Đọc: Đoàn thuyền đánh cá  | Tiếng Việt 5 Tuần 22 Bài 7 Sách Kết nối  Trang 34

Đoàn thuyền đánh cá - Đây là bài thơ hay của nhà thơ Huy Cận được chọn  dạy trong  tiết 1  của Bài 7 Tuần 22   Sách Tiếng Việt 5  Tập 2 Sách Kết nối tri thức có trên kênh Tư liệu Tiệu học.  Bài giảng này thuộc chủ điểm : Vẻ đẹp cuộc sống.  Qua bài  Đoàn thuyền đánh cá trang 34  giúp em rèn đọc, biết đọc đúng  từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài thơ. Em biết điều chỉnh giọng đọc và ngữ điệu phù hợp với nội dung từng khổ thơ. Qua bài thơ, em hiểu được niềm vui của người lao động bà con ngư dân  đánh cá nơi biển xa hoà với cảm xúc trước khung cảnh huy hoàng của biển cả

01:03. Khởi động: Nói điều em biết . Ca hát: Bài ca Tôm cá
02:50. Khởi động: Trao đổi những  điều em biết về công việc  bà con vùng biển
04:23. Yêu cầu cần đạt
05:38. Đọc văn bản : Đoàn thuyền đánh cá ( Huy Cận)
07:36. Hoạt động 1: Luyện đọc đúng
12:45. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu - Tìm hiểu bài
15:20. Câu 1. Khung cảnh thiên nhiên  huy hoàng.  Cách miêu tả  đặc biệt về biển
18:51. Câu 2. Những chi tiết thể hiện tình cảm, cảm xúc của những người đánh cá trên biển:
22:32. Câu 3. Ý nghĩa của những hình ảnh ở khổ thơ cuối .
23:45. Câu 4. Cảm nhận được những vẻ đẹp  của cuộc sống
25:10. Hoạt động 3: Luyện đọc lại 
#Đoànthuyềnđánhcá  ,  #TiếngViệt5Trang34, #TiếngViệt5Tuần22Bài7


TUẦN 22 . Bài 7.  ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ (3 tiết) 
I. MỤC TIÊU 

Giúp HS: 
1. a. Đọc đúng và diễn cảm bài đọc Đoàn thuyền đánh cá, biết điều chỉnh giọng đọc và ngữ điệu phù hợp với nội dung từng khổ thơ (tâm trạng hào hứng của những người yêu 
lao động). 
b. Nhận biết được nội dung chính của bài đọc: Niềm vui của người lao động hoà với cảm xúc trước khung cảnh huy hoàng của biển cả, xua tan những gian lao, nhọc nhằn, vất vả. Nhận biết được tác dụng của những từ ngữ giàu sức gợi tả, những hình ảnh so sánh, nhân hoá trong việc ca ngợi vẻ đẹp của những con người yêu lao động. 
4. Biết thể hiện sự xúc động, trân trọng trước những con người yêu lao động, thầm lặng góp sức mình làm cho đất nước ngày càng giàu đẹp. 

II . CHUẨN BỊ 
1. Kiến thức 
— Đọc hiểu văn bản thơ. 
– Câu ghép, cách nối các vế câu ghép. 
– Bài văn tả người. 
2. Phương tiện dạy học 
— Tranh ảnh minh hoạ bài thơ (lúc mặt trời lặn và lúc bình minh lên cùng hình ảnh đoàn thuyền đánh cá). 
— Phiếu bài tập cho nội dung Luyện từ và câu (nếu có). 

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT I.  ÔN BÀI CŨ 
GV mời 2 – 3 HS đọc đoạn yêu thích nhất trong bài Thư của bố và trả lời 1 – 2 câu hỏi đọc hiểu cuối bài (hoặc GV nêu câu hỏi khác, VD: Theo em, vẻ đẹp cuộc sống được thể hiện qua những chi tiết nào trong bài Thư của bố?). 
1. Khởi động 
ĐỌC 
– GV nêu tên bài học và những nội dung học trong 3 tiết của Bài 7 (Đoàn thuyền đánh cá) và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Trao đổi với bạn những điều em biết về cuộc sống, công việc của người dân miền biển. 
+ Nghề của họ là đánh bắt hải sản gần bờ hay xa bờ. Họ có những chuyến đi biển dài ngày.
+ Biển cả là ngôi nhà của họ. Họ sống trên  tàu thuyền. Họ có những chuyến đi xa.
+ Cuộc sống của họ lênh đênh trên biển. Những con bão lớn luôn dình dập. Những người đàn ông đi biển dài ngày.
+ Họ là các ngư dân. Họ nuôi trồng , đánh bắt thủy hải sản. Họ làm muối, buôn bán hải sản.  Họ cũng tham gia  bảo vệ vùng biển thân yêu của tổ quốc
– GV có thể nhắc HS quan sát 3 hình minh hoạ để có thể nhớ lại những điều đã biết về  minh hoa để có thể nhớ lại cuộc sống, công việc của người dân vùng biển hoặc nhớ lại một số bài đọc như: Thư gửi bố ngoài đảo (Tiếng Việt 2), Những ngọn hải đăng (Tiếng Việt 3), Cảm xúc Trường Sa (Tiếng Việt 4),... để dễ dàng hình dung những gian nan hoặc niềm vui của những người sống và làm việc ở vùng biển. 
− 1 − 2 HS phát biểu theo nhóm hoặc trước lớp. Từ ý kiến của HS, GV nói thêm: Ngoài những ngày sóng yên biển lặng, người dân vùng biển phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, nguy hiểm khi mưa bão, dông gió, biển động,... (GV có thể cho HS xem video về cảnh bão tố trên biển). 
- GV giới thiệu bài Đoàn thuyền đánh cá, VD: 
+ Mời HS nhận xét về 2 bức tranh minh hoạ bài thơ: cảnh chiều tối, mặt trời sắp lặn và lúc bình minh trên biển, cảnh thiên nhiên khoáng đạt, lung linh sắc màu. 
+ GV giúp HS hiểu bài đọc là một trích đoạn trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ Huy Cận. Niềm vui của người lao động hoà với cảm xúc trước vẻ đẹp huy hoàng của biển cả, xua tan những gian lao, nhọc nhằn, vất vả. Các em hãy nghe đọc và cho biết chi tiết nào gây ấn tượng với em. 

2. Đọc văn bản 

( Trích)
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

Hát rằng: cá bạc Biển Đông lặng,
Cá thu Biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!

Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
(Huy Cận)

– GV đọc cả bài (đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ phù hợp: những chi tiết bất ngờ hoặc từ ngữ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của những người lao động trước một hành trình lao động mới) hoặc mời 2 em đọc nối tiếp các khổ thơ. Trước khi đọc, GV nhắc cả lớp nghe đọc, nhìn vào sách đọc theo để cho biết hình ảnh nào trong bài thơ giúp em nhận biết vẻ đẹp của biển cả hoặc những người làm nghề đánh cá trên biển. GV mời 1 – 2 HS phát biểu sau khi nghe đọc. 
– GV hướng dẫn đọc đúng: 
+ Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai, VD: như hòn lửa, Biển Đông lặng, muôn luồng sáng, nuôi lớn đời ta,... 
+ Cách ngắt nhịp, VD: 
Mặt trời xuống biển/ như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập của Đoàn thuyền đánh cá/ lại ra khơi Câu hát căng buồm/ cùng gió khơi. 
Hát rằng: cá bạc Biển Đông lặng, Cá thu Biển Đông như đoàn thoi Đêm ngày dệt biển/ muôn luồng sáng Đến dệt lưới ta,/ đoàn cá ơi! 
+ Đọc đúng ngữ điệu: nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả vẻ đẹp đặc biệt của biển cả trong những thời điểm đặc biệt – lúc mặt trời sắp lặn và lúc bình minh đang lên. 
— HS làm việc theo cặp, đọc nối tiếp các khổ thơ (1 – 2 lượt). 
– GV nhận xét việc đọc của HS theo cặp, theo nhóm. 
GV mời HS đọc phần chú giải từ ngữ ở cuối bài đọc, có thể sử dụng thêm tranh ảnh để HS dễ dung từ ngữ này (nếu có thể). 

đội hình cùng các nàng nào à GIống bài thơ mà các em chưa hiểu hoặc cảm thấy 
GV hỏi HS còn có từ ngữ nào trong bài thơ mà các em chưa hiểu hoặc cảm thấy khó hiểu, 
- GV có thể giải thích hoặc hướng dẫn HS tra từ điển để hiểu nghĩa của các vải thích hoặc hướng dẫn HS tra từ đ từ ngữ đó. 
Then: Thanh gỗ hay sắt nhỏ và dài dùng để cài giữ cánh cửa khi đóng
Thoi: Bộ phận của khung cửi hay máy dệt để luồn sợi trong khi dệt vải
Kéo xoăn tay: Kéo hết sức, liền tay, liên tục để cá không thể thoát ra được. 

3. Trả lời câu hỏi 
GV hướng dẫn HS trả lời lần lượt các câu hỏi hoặc thực hiện yêu cầu nêu trong SHS.

Câu 1. Ở khổ thơ thứ nhất, đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong khung cảnh thiên nhiên như thế nào? Cách miêu tả của nhà thơ có gì đặc biệt? 
− GV nêu câu hỏi và những gợi ý trong SHS, hướng dẫn HS dựa vào khổ thơ thứ nhất và tranh minh hoạ để trả lời. 
- GV có thể mời HS phát biểu trước lớp. 
− 2 − 3 HS trả lời câu hỏi. GV và cả lớp nhận xét. 
GV tổng hợp các ý kiến, VD: 
Bài thơ cho ta biết đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào thời điểm đặc biệt: lúc mặt trời đang khuất dần (theo vòng quay của Trái Đất), đó là thời điểm ngày chuyển dần sang đêm. Vào thời điểm ấy, khung cảnh thiên nhiên hiện ra đẹp như một bức tranh qua những câu thơ: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa/ Sóng đã cài then, đêm sập cửa/ Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi”. 
- Cách miêu tả của nhà thơ có gì đặc biệt: Hình ảnh mặt trời lặn xuống biển là hình ảnh gợi liên tưởng thú vị, hình ảnh sóng – cài then, đêm – sập cửa cũng khiến người đọc hình dung ra “ngôi nhà thiên nhiên” – “ngôi nhà biển cả” đã đóng cửa then cài. Người ra khơi đánh cá vào thời điểm đó như đi trong ngôi nhà của mình, bởi biển cả đã vô cùng thân quen với họ.

 Câu 2. Tìm trong bài thơ những chi tiết thể hiện tình cảm, cảm xúc của những người đánh cá trên biển. 
– GV nêu yêu cầu và nhắc HS tìm chi tiết theo 2 yêu cầu: niềm vui trong lao động; tình yêu và lòng biết ơn đối với biển cả. 
- HS suy nghĩ, chuẩn bị câu trả lời và phát biểu ý kiến theo nhóm hoặc trước lớp. 
VD: Niềm vui trong lao động 
- Người ra khơi mang tâm trạng hào hứng, tiếng hát của họ hoà với gió,  vang dội trong ngôi nhà biển cả: 
+ Lúc lên đường ra khơi: Người lao động ra khơi với cảm xúc phấn chấn, náo nức, đầy “năng lượng”. Câu thơ “Câu hát căng buồm cùng gió khơi” gợi cảm giác như thể cánh buồm căng phồng lướt sóng là nhờ tiếng hát rộn vang của người đi biển. Tâm trạng, tình cảm, cảm xúc của người ra khơi như ngập tràn niềm vui, niềm lạc quan, hi vọng vào những mẻ lưới đầy. 
+ Lúc buông lưới bắt cá: Tiếng hát của của người lao động vang lên như tiêu tan hết những nhọc nhằn: “Hát rằng: cá bạc Biển Đông lặng,/ Cá thu Biển Đông như đoàn thoi...”, “Ta hát bài ca gọi cá vào/ Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao...”. Lời ca, tiếng hát của người lao động như vang lên suốt hành trình, thể hiện tình yêu lao động, gợi lên không khí lao động vô cùng hào hứng, hăng say. 
+ Lúc trở về: Tiếng hát hào hứng vang lên lúc đoàn thuyền ra khơi nay lại vang lên náo nức khi trở về với thành quả bội thu: Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng. Câu hát căng buồm với gió khơi Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời Mặt trời đội biển nhô màu mới, Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. 
- 4 câu thơ cuối cho thấy tâm trạng của họ như thế nào khi trở về?

Tình yêu  và lòng biết ơn đối với biển cả 
- Tình yêu biển cả được thể hiện qua những câu thơ tả cảnh biển đẹp lúc chiều xuống và lúc bình minh. Mặt trời xuống biển như hòn lửa 
– Lòng biết ơn đối với biển cả được thể hiện qua những câu thơ: Biển cho ta cả như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào. 
- Họ rất yêu biển, coi biển như người mẹ. Họ nhận được nhiều điều quý giá từ biển. Họ trân trọng và cảm ơn mẹ thiên nhiên đã cho họ cuộc sống ấm no.

Câu 3. Những hình ảnh ở khổ thơ cuối có ý nghĩa gì? 
– HS làm việc theo nhóm. Từng HS nêu ý kiến của mình, có thể nói rõ lí do mình có ý kiến như vậy. 
– Đại diện một số nhóm phát biểu ý kiến trước lớp. 
– GV có thể nhấn mạnh một số điểm đáng nhớ về khổ thơ cuối cũng như về bài thơ. 
VD: 
+ Nếu như mở đầu cho hành trình lao động trên biển là hình ảnh hùng tráng “Mặt trời xuống biển như hòn lửa” thì kết lại khi đoàn thuyền trở về là hình ảnh huy hoàng “Mặt trời đội biển nhô màu mới” với không gian khoáng đạt, rộng mở. 
+ Khổ thơ cuối kết lại bài thơ nhưng mở ra trong tâm trí người đọc hình ảnh rực rỡ, huy hoàng của triệu triệu mắt cá lấp lánh giữa muôn dặm biển khơi. 
+ Khổ thơ cuối là sự hoà quyện giữa vẻ đẹp của thiên nhiên và vẻ đẹp khoẻ khoắn, lạc quan, yêu đời của người lao động. 
+ Khổ thơ cuối kết lại khi đoàn thuyền trở về là hình ảnh huy hoàng  với không gian khoáng đạt, rộng mở.
+ Những câu thơ đó  nói lên vẻ đẹp huy hoàng của biển. Đó là khúc hát  bội thu. Họ  hy vọng về một cuộc sống ấm no, đầy đủ, tin tưởng vào tương lai tốt đẹp.

Câu 4. Bài thơ giúp em cảm nhận được những vẻ đẹp nào của cuộc sống? 
— GV dành thời gian cho HS suy nghĩ và phát biểu trước lớp. GV khích lệ HS trả lời theo cảm nhận của cá nhân. 
– Một số HS phát biểu (nếu có thời gian). 
VD: 
+ Bài thơ giúp em cảm nhận được vẻ đẹp của người lao động. Đó là tình yêu lao động, hăng say lao động và luôn lạc quan trong cuộc sống của những người dân miền biển. Bài thơ mở đầu bằng “Câu hát căng buồm cùng gió khơi” và kết lại cũng với khúc hát ấy.
-  Bài thơ là một khúc ca về lao động với niềm vui phơi phới của con người giữa biển cả bao la. 
+ Bài thơ gợi lên vẻ đẹp hùng vĩ, huy hoàng, tráng lệ của biến cả nói riêng và của thiên nhiên đất nước nói chung. 
- Bài thơ có nhiều hình ảnh đẹp của biển cả, thiên nhiên,  giúp em hiểu được về công việc,  thời gian, thành quả, tình cảm đối với biển cả của người làm nghề đánh cá trên biển.
. (”.  “Mặt trời xuống biển như hòn lửa”; “Mặt trời đội biển nhô màu mới,/ Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.”;. 
hòn lửa”; “Mặt trời đội biển nh 
– GV có thể nêu thêm câu hỏi (nếu có thời gian) giúp HS khái quát được ý toàn bài: “Bài thơ giúp em hiểu được những gì về người làm nghề đánh cá trên biển (về công việc, về thời gian làm việc, về thành quả lao động, về tình cảm đối với biển cả)?”. Bài thơ giúp em hiểu được những gì về người làm nghề đánh cá trên biển (về công việc, về thời gian làm việc, về thành quả lao động, về tình cảm đối với biển cả)?”. 
- GV cũng có thể tổng hợp các ý cần nhớ về những người làm nghề đánh cá ở biển. 
VD: 
+  Công việc của những người ra khơi đánh cá ra khơi ) thả lưới > gõ mạnh vào mạn thuyền để lùa cá theo hướng vào lưới ) kéo lưới lên (kéo xoăn tay chùm cá nặng), xếp lưới, dong buồm trở về. 
Thời gian  lao động : làm việc của họ là từ lúc chiều tối (mặt trời xuống biển) đến lúc mặt trời mọc (mặt trời đội biển), “Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng”,... Họ làm việc suốt đêm ngoài khơi. 
+ Thành quả lao động được thể hiện qua những hình ảnh: “kéo xoăn tay lao động chùm cá nặng”, “vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông”, “mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”. Hình ảnh thơ giúp người đọc hiểu đoàn thuyền trở về với cá nặng đầy khoang. 
Tình cảm  đối biển cả 
Người làm nghề đánh cá vô cùng yêu và biết ơn biển, vì 
+ Biển cả như là nhà (Sóng đã cài then, đêm sập cửa). 
+ Biển như mẹ hiền (Biển cho ta cả như lòng mẹ/ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào). 
Nội dung chính của bài thơ: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển và vẻ đẹp của những người lao động trên biển. 
Đọc diễn cảm cả bài, nhấn giọng ở những chi tiết bất ngờ hoặc từ ngữ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của người lao động trước một hành trình lao động mới.  vui tươi hơn , hy vọng , phấn khởi

4. Học thuộc lòng bài thơ. 
– GV hướng dẫn HS thực hiện hoạt động học thuộc lòng bài thơ. 
+ GV treo bảng phụ hoặc trình chiếu bài thơ. 
+ Một HS đọc thành tiếng cả bài thơ. 
+ GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ bằng cách xoá/ che dần một số từ ngữ trong mỗi khổ thơ cho đến khi xoá/ che hết. HS nhớ và học thuộc cả những từ ngữ bị xoá/ che dần. Chú ý để lại những từ ngữ quan trọng cho đến khi HS thuộc lòng bài thơ. 
+Ngoài ra, có thể có nhiều cách khác để học thuộc lòng, như HS tự đọc nhiều lần bài thơ, đọc xong rồi chép lại,... GV có thể cho HS thay đổi cách thức học thuộc lòng một cách linh hoạt và sáng tạo. (GV nhắc HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng nếu chưa thuộc được cả bài thơ.) 
– GV cho HS đọc thành tiếng lại bài thơ một lần nữa trước khi hết tiết 2, hình thức đọc  như thế nào là do GV chọn.