Đọc: Xin chào, Xa-ha-ra | Tiếng Việt 5 Tuần 8 bài 16 Sách Kết nối Trang 76
Xin chào, Xa-ha-ra - Đây là bài đọc dạy trong 2 tiết của Bài 16 Tuần 8 Sách Tiếng Việt 5 Sách Kết nối tri thức có trên kênh Tư liệu Tiệu học. Bài giảng này thuộc chủ điểm : Thiên nhiên kì thú. Qua bài Đọc Xin chào, Xa-ha-ra trang 76 giúp em rèn đọc, biết đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ văn bản. Em biết đọc diễn cảm với giọng đọc phù hợp, nhấn giọng vào những từ ngữ cần thiết . Qua bài đọc, em hiểu thêm thiên nhiên xung quanh ta vô cùng kỳ diệu và có vô vàn điều thú vị để khám phá.
00:48 . Khởi động : Nói những điều đã biết vè sa mạc
BÀI 16: XIN CHÀO, XA-HA-RA (4 tiết)
MỤC TIÊU
Giúp HS:
Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Xin chào, Xa-ha-ra. Biết đọc diễn cảm với giọng đọc phù hợp, nhấn giọng vào những từ ngữ cần thiết để thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật.
b. Nhận biết được trình tự các sự việc gắn với thời gian, địa điểm cụ thể. Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật, nêu được đặc điểm các nhân vật trong câu chuyện dựa vào hành động, lời nói của nhân vật. Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Thiên nhiên xung quanh ta vô cùng kỳ diệu và có vô vàn điều thú vị để khám phá.
Biết đánh giá và chỉnh sửa bài văn tả phong cảnh.
Giới thiệu được một cảnh đẹp thiên nhiên nước ta.
Biết yêu thiên nhiên và trân trọng các sự vật thuộc về tự nhiên, có ý thức tìm tòi thông tin để hiểu biết về thiên nhiên, có mong muốn được khám phá, trải nghiệm những điều thú vị của thiên nhiên, biết tự hào về danh lam thắng cảnh của đất nước.
CHUẨN BỊ
Kiến thức
Văn bản tự sự
Bài văn tả phong cảnh.
Phương tiện dạy học
Tranh ảnh minh họa bài đọc (có thể chiếu trên màn hình, nếu có), tranh ảnh về sa mạc.
Tranh ảnh, clip minh họa về những cảnh đẹp của đất nước như Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), động Phong Nha – Kẻ Bàng và hang Sơn Đoòng (Quảng Bình), đảo Ngọc Phú Quốc (Kiên Giang).
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1 - 2
ÔN BÀI CŨ
Nếu tên bài đọc trước (Bài ca về mặt trời) và nêu cảm nghĩ của em về một chi tiết em thích trong bài đọc.
ĐỌC
Khởi động.
GV giao nhiệm vụ:
Làm việc theo nhóm, trao đổi hoạt động khởi động:
- Trao đổi với bạn những điều em biết về sa mạc (thời tiết, cảnh vật, cây cối...).
+ Đại diện 2 - 3 nhóm trình bày trước lớp.
HS làm việc theo hướng dẫn của nhóm trưởng.
HS (2 - 3 em) nói trước lớp.
- Sa mạc là nơi rộng lớn , chủ yếu là cát, đất đai khô cằn, không có nước ít mưa,
- Xa-ha-ra là sa mạc lớn nhất trên Trái Đất, ở phía bắc châu Phi và có tới 2,5 triệu năm tuổi.
- Sa mạc là nơi có khí hậu nóng liên tục, nhiệt độ giảm đột ngột vào ban đêm.
- Lạc đà là con vật có sức chịu đựng tốt nhất để sống trên sa mạc.
GV và HS nhận xét, góp ý. GV có thể tổng kết phần khởi động bằng cách cho HS xem tranh ảnh, clip về sa mạc.
GV mời HS tả tranh minh họa bài đọc (VD: Tranh về cảnh sa mạc mênh mông cát phủ, bầu trời xanh biếc, một đoàn lạc đà chở người nối thành hàng dài đi dưới ánh nắng chói chang.)
GV dẫn sang bài đọc Xin chào, Xa-ha-ra (VD: Bài đọc hôm nay nói về chuyến du lịch đến một sa mạc rất nổi tiếng trên thế giới. Các em cùng đọc bài xem đó là sa mạc nào, và ở sa mạc đó có những gì thú vị).
2. Đọc văn bản.
XIN CHÀO, XA-HA-RA
Sang phía nam dãy Át-lát, tôi như lạc vào phim khoa học viễn tưởng. Những rặng đá xám bỗng xỉn màu rồi ngả sang đen râm hoặc đỏ quạch. Bốn bề giống như sao Hoả.
Nghỉ vài chặng, xe bắt đầu quành vào sa mạc. Chúng tôi xuống xe dưới cái nắng như rải lửa khiến tóc của mọi người trở nên giòn tan. Nhưng tôi đã quên mất nắng nóng. Tôi còn bận thì thầm: “Xin chào, Xa-ha-ra.”.
Xa-ha-ra, sa mạc lớn nhất châu Phi đang ở ngay trước mắt tôi. Chân tôi đang giẫm lên nó. Cát của nó lộm cộm dưới đế giày. Cát sa mạc mịn như bột và mỏng manh như gió bụi, không to như cát Phan Thiết hay ẩm ướt như cát Sầm Sơn. Chúng tôi phấn khích nhảy nhót. Giấc mơ này là có thật. Chúng tôi đang ở đây, một trong những nơi hoang vu nhất địa cầu.
Chúng tôi trèo lên yên lạc đà. Chúng đứng bổng dậy, cao lừng lững. Những người dắt lạc đà phải ghìm để chúng không chạy. Chạy trên cát lún thì lạc đà là vô địch.
Trời tối dần, lạ thay, trời rất mát, thậm chí rất lạnh. Gió thổi lồng lộng kéo bật tóc tôi ra khỏi khăn trùm đầu. Chúng tôi đi khá lâu mới đến khu lều dành cho khách du lịch, nhưng không ai muốn vào những túp lều du mục ấy. Mọi người nằm kềnh ra những tấm chiếu dạ trải trên cát để ngắm sao, tận hưởng đêm duy nhất giữa sa mạc mênh mông.
Năm giờ sáng, trời hửng. Những cồn cát óng vàng vây quanh những căn lều vuông vắn. Bầu trời nhu nhú ánh bình minh rồi rải nắng non lóng lánh lên những hạt cát mịn. Đàn lạc đà lại đưa chúng tôi ra xe. Sa mạc hai triệu năm tuổi và những cồn cát lùi dần lại phía sau. Bỗng trên xe có người nói chưa biết quốc tịch của người bên cạnh. Mọi người cười phá lên, Phải rồi, việc mang quốc tịch gì đâu có quan trọng, khi mà ở giữa hoang mạc, ai cũng trở nên nhỏ bé như một hạt cát.
(Theo Di Li)
- GV đọc cả bài (giọng kể chuyện, thay đổi ngữ điệu khi đọc những từ ngữ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật).
- GV hướng dẫn đọc:
- Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai (VD: Át-lát, viễn tưởng, đổ quạch, rải lửa, lởm chởm, mong manh, ẩm ướt, trèo lên, đứng bàng dậy, lùng lũng, cát lún, long long, nấp lên, tận hưởng, hùng, nắng non, long lanh,...).
- Cách ngắt giọng ở những câu dài, VD: Cát sa mạc mịn như bột/ và mong manh như gió bụi,/ không to như cát Phan Thiết/ hay ẩm ướt như cát Sầm Sơn.; Mọi người nằm kềnh ra những tấm chiếu đã trải trên cát/ để ngắm sao,/ tận hưởng đêm duy nhất giữa sa mạc mênh mông...
- Cát sa mạc mịn như bột/ và mỏng manh như gió bụi,/ không to như cát Phan Thiết/ hay ẩm ướt như cát Sầm Sơn.//
- Đọc diễn cảm ở các câu là lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc câu chứa từ ngữ gợi tả cảm xúc của nhân vật.
- 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến Xin chào, Xa-ha-ra.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến vô địch.
+ Đoạn 3: Tiếp theo đến mênh mông.
+ Đoạn 4: Còn lại.
- HS làm việc theo cặp hoặc theo nhóm 4: Mỗi HS đọc một đoạn (nối tiếp 4 đoạn), sau đó đổi lại thứ tự đọc.
- HS làm việc cá nhân: Đọc nhẩm toàn bài một lượt.
- 4 HS đọc nối tiếp xen kẽ 4 đoạn trước lớp.
- GV nhận xét việc đọc diễn cảm của cả lớp.
- GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó:
+ Quành: vòng ngược lại hoặc rẽ sang một bên.
+ Túp lều du mục: lều của những người không cố định nơi ở, họ di chuyển nhiều nơi để thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc.
+ Cồn cát: dải cát lớn nổi lên thành dãy.
– HS lắng nghe GV giả i thí ch cá c từ ngữ khó hoặ c tra từ điể n để hiể u thêm nghĩ a củ a từ .
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
a. Mục tiêu: giúp HS nhận biết những chi tiết miêu tả sa mạc, tâm trạng và cảm xúc của nhân vật, các vị khách trong câu chuyện, từ đó thể hiện tình yêu mến đối với thiên nhiên kì thú thông qua nội dung văn bản.
b. Tổ chức thực hiện:
Câu 1. Tìm những chi tiết miêu tả sự khắc nghiệt của thiên nhiên:
- Trên con đường dẫn đến sa mạc Xa-ha-ra.
- Ở sa mạc Xa-ha-ra.
- Cho HS đọc thầm lại bài văn và thảo luận theo nhóm rồi thực hiện phiếu học tập số 1
– Lớp hoạt động nhóm trong 5 phút. Đại diện 1 số nhóm chia sẻ kết quả trước lớp; nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Phiếu học tập
- Tìm những chi tiết miêu tả sự khắc nghiệt của thiên nhiên trên con đường dẫn đến sa mạc Xa-ha-ra và ở sa mạc Xa-ha-ra.
Chi tiết Ý nghĩa
Thời tiết: ........................ ................................
Không gian sống: .......... ................................
Nhận xét: .............................................................
- Theo bạn chi tiết nào miêu tả sự khắc nghiệt của thiên nhiên ...?
Dự kiến câu trả lời:
+ Thời tiết: nắng như rải lửa
+ Không gian: Những rặng đá xám bỗng xỉn màu rồi ngả sang đen rám hoặc đỏ quạch. Bốn bề giống như sao Hoả.
- Qua những chi tiết này, bạn có nhận xét gì về thiên nhiên trên sa mạc Xa-ha-ra?
=> Nhận xét: không gian khắc nghiệt, giống như không có sự sống; thời tiết cũng khắc nghiệt.
Câu 2. Nhân vật “tôi” có cảm xúc gì khi được đến Xa-ha-ra? Cảm xúc đó được thể hiện ra sao?
- HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi 2:
Dự kiến câu trả lời:
+ Nhân vật “tôi” phấn khích khi được đến Xa-ha-ra vì đây là sa mạc lớn nhất châu Phi, một trong những nơi hoang vu nhất địa cầu.
+ Sự phấn khích thể hiện ở chi tiết nhân vật “tôi” quên cả nắng nóng vì bận thì thầm chào Xa-ha-ra, nhân vật “tôi” cảm nhận giấc mơ đã thành sự thật vì có thể giẫm lên cát, sờ vào cát, cảm nhận cát khác biệt như thế nào với những nơi nhân vật “tôi” đã biết...
– HS nghe câu hỏi, nhìn văn bản, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
TIẾT 2
- GV hướ ng dẫ n HS kết hợp làm việc nhóm để thực hiện cá c câu hỏi 3, 4, 5:
Câu hỏi 3: Những điều đặc biệt ở Xa-ha-ra được miêu tả thế nào (thời tiế t, cát, lạc đà , bình minh)?
Dự kiến câu trả lời:
– Thời tiết: Nhiệt độ chênh lệch rất lớn giữa ngày và đêm (ngày nắng nóng như rải lửa, đêm rất mát, thậm chí rất lạnh).
-> Nhận xét: Khắc nghiệt
– Cát: Mịn, khô và rất nhỏ (mịn như bột và mỏng manh như gió bụi, không to như cát Phan Thiết hay ẩm ướt như cát Sầm Sơn)
– Lạc đà: Cao lớn, chạy rất nhanh (cao lừng lững, vô địch về chạy trên cát lún).
– Cảnh bình minh: rất đẹp (những cồn cát óng vàng vây quanh những căn lều vuông vắn, bầu trời nhu nhú ánh bình minh rồi rải nắng non lóng lánh lên những hạt cát mịn).
– Cho HS làm việc cá nhân:
Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi 4:
Câu hỏi 4. Theo em, chi tiết đoàn khách du lịch muốn nằm ngoài trời để ngắm sao cho thấy cảm xúc gì của họ?
Dự kiến câu trả lời:
Cảm xúc của đoàn khách du lịch:
- Họ thật thật sung sướng, háo hức, muốn tận hưởng thiên nhiên, hòa mình vào thiên nhiên.
- Họ muốn tận hưởng thời gian quý giá trên sa mạc. Thấy đất trời bao la con người giống như hạt cát.
- Họ cảm thấy như mình đang bay vào bầu trời đầy sao trên tấm thám cát vàng nhấp nhánh.
- Họ không muốn bỏ lỡ bất cứ điều gì của thiên nhiên xung quanh, muốn ôm cả đất trời...
Câu hỏi 5. Câu cuối bài đọc cho biết điều gì? Chọn câu trả lời dưới đây và nêu ý kiến của em.
A. Thiên nhiên quá hùng vĩ, con người quá bé nhỏ.
B. Ở một nơi kì vĩ như Xa-ha-ra, con người chỉ cần chú ý đến cảnh sắc thiên nhiên.
C. Thiên nhiên giúp xóa nhòa khoảng cách giữa người với người.
Câu cuối bài đọc cho biết điều gì?
+ Tớ chọn đáp án A. Vì câu cuối muốn nhắc ta rằng thiên nhiên quá hùng vĩ, con người quá bé nhỏ. Hãy sống hòa hợp cùng thiên nhiên.
+ Tớ chọn đáp án C. Vì con người trong sa mạc thật nhỏ bé. Thiên nhiên giúp xóa nhòa khoảng cách giữa người với người.
+ Tớ chọn đáp án B. Bới vì khi bạn đứng giữa một nơi kì vĩ như Xa-ha-ra, bạn chỉ cần chú ý đến cảnh sắc thiên nhiên.
+ Với tớ nghĩ khác. Câu cuối bài muốn nhắc ta thiên nhiên là vô tận. Con người là một thành phần bé nhỏ trong đó. Hãy biết sống hòa hợp với thiên nhiên.
– HS thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và trình bày kết luận của nhóm.
– HS thực hiện và trả lời.
– HS làm việc và nêu được ý kiến của bản thân.
- Nội dung chính của bài đọc này là gì?
Bài đọc viết về sa mạc Xa-ha-ra có thời tiết khắc nghiệt, địa chất, con vật nơi đây độc đáo, làm cho du khách ghé thăm khó có thể quên được.Thiên nhiên xung quanh ta vô cùng kỳ diệu và có vô vàn điều thú vị để khám phá.
4. Hoạt động 4: Luyện đọc lại
a. Mục tiêu: Giúp HS thể hiện đúng văn bản sau khi tìm hiểu nội dung của bài.
b. Tổ chức thực hiện:
GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm văn bản. Giọng đọc diễn cảm, chậm rãi, tình cảm; giọng đọc kể chuyện, thay đổi ngữ điệu khi đọc những từ ngữ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật...
– Giáo viên đọc mẫu.
– HS luyện đọc diễn cảm đoạn theo cặp.
– Thi chọn người đọc hay nhất.
HS lắng nghe; tìm giọng đọc và các ngữ cần nhấn giọng.
– 1 – 2 HS đọc lại.
– HS luyện đọc theo cặp.
– 2 – 3 HS thi đọc.
5. Hoạt động 5: Luyện tập sau văn bản đọc
a. Mục tiêu: giúp HS củng cố lại nội dung của toàn bài.
b. Tổ chức thực hiện: GV chuyển giao câu hỏi và yêu cầu HS thực hiện vào bảng và trả lời.
Câu 1. Tìm trong và ngoài bài đọc những từ ngữ chỉ đặc điểm của sa mạc và những từ ngữ có nghĩa trái ngược với chúng.
M: hoang vu – sầm uất
Dự kiến câu trả lời: khô hạn – ẩm ướt, mênh mông – chật hẹp, lạnh – nóng, mịn màng – thô ráp...
bỏng rát - mát mẻ, khô cằn - màu mỡ, mỏng manh - vững chắc
(Các nhóm thảo luận, cùng nhau nêu các phương án mà nhóm tìm ra. Nhóm nào tìmra từ nhanh, đúng và nhanhnhất thì sẽ chiến thắng).
– HS thảo luận cặp đôi, thống nhất ý kiến và trả lời.
– HS làm việc cá nhân và đọc câu trả lời.
Câu 2: Từ tối và từ lạnh trong câu sau được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Từ “tối” và từ “lạnh” trong câu “Trời tối dần, lạ thay, trời rất mát, thậm chí rất lạnh.” được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Dự kiến câu trả lời:
màu sẫm, đen, không tươi sáng.
(Bức tranh màu rất tối.) Từ “tối” và “lạnh” được dùng trong câu với nghĩa gốc.
Từ tối và lạnh được dùng trong câu với nghĩa gốc:
Tối: màu sẫm, không tưới sáng (Bức tranh màu rất tối.)
Lạnh: tỏ ra không có chút tình cảm gì trong quan hệ giữa người với người. (Giọng nói của nó cứ lạnh như không.).
Câu 3. Đặt câu chứa từ “thổi” mang mỗi nghĩa dưới đây:
a. Chúm miệng lại và làm cho luồng hơi bật mạnh từ trong miệng ra.
b. (Không khí) chuyển động thành luồng và gây ra tác động nhất định.
Dự kiến câu trả lời:
– Lan và các bạn cùng thổi những quả bóng đẹp để trang trí lớp nhân ngày 8/3.
- Bác Hùng dạy em thổi sáo trúc trong dịp hè vừa qua.
- Hà vừa thổi nến xong thì bài hát chúc mừng sinh nhật vang lên.
- Đêm qua , trong cơn giông, gió thổi mạnh làm bật gốc cây ven đường.
- Mấy chú công nhân đang dùng máy thổi cát làm sạch mặt đường.
– Gió thổi ào ào khiến trên mặt đất, bụi cuốn mù mịt.
CỦNG CỐ
a. Mục tiêu: Tổng hợp lại các kiến thức chính đã được học trong bài học.
b.Tổ chức thực hiện:
–GV có thể tổng kết bài học bằng cách dưới đây:
+ Trong bài đọc về sa mạc Xa-ha-ra, em thích nhất hình ảnh hay chi tiết nào? Vì sao?
+ Em hãy giới thiệu ngắn gọn một cảnh đẹp mà em đã từng đến cùng gia đình?
+ Chốt lại hôm nay HS đã được:
–GV dặn dò HS: Về nhà thực hiện hoạt động Vận dụng và điền các thông tin về những kiến thức mà em đã học vào bảng sau: Làm việc chung cả lớp