Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ | Tiếng Việt 5 Tuần 23 Bài 9 Sách Kết nối Trang 45
Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ - Đây là bài giảng giúp các em học sinh Lớp 5 học tốt Tiếng Việt 5 của Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Bài giảng có trong tiết 2 Bài 9 trang 45 của chủ điểm: Hương sắc trăm miền của Sách Tiếng Việt 5 có trên kênh Tư liệu tiểu học. Tiết Luyện từ và câu này, giúp em nhận biết được phép liên kết câu trong đoạn văn bằng cách lặp từ ngữ.
Em nắm được lí thuyết và ứng dụng thực hành các bài tập. Em biết vận dụng kiến thức đã học để thực hành viết đoạn văn ngắn. Có 4 đoạn văn ngắn minh họa trong bài tập 4: Viết về lễ hội quê em, viết về hội vật làng em, viết về trẩy hội chùa Hương, Viết về Lễ Giỗ tổ Hùng Vương
00:53. Khởi động:Trò chơi: Ong non học việc
03:12. Yêu cầu cần đạt
03:33. Bài 1 : Tìm từ ngữ dùng để liên kết câu
05:55. Bài 2 : Chọn từ ngữ thay cho bông hoa để tạo sự liên kết giữa các câu
08:54. Rút ra ghi nhớ
10:22. Bài 3 : Tìm từ ngữ lặp lại để liên kết câu trong mỗi đoạn văn
15:52. Bài 4 : 4 đoạn văn ngắn viết về một lễ hội, trong đó các câu liên kết với nhau bằng cách lặp từ ngữ.
20:52. Hoạt động trải nghiệm và sáng tạo: Ai nhanh , Ai đúng
#LuyệntừvàcâuBài9trang45, #Tuần23Hộithổicơmthi, #Liênkếtcâu ,# lặptừngữ #TiếngViệt5Tuần23Bài9
TIẾT 2 LUYỆN TỪ VÀ CÂU. BÀI 11. LIÊN KẾT CÂU BẰNG TỪ NGỮ NỐI
- Hiểu cách liên kết câu bằng từ ngữ nối, tác dụng của phép nối.
- Vận dụng cách dùng từ ngữ cso tác dụng nối để liên kết câu.
- Vận dụng kiến thức đã học để thực hành tạo lập văn bản.
1. Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu.
Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua Hồ Gươm. Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. Nhưng khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm nhẩm ôn bài. Vì thế, tôi thường là đứa phát hiện ra bông hoa đầu tiên nở trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn. Rồi bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm sau, cây gạo đã như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời.
(Theo Vân Long)
a. Nhận xét về vị trí của các từ ngữ in đậm trong câu.
b. Nêu tác dụng của những từ ngữ đó trong đoạn văn.
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
– GV hướng dẫn cách thực hiện:
+ HS làm việc cá nhân, đọc thầm lại yêu cầu của bài tập, đọc thầm lại đoạn văn; dự kiến câu trả lời.
+ HS làm việc nhóm. HS ghi câu trả lời vào phiếu bài tập, vở hoặc giấy nháp.
– Một số đại diện nhóm trình bày kết quả. GV và cả lớp nhận xét.
− GV và HS thống nhất đáp án
+ Nhận xét về vị trí của các từ in đậm trong câu: Các từ in đậm trong đoạn văn đều đứng đầu câu.
+ Nêu tác dụng của những từ ngữ đó trong đoạn văn: nối các câu trong đoạn văn.
GV lưu ý HS về đặc điểm từ loại của từ ngữ in đậm (GV có thể hỏi HS: các từ ngữ in đậm thuộc từ loại nào các em đã được học?).
– GV lưu ý HS: Các câu trong một đoạn văn có thể liên kết với nhau bằng một kết từ như: nhưng, song, tuy nhiên, do đó, vì thế,... Các kết từ này thường đứng đầu câu.
Trả lời:
a. Những từ ngữ in đậm trong câu được đặt ở đầu mỗi câu.
b. Tác dụng của những từ ngữ đó trong đoạn văn: giúp liên kết các câu trong đoạn văn, làm cho người đọc cảm thấy đoạn văn liền mạch, trôi chảy và dễ hiểu nội dung đoạn văn.
2. Chọn từ ngữ (cuối cùng, tiếp theo, sau đó, đầu tiên) thay cho bông hoa để tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn.
(1) Quy trình làm cốm gồm nhiều công đoạn. (2), người ta gặt lúa non về để tuốt và lấy hạt. (3) Luyện từ và câu lớp 5 trang 54, 55 (Liên kết câu bằng từ ngữ nối) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5, họ đãi lúa qua nước để loại bỏ các hạt lép. (4) , hạt lúa được rang và giã thành cốm. (5), người ta sàng sảy cốm thật kĩ và để trong những chiếc thúng nhỏ lót lá sen.
(Theo Ngọc Hà)
– GV nêu yêu cầu của bài tập 2.
– GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, thực hiện yêu cầu của bài tập (chọn từ ngữ cuối cùng, tiếp theo, sau đó, đầu tiên thay cho bông hoa để tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn), ghi kết quả vào phiếu bài tập.
– GV mời một số nhóm báo cáo kết quả trước lớp hoặc dán phiếu bài tập lên bảng.
GV và HS nhận xét, góp ý.
– GV và HS thống nhất đáp án.
Đáp án:
Quy trình làm cốm gồm nhiều công đoạn. Đầu tiên, người ta gặt lúa non về để tuốt và lấy hạt. Tiếp theo, họ đãi lúa qua nước để loại bỏ các hạt lép. Sau đó, hạt lúa được rang và giã thành cốm. Cuối cùng, người ta sàng sảy cốm thật kĩ và để trong những chiếc thúng nhỏ lót lá sen.
– GV lưu ý HS: Ngoài các kết từ, các câu trong một đoạn văn có thể liên kết với nhau bằng một số từ ngữ có tác dụng nối như: thứ nhất, thứ hai, trái lại, ngoài ra, bên cạnh đó, đầu tiên, sau đó, tiếp theo, cuối cùng,... Các từ này cũng thường đứng ở đầu câu.
Trả lời:
(1) Quy trình làm cốm gồm nhiều công đoạn. (2) Đầu tiên, người ta gặt lúa non về để tuốt và lấy hạt. (3) Tiếp theo, họ đãi lúa qua nước để loại bỏ các hạt lép. (4) Sau đó, hạt lúa được rang và giã thành cốm. (5) Cuối cùng, người ta sàng sảy cốm thật kĩ và để trong những chiếc thúng nhỏ lót lá sen.
(Theo Ngọc Hà)
- GV hướng dẫn HS rút ra Ghi nhớ của bài học và mời 2 − 3 HS nhắc lại Ghi nhớ này.
Ghi nhớ
Các câu trong một đoạn văn có thể liên kết với nhau bằng một kết từ hoặc từ ngữ có tác dụng nối (gọi chung là từ ngữ nối) như: rồi, nhưng, vì thế, thứ nhất, thứ hai, trái lại, ngoài ra, bên cạnh đó, đầu tiên, sau đó, tiếp theo, cuối cùng,... Từ ngữ nối thường đứng ở đầu câu.
3. Tìm các từ ngữ nối thay cho bông hoa để tạo sự liên kết giữa các câu.
a. Ở miền Bắc, Tết đến, hoa đào nở rộ. .... ở miền Nam, khi Tết về, hoa mai khoe sắc.
b. Đến Huế, du khách thích được ngắm cảnh trên sông Hương. ...., mọi người còn mong muốn được thưởng thức ẩm thực Huế.
c. Nhiều người thích cốm làng Vòng vì nhiều lí do. Thứ nhất, cốm ở đây rất ngon. ...., cốm còn là hình ảnh gợi liên tưởng đến mùa thu Hà Nội.
d. Đi du lịch ở miền Tây Nam Bộ, du khách sẽ có những trải nghiệm thú vị với nhiều hoạt động hấp dẫn như: chèo xuồng ba lá, đi cầu khỉ, thăm các chợ nổi. ...., du khách còn có thể thoả thích hái trái cây khi ghé thăm các miệt vườn.
- GV nêu yêu cầu của bài tập 3 (hoặc GV gọi 1 – 2 HS đọc yêu cầu của bài tập).
– GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, thực hiện yêu cầu của bài tập theo các bước: + Lựa chọn các từ ngữ nối phù hợp.
+ Ghi kết quả vào thẻ chữ.
– GV mời các nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
− GV và HS nhận xét, góp ý.
– GV và HS thống nhất câu trả lời. GV lưu ý HS đây là bài tập có đáp án mở, mỗi HS có thể chọn một từ ngữ nối phù hợp thay cho bông hoa để tạo sự liên kết giữa các câu nhưng cần chú ý:
(1) Từ ngữ nối phải thể hiện đúng quan hệ ý nghĩa giữa các câu;
(2) Từ ngữ nối phải phù hợp với từ ngữ ở câu đi trước.
VD: Ở miền Bắc, Tết đến, hoa đào nở rộ. Còn/ Song ở miền Nam, khi Tết về, hoa mai khoe sắc.
b. Đến Huế, du khách thích được ngắm cảnh trên sông Hương. Đồng thời/ Bên cạnh đó/ Không những thế, mọi người còn mong muốn được thưởng thức ẩm thực Huế.
c. Nhiều người thích cốm làng Vòng vì nhiều lí do. Thứ nhất, cốm ở đây rất ngon. Thứ hai, cốm còn là hình ảnh gợi liên tưởng đến mùa thu Hà Nội.
d. Đi du lịch ở miền Tây Nam Bộ, du khách sẽ có những trải nghiệm thú vị với nhiều hoạt động hấp dẫn như: chèo xuồng ba lá, đi cầu khỉ, thăm các chợ nổi. Ngoài ra/ Bên cạnh đó/ Không những thế, du khách còn có thể thoả thích hái trái cây khi ghé thăm các miệt vườn.
– GV có thể hỏi thêm HS lí do lựa chọn các từ ngữ nối và khen ngợi những HS có câu trả lời chính xác về việc lựa chọn từ ngữ.
Trả lời:
a. Ở miền Bắc, Tết đến, hoa đào nở rộ. Còn ở miền Nam, khi Tết về, hoa mai khoe sắc.
b. Đến Huế, du khách thích được ngắm cảnh trên sông Hương. Ngoài ra, mọi người còn mong muốn được thưởng thức ẩm thực Huế.
c. Nhiều người thích cốm làng Vòng vì nhiều lí do. Thứ nhất, cốm ở đây rất ngon. Thứ hai, cốm còn là hình ảnh gợi liên tưởng đến mùa thu Hà Nội.
d. Đi du lịch ở miền Tây Nam Bộ, du khách sẽ có những trải nghiệm thú vị với nhiều hoạt động hấp dẫn như: chèo xuồng ba lá, đi cầu khỉ, thăm các chợ nổi. Không chỉ vậy, du khách còn có thể thoả thích hái trái cây khi ghé thăm các miệt vườn.
4. Viết đoạn văn (3 – 5 câu) về một địa điểm du lịch hoặc khu di tích lịch sử mà em biết, trong đó có sử dụng từ ngữ nối để liên kết câu.
– GV nêu yêu cầu của bài tập 4 (hoặc GV gọi HS nêu yêu cầu của bài tập).
– GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, nói 3 – 5 câu về một địa điểm du lịch hoặc khu di tích lịch sử, sử dụng từ ngữ nối để liên kết câu.
+ Từng thành viên trong nhóm nói 3 – 5 câu về một địa điểm du lịch hoặc khu di tích lịch sử.
+ Các thành viên trong nhóm góp ý cho nhau, chọn sản phẩm tốt nhất để báo cáo trước lớp.
– GV mời 2 – 3 nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
– GV và HS nhận xét, góp ý.
– HS làm việc cá nhân, dựa trên kết quả nói, viết 3 – 5 câu về một địa điểm du lịch hoặc khu di tích lịch sử, sử dụng từ ngữ nối để liên kết câu.
– GV lưu ý HS đây là bài tập có đáp án mở, mỗi HS có thể viết 3 – 5 câu theo suy nghĩ của mình nhưng phải đáp ứng yêu cầu:
(1) Viết về một địa điểm du lịch hoặc khu di tích lịch sử (tên, địa chỉ, đặc điểm riêng, lí do cuốn hút khách du lịch đến thăm,...);
(2) Sử dụng từ ngữ nối để liên kết câu.
- GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả trước lớp và yêu cầu HS trong lớp nhận xét, góp ý.
- GV khen ngợi những HS có sản phẩm viết tốt.
Ví dụ 1:
Lễ hội đền Hùng là lễ hội lớn nhất nước ta. Do vậy, vào đầu tháng Ba hàng năm, nơi đây thu hút rất đông người dân cả nước về dâng hương tưởng nhớ, biết ơn công lao các Vua Hùng. Bên cạnh đó, du khách còn được tham gia vào nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc tái hiện cảnh dựng nước và giữ nước của cha ông ta ngày xưa.
Ví dụ 2:
Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh đẹp của nước ta. Nơi đây có hàng trăm ngàn hòn đảo lớn nhỏ nhấp nhô, tụ hội. Hơn nữa, Hạ Long còn nổi tiếng với những hang động kì vĩ. Vì thế, du khách đến đây một lần sẽ nhớ mãi không quên.
Ví dụ 3:
Năm ngoái, trường em có tổ chức thăm qua Lăng Bác Hồ. Đó là một di tích lịch sử trang nghiêm và vô cùng bảo mật. Vì vậy, các đoàn thăm viếng luôn phải đi theo một thứ tự nhất định. Hơn nữa, mọi người vào viếng lăng Bác phải qua kiểm soát gắt gao. Chính vì thế, đoàn khách nào cũng thấy trang trọng, thành kính để tỏ lòng biết ơn Bác.
Ví dụ 4:
Hè vừa qua em được đi thăm Nhà bảo tàng lịch sử thành phố. Đầu tiên, chúng em được thăm phòng lưu giữ và trưng bày các hiện vật, tư liệu về lịch sử của thành phố em qua các thời kì. Tiếp đến, chúng em được đến thăm phòng truyền thống hiện đại và rộng rãi. Cuối cùng, chúng em được nghe kể chuyện về chiến thắng sông Bạch Đằng. Em thấy chuyến đi trải nghiệm này thật bổ ích với em.
Ví dụ 5:
Khu di tích lịch sử em từng ghé thăm gần đây là Nhà tù Hoả Lò. Đây là nơi giam giữ và cầm tù những chiến sĩ cách mạng nổi tiếng của dân tộc, những người có mong muốn giải phóng áp bức bóc lột, cứu lấy tự do dân tộc Việt Nam như: Phan Bội Châu, Lương Văn Can, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Lương Bằng. Vì thế, để hiểu được những gian khổ người lính cách mạng xưa phải chịu, các bạn hãy ghé thăm đến Nhà tù Hoả Lò.
Để liên kết các câu trong đoạn ta có thể dùng một kết từ hay một từ ngữ có tác dụng nối . Đúng hay sai?