chói lọi.
- GV có thể cho HS xem các tranh ảnh hoặc clip về cảnh mặt trời mọc, mặt trời lặn
- GV giao nhiệm vụ:
+ HS làm việc theo nhóm, từng cá nhân nêu ý kiến của mình. Các HS khác góp ý, hoặc đặt câu hỏi đế làm rõ hon vê cảnh mặt trời mọc hoặc mặt trời lặn mà bạn nói đến (VD: Ở đâu? Bao giờ? Với ai? Mặt trời trông như thế nào? Khung cảnh xung quanh trông như thế nào?).
+ 2- 3 HS phát biếu ỷ kiến trước lớp. GV khen ngợi những HS trình bày rõ ràng, tự tin và hấp dẫn.
- GV mời HS quan sát và nêu nội dung tranh minh hoạ bài đọc.
(VD: Tranh thể hiện khung cảnh ở trong một sân vườn. Một cậu bé đang dang tay hướng về phía mặt trời. Đây có lẽ lả cảnh mặt trời mọc. Mặt trời đỏ, rất lớn đang chiếm lĩnh bầu trời. Tất cả đêu trở nên đẹp hơn trong khung cảnh bình minh.)
- GV giới thiệu khái quát bài đọc Bài ca về mặt trời (VD: Hôm nay các em sẽ luyện đọc bài Bài ca về mặt trời. Các em sẽ đọc kĩ để hiểu bạn nhỏ trong câu chuyện đã cảm thấy thế nào khi chứng kiến cảnh mặt trời mọc.)
2. Đọc văn bản.
BÀI CA VỀ MẶT TRỜI
Không hiểu sao, tôi thức dậy rất sớm. Sương mù như tấm khăn voan mỏng màu sữa bay la đà trên những khóm cây quanh vườn, trùm lấp một khoảng sân. Tôi chợt nhận ra, trên những ngọn cau cao, chim sẻ thi nhau cất tiếng hót. Tôi lắng tai nghe. Dàn đồng ca chim sẻ khi bổng khi trầm, khi nhanh khi chậm, xôn xao vòm không gian. Chúng đang hát về cái gì vậy? Tôi không thể biết được. Nhưng rõ ràng là chúng đã trông thấy một cái gì đó mà tôi không thể cùng trông thấy được.
Tôi ngước nhìn về phương đông, sau vòm cây xanh thẫm bỗng nhô lên nửa vành mũ màu đỏ. Chiếc mũ đỏ to lớn nhô dần lên trên nền trời buổi sớm. Cuối cùng chiếc mũ đỏ bay lên khỏi vòm cây. Đấy là vầng mặt trời. Vầng mặt trời giống một chiếc mâm đồng đỏ bay từ từ chiếm lĩnh nền trời xa, rộng. Chim sẻ càng cất cao giọng, chiếc mâm đồng đỏ càng nhích dần lên.
Vầng mặt trời đã lên từ bao giờ? Chắc là nó đã nhô lên khỏi mặt biển trước khi nhô lên khỏi vòm cây. Trái tim tôi bỗng vang lên một bài ca hoà với bài ca của những con chim sẻ trên trời cao. Bài ca về mặt trời.
Mâm đồng đỏ. Mâm đồng đỏ
Suốt đêm tắm biển
Làm nước biển sôi
Ngày trở về trời
Mâm đồng không nguội
Mâm đồng đỏ chói.
Mặt trời. Mặt trời...
(Theo Nguyễn Trọng Tạo)
- GV đọc cả bài (đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ thế hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật. VD: cái gì vậy rõ ràng là, từ bao giờ; chắc là, bỗng,...)
- GV hướng dẫn đọc:
+ Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai (VD: mỏng, màu sữa, bông, lè tè, xanh thẫm, vành mũ, chiếm lĩnh,...)
+ Cách ngắt giọng ở những câu dài, VD: Sươmg mù như tấm khăn voan mỏng màu sữa/ bay la đà trên những khóm cây quanh vườn,/ trùm lấp một khoáng sân;...
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp (đoạn 1: từ đầu đến không thể cùng trông thấy được; đoạn 2: tỉểp theo đến nhích dần lên; đoạn 3: còn lại).
- HS làm việc nhóm (3 HS/ nhóm): Mỗi HS đọc một đoạn (đọc nối tiếp 3 đoạn), đọc nối tiếp 1-2 lượt.
- HS làm việc cá nhân: Đọc nhâm toàn bài một lượt.
- GV nhận xét việc luyện đọc của cả lớp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Khởi động:
- Mục tiêu:
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- Cho HS xem video hoạt hình Thần gió và
mặt trời và yêu cầu HS nêu cảm nhận của em về nhân vật mặt trời
– GV dẫn dắt: Ngoài sức mạnh vô tận, mặt trời còn tạo ra những cảnh đẹp tuyệt vời cho Trái đất của chúng mình, cảnh đẹp đó là gì, bài học ngày hôm này chúng mình sẽ tìm hiểu nhé! - HS chia sẻ cảm nhận về những hình ảnh trong clip. Gọi 1 – 2 HS nhận xét.
- Hs lắng nghe và ghi tên bài
2. Khám phá.
- Mục tiêu: Đọc đúng và diễn cảm toàn bộ bài “Bài ca về mặt trời”.
+ Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Luyện đọc.
- GV đọc mẫu lần 1: với giọng đọc diễn cảm, chú ý tới những chỗ ngắt nghỉ, các từ ngữ thể hiện sự diễn cảm (cái gì vậy; rõ ràng là, từ bao giờ; chắc là, bỗng...) trong văn bản
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV hỏi HS: Theo em, câu chuyện này có mấy đoạn? – 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
– HS nghe câu hỏi, đọc thầm toàn văn bản và trả lời.
+ Đoạn 1: từ đầu đến trông thấy được.
+ Đoạn 2: tiếp theo đến càng nhích dần lên.
+ Đoạn 3: phần còn lại.
– Tổ chức cho HS đọc nối tiếp đoạn
- GV gọi 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn.
– Hướng dẫn HS luyện đọc từ dễ phát âm sai:
mỏng, màu sữa, bổng, lè tè, xanh thẫm, vành mũ, chiếm lĩnh,...
– GV dùng bảng phụ hướng dẫn HS cách ngắt nghỉ ở câu dài. Ví dụ: Sương mù như tấm khăn voan mỏng màu sữa/ bay la đà trên những khóm cây quanh vườn, / trùm lấp một khoảng sân;
– Tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm.
– GV nhận xét, tuyên dương.
– HS lắng nghe.
3. Luyện tập.
- Mục tiêu:
+ Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc.
+ Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc.
- Cách tiến hành:
3.1. Tìm hiểu bài:
- GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi:
Câu 1: Đàn chim sẻ làm gì khiến nhân vật “tôi” chú ý? Nhân vật “tôi” nghĩ gì về chuyện đó?
– HS đọc văn bản, đọc câu hỏi và suy nghĩ về câu trả lời.
– 1 – 2 HS trả lời trước lớp.
– Cả lớp nhận xét, góp ý.
•Nhân vật “tôi” chú ý đến những chú chim sẻ đang thi nhau cất tiếng hót trên những ngọn cau cao, tiếng chim khi bồng khi trầm làm xôn xao không gian.
•Nhân vật “tôi” nghĩ đàn chim sẻ hót xôn xao như vậy bì đang trông thấy một điều gì đó mà nhân vật “tôi” ở thấp quá chưa nhìn ra được.
Câu 2. Cảnh mặt trời mọc được miêu tả như thế nào?
- GV nêu câu hỏi (hoặc nhăc HS đọc câu hỏi).
– HS làm việc nhóm để thực hiện câu hỏi và hoàn thiện vào phiếu học tập.
Cảnh mặt trời mọc:
+ Đầu tiên: ...................................................................
.......................................................................................
+ Sau đó: ......................................................................
.......................................................................................
+ Cuối cùng: ................................................................
.......................................................................................
Cảm nhận của em: .....................................................
.......................................................................................
– Các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
– Cả lớp nhận xét, góp ý. Dự kiến câu trả lời:
- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, đọc lướt lại văn bản, tìm các chi tiết tả cảnh mặt trời mọc GV nhăc HS chú ý cách tác giả dùng từ ngữ, hình ảnh để miêu tả mặt trời; cách tác giả miêu tả không gian xung quanh (bối cảnh làm nền cho mặt trời mọc).
HS trao đối ý kiến trong nhóm và thống nhất câu trả lời.
- Một sô HS phát biêu trước lớp, GV chốt đáp án.
- Cảnh mặt trời mọc:
+ Đầu tiên: mặt trời nhô lên sau vòm cây xanh thẫm như một vành mũ màu đỏ.
+ Sau đó: chiếc mũ đỏ to lớn nhô dần lên trên nền trời.
+ Cuối cùng: mặt trời bay lên khỏi vòm cây, to và đỏ giống như một chiếc mâm đồng; vầng mặt trời bay từ từ chiếm lĩnh nền trời xa, rộng.
- Cảm nhận của em: cảnh đẹp hùng vĩ
+ Câu 3: Vì sao nhân vật “tôi” liên tưởng mặt trời như chiếc mũ đỏ rồi lại như chiếc mâm đồng đỏ?
- GV mời 1 HS đọc to câu hỏi.
- GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu:
+ Bước 1: HS làm việc cá nhân, đọc thầm lại văn bản đế tìm các chi tiêt so sánh mặt trời như chiếc mũ đỏ và như chiếc mâm đồng đỏ để chuấn bị câu trả lời.
+ Bước 2: HS làm việc theo nhóm (lần lượt từng em nêu ý kiến đã chuẩn bị), sau đó trao đối đê thống nhất câu trả lời.
+ Bước 3: Đại diện một sô nhóm phát biếu ý kiến trước lớp.
- HS làm việc theo hướng dẫn của nhóm trưởng.
-GV chốt đáp án.
Đáp án: Bạn nhỏ thay đổi hình ảnh so sánh vì hình dáng của mặt trời thay đổi khi nhô dần lên trên bầu trời. Ban đầu, mặt trời chỉ ló một nửa ra khỏi vòm cây, giống nửa vành mũ đội đầu (đều là nửa hình tròn). Bạn nhỏ có lẽ cũng tưởng tượng có ai đó đang trốn sau vòm cây và chỉ ló mỗi vành mũ lên, bạn nhỏ hồi hộp chờ đợi ai là người đội chiếc mũ đó. Khi nhô lên cao, mặt trời mới hiện ra đầy đủ, tròn đầy và to rõ, giống như một chiếc mâm màu đỏ
- GV nói thêm: việc thay đôi hình ảnh so sánh cho thấy bạn nhỏ quan sát rất kĩ và có những cảm nhận tinh tê về cảnh mặt trời mọc.
Câu 4: Khi phát hiện ra vầng mặt trời như chiếc mâm đồng đỏ, cảm xúc của nhân vật “tôi” như thế nào? Em suy nghĩ gì về bài hát của nhân vật “tôi”?
- GV nêu câu hỏi hoặc nhắc HS tự đọc câu hỏi đế tìm câu trả lời.
- GV hướng dẫn HS đọc lại bài đọc đế tìm những chi tiết thể hiện cảm xúc của nhân vật “tôi” khi phát hiện ra vầng mặt trời như chiếc mâm đồng đỏ.
- HS trao đối trong nhóm và thông nhất đáp án.
- 2 - 3 đại diện HS phát biêu trước lớp.
- GV khen ngợi những HS có ý kiến hay, trình bày rõ ràng, rành mạch.
- Cảm xúc của nhân vật " tôi" khi thấy mặt trời mọc?
Đáp án:
1/ Khi phát hiện ra vầng mặt trời như chiếc mâm đồng đỏ, cảm xúc của nhân vật “tôi” dâng trào, chứa chan. Cảm xúc đó lớn tới mức nhân vật “tôi” sáng tác được một bài hát, cảm xúc dâng trào thành nhạc.
2/ Ý kiến về bài hát: Đây là câu hỏi mở, HS có thê thoải mái trả lời theo cảm nhận của minh.
- VD: Bài hát rất đáng yêu, có những tưởng tượng rất hay như mặt trời tắm biển cả đêm mà không nguội, buổi sáng vẫn sáng lên rực rỡ, đỏ chói,...
- Bài đọc thật sinh động và hay. Cách so sánh thật cụ thể, độc đáo và dễ hình dung. Quan sát và liên tưởng mặt trời một cách tinh tế.
- Suy nghĩ về bài hát của nhân vật "tôi": bài hát thể hiện suy nghĩ hồn nhiên, trẻ thơ, ví mặt trời như một con người đi, về,… Nhân vật tôi yêu quý mặt trời, yêu thích ánh nắng chói chang.
– HS nghe câu hỏi, đọc văn bản và trả lời.
– 1 – 2 HS trả lời trước lớp.
– Cả lớp nhận xét, góp ý.
+ Câu 5: Khi đọc đoạn văn tả mặt trời mọc, có hai bạn nhỏ đã nêu ý kiến như dưới đây. Em thích ý kiến của bạn nào hoặc có ý kiến nào khác? Vì sao?
- GV mời 1 HS đọc yêu câu và 2 HS đọc 2 đoạn văn.
Cảnh mặt trời mọc giống như một thước phim quay chậm. Vầng mặt trời chậm rãi xuất hiện, như một nghệ sĩ muốn màn mở đầu của mình phải thật đặc biệt để mang lại cảm xúc vỡ oà cho khán giả.
(Ngọc Minh)
Cảnh mặt trời mọc giống màn ảo thuật mà khán giả hồi hộp mong chờ. Khi mặt trời xuất hiện, bí mật được khám phá,"sân khấu" bầu trời sáng bừng rạng rỡ trong niềm vui của tất cả mọi người.
(Việt Phương)
- GV có thế nêu một số câu hỏi gợi ý trước khi yêu câu HS trả lời câu hỏi chính.
- Mỗi đoạn văn trên, người viết đã so sánh cảnh mặt trời mọc với điều gì? Mỗi đoạn giải thích hình ảnh so sánh đó ra sao?
- Sau đó, GV hướng dẫn HS làm việc.
+ Bước 1: HS làm việc cá nhân, đọc thầm lại hai đoạn văn. HS suy nghĩ, chuẩn bị ý kiến đê phát biêu trong nhóm và trước lớp.
+ Bước 2: HS làm việc nhóm hoặc làm việc chung cả lớp, phát biếu ý kiến cá nhân và trao đối, góp ý, nhận xét. GV lưu ỷ HS: đây là câu hỏi mở, HS có thê thoải mái chia sẻ cảm nhận của mình.
- 2 - 3 HS phát biếu trước lớp.
- GV khen ngợi những HS nêu ý kiến hay, thuyết phục.
- Nếu còn thời gian và HS học tốt, GV có thể đặt thêm câu hỏi:
- Nếu em viết như bạn, em sẽ cảm nhận thế nào về mặt trời. Mặt trời giống với cái gì?
” HS thoải mái tưởng tượng đế so sánh mặt trời với các sự vật xung quanh. GV cũng có thế cho hs xem lại tranh ảnh mặt trời đế hs dễ liên tưởng hơn.
- Tớ thích đoạn văn tả mặt trời mọc của bạn Việt Phương. Vì đoạn văn có cách miêu tả dí dỏm, vui tươi thông qua cách tả mặt trời mọc như màn ảo thuật, được nhiều người chờ đón, háo hức.
- Tớ cách viết của Ngọc Minh. Bạn đã so sánh cảnh mặt trời mọc như một thước phim quay chậm. Mặt trời ví như một người nghệ sĩ chuấn bị bước ra sân khấu.
- Tớ thích cách viết ví mặt trời như một màn ảo thuật đầy biến hóa. Mặt trời cũng biến hóa khôn lường, tạo sự bất ngờ cho vạn vật, muôn loài.
GV gợi ý HS: mặt trời xuất hiện trên bầu trời với kích thước, màu sắc, khác nhau theo những thời điếm trong ngàv. HS có thê liên tưởng đến mặt trời ở một thời điếm cụ thê nào đó đê dễ so sánh hơn.
- HS cũng có thế giải thích vì sao lại có ý kiến đó.
VD:
Vào lúc bình minh, mặt trời giống một quả bóng bay màu đỏ từ từ bay lên từ cuối chân trời. Mặt trời gọi vạn vật thức dậy, nhắc mọi người một ngày mới bắt đầu rồi đấy!
(vì mặt trời tròn, đỏ, ít quâng nang nên giống quả bóng, càng lúc lại càng lên cao cũng giống quả bóng); khi lên cao tít, mặt trời giông một đốm lửa (vì mặt trời lúc đó nhỏ thôi nhưng màu đỏ hoặc cam, gay gắt, và có những quầng nắng xung quanh rất chói mắt, giống lửa...);...
- GV khen ngợi những HS tích cực tham gia tìm hiêu bài.
– HS làm việc và trả lời được theo ý kiến và cảm nhận của cá nhân về mỗi đoạn văn.
– Cả lớp nghe và nhận xét, đánh giá ý kiến nêu ra hay, độc đáo, có sức thuyết phục.
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV mời HS tự tìm và nêu nội dung bài bài học.
- GV nhận xét và chốt:
Bài đọc Bài ca về mặt trời cho thấy sự quan sát, cảm nhận tinh tế, trí tưởng tượng phong phú cùng niềm vui, niềm hân hoan của nhân vật “tôi” trước cảnh mặt trời mọc. Qua con mắt của nhân vật “tôi”, mặt trời hiện lên với vẻ đẹp vô cùng kì diệu, thơ mộng.
3.2. Luyện đọc lại
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm văn bản: Đọc diễn cảm ở những đoạn văn nói lên cảm xúc của nhân vật, giọng điệu bồi hồi, nhớ nhung, sâu lắng về những cảnh vật ấy; nhấn giọng ở các từ như: cái gì vậy, rõ ràng là, từ bao giờ, chắc là, bỗng...
+ Giáo viên đọc mẫu.
+ HS luyện đọc diễn cảm đoạn theo cặp.
+ Th i chọn người đọc hay nhất
- HS đọc câu hỏi, suy nghĩ trả lời lần lượt các câu hỏi:
+ Bạn nhỏ thay đổi hình ảnh so sánh vì hình dáng của mặt trời thay đổi khi nhô dần lên trên bầu trời. Ban đầu, mặt trời chỉ ló một nửa ra khỏi vòm cây, giống nửa vanh mũ đội đầu (Đều là nửa hình tròn). Bạn nhỏ có lẽ cũng tưởng tượng có ai đó đang trốn sau vòm cây và chỉ ló mỗi vành mũ lên, bạn nhỏ hồi hộp chờ đợi ai là người đội chiếc mũ đó. Khi nhô lên cao, mặt trời mới phát hiện ra đầy đủ, tròn đầy và to rõ, giống như một chiếc mâm màu đỏ.
+ Khi phát hiện ra vầng mặt trời như chiếc mâm đồng đỏ, cảm xúc của nhân vật “tôi” dâng trào, khiến cho trong trái tim của nhân vật “tôi” vang lên tiếng hát. Đó là một bài hát rất độc đáo, giàu hình ảnh, chứa chan cảm xúc.
+ HS có suy nghĩ và cảm nhận riêng.
- 2-3 HS tự rút ra nội dung bài học
– HS lắng nghe; tìm giọng đọc và các
từ ngữ cần nhấn giọng.
– 1 – 2 HS đọc lại.
– HS luyện đọc theo cặp.
– 2 – 3 HS thi đọc
4. Vận dụng trải nghiệm.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân và nêu cảm xúc của mình sau khi học xong bài “Bài ca về mặt trời”.
- Nếu em vẽ bức tranh về mặt trời mọc trên quê hương em, em định vẽ như thế nào?
- Em hãy nêu cảm nhận của em về cảnh mặt trời mọc trong câu chuyện và tâm trạng của bạn nhỏ khi hát vang bài ca về mặt trời?
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV nhận xét tiết dạy.
- HS suy nghĩ cá nhân và đưa ra những cảm xúc của mình.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................