Luyện tập về câu ghép | Tiếng Việt 5 Tuần 22 Bài 7 Sách Kết nối Trang 36
Luyện tập về câu ghép - Đây là bài giảng giúp các em học sinh Lớp 5 học tốt Tiếng Việt 5 của Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Bài giảng có trong tiết 2 Bài 7 trang 36 của chủ điểm: Vẻ đẹp cuộc sống của Sách Tiếng Việt 5 có trên kênh Tư liệu tiểu học. Tiết Luyện từ và câu này, giúp em nhận biết câu ghép được sử dụng trong thực tế. Em củng cố cách phân tích cấu tạo các vế câu trong mỗi câu ghép. Em vận dụng cách nối các vế của câu ghép để viết đoạn văn. Em được xem 3 đoạn văn hay viết về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá. Em biết vận dụng kiến thức đã học để thực hành tạo lập câu ghép.
00:46. Khởi động:Trò chơi: Em chọn hoa nào
04:01. Yêu cầu cần đạt
04:26. Bài 1 : Tìm câu ghép, tìm kết từ được dùng để nối các vế câu.
12:16. Bài 2 : Tìm cặp kết từ hoặc cặp từ hô ứng thay cho bông hoa để tạo câu ghép.
19:17. Bài 3 : Viết đoạn văn về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá có chứa câu ghép.
24:55. Hoạt động trải nghiệm và sáng tạo: Ai nhanh , Ai đúng
#LuyệntừvàcâuBài7trang36, #Tuần22Đoànthuyềnđánhcá, #Luyệntậpvềcâughép, #TiếngViệt5Tuần22Bài7
https://youtu.be/BFi2MIXBSqE
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
-. Biết vận dụng kiến thức về câu ghép để nhận biết câu ghép được sử dụng trong thực tế và phân tích cấu tạo của chúng (các vế câu trong mỗi câu).
- Biết thể hiện sự xúc động, trân trọng trước những con người yêu lao động, thầm lặng góp sức mình làm cho đất nước ngày càng giàu đẹp.
II . CHUẨN BỊ
1. Kiến thức
– Câu ghép, cách nối các vế câu ghép.
2. Phương tiện dạy học
— Tranh ảnh minh hoạ bài thơ (lúc mặt trời lặn và lúc bình minh lên cùng hình ảnh đoàn thuyền đánh cá).
— Phiếu bài tập cho nội dung Luyện từ và câu (nếu có).
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
LUYỆN TỪ VÀ CÂU LUYỆN TẬP VỀ CÂU GHÉP
1. Tìm câu ghép trong các đoạn văn và xác định cách nối các vế của mỗi câu ghép.
Mục đích của bài tập này là giúp HS vận dụng kiến thức về câu ghép để nhận biết câu ghép được sử dụng trong nói và viết; nắm được cấu tạo của câu ghép (xác định các vế câu và cách nối các vế trong mỗi câu ghép).
GV mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập và hướng dẫn HS cách thực hiện yêu cầu. – Với đoạn văn a
+ GV yêu cầu 1 HS đọc diễn cảm đoạn văn a. HS làm việc cá nhân, đọc kĩ đoạn văn để tìm đúng câu ghép trong đoạn, xác định các vế và cách nối các vế của câu ghép tìm được. Sau đó, ghi kết quả làm việc vào vở hoặc giấy nháp.
+ HS làm việc theo nhóm đôi hoặc nhóm bốn. Cả nhóm thảo luận, thống nhất đáp án.
+ Đại diện một số nhóm trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét. GV chốt đáp án bằng cách chiếu các câu ghép và đánh dấu ranh giới giữa các vế câu lên bảng.
— - Với đoạn văn b: Thực hiện các bước tương tự như đoạn văn a.
Đáp án:
+ Đoạn văn a có 2 câu ghép:
Câu 1: Làng Tày, làng Dao ven suối và trong rừng, nhưng làng người Mông ở chơ vơ đỉnh núi, giữa cỏ tranh mênh mông. Hai vế câu làng Tày, làng Dao ven suối và trong rừng và làng người Mông ở chơ vơ đỉnh núi, giữa cỏ tranh mênh mông nối với nhau bằng kết từ nhưng.
Câu 2: Vách và mái nhà đều ghép bằng những miếng gỗ pơ-mu, nhà nhà ám khói sạm đen tưởng như làng xóm liền với trời xanh. Hai vế câu vách và mái nhà đều ghép bằng những miếng gỗ pơ-mu và nhà nhà ám khói sạm đen tưởng như làng xóm liền với trời xanh được nối trực tiếp với nhau bằng dấu phẩy.
+ Đoạn văn b có 2 câu ghép:
Câu 1: Bên gốc đa, một chú thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Hai vế câu bên gốc đa, một chú thỏ bước ra và tay cầm một tấm vải dệt bằng rong được nối trực tiếp với nhau bằng dấu phẩy.
Câu 2: Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Hai vế câu thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét và tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút được nối với nhau bởi kết từ nhưng.
2. Tìm cặp kết từ hoặc cặp từ hô ứng thay cho bông hoa để tạo câu ghép.
— GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu của bài tập.
– HS làm việc cá nhân, tìm kết từ phù hợp để hoàn thiện các câu ghép.
— HS trao đổi trong nhóm để góp ý về kết quả làm việc cá nhân.
— GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp. Các HS khác nhận xét, đánh giá. GV và HS thống nhất kết quả.
Đáp án:
a. Cặp kết từ cần tìm là nếu ... thì. Nếu em có một khu vườn rộng thì em sẽ trồng thật nhiều loại cây. GV lưu ý HS: Việc dùng từ thì ở đây là có tính chất tuỳ ý, không bắt buộc. b. Cặp kết từ cần tìm là tuy (mặc dù) ... nhưng: Tuy (Mặc dù) thành phố này không sầm uất, nhưng nó rất hấp dẫn du khách. GV lưu ý HS: tuy và mặc dù là 2 kết từ có thể thay thế cho nhau. Từ nhưng trong trường hợp này có thể dùng hoặc không. Nếu dùng thì nghĩa đối lập được thể hiện rõ nét hơn, câu chặt chẽ hơn.
c. Cặp từ hô ứng cần tìm là càng ... càng: Mọi người cùng đối xử tốt với nhau thì cuộc sống càng tốt đẹp hơn.
3. Viết đoạn văn (3 – 5 câu) về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, trong đó có câu ghép chứa kết từ để nối các vế câu.
– GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu của bài tập.
HS làm việc cá nhân, viết đoạn văn.
– Sau khi viết xong đoạn văn, HS làm việc theo nhóm, mỗi HS đọc đoạn văn của mình và phân tích các câu ghép (vế câu và cách nối các vế câu) được dùng. Cả nhóm nhận xét, góp ý.
- GV quan sát các nhóm, khen ngợi các em viết được đoạn văn hay và ghi chép nhanh những lỗi viết đoạn có thể có của HS để chữa chung trước lớp.
– GV mời một số HS viết được đoạn văn hay đọc trước lớp, chỉ ra các vế câu và các kết từ có tác dụng nối các vế câu được dùng trong mỗi đoạn văn.
– GV khen ngợi cả lớp đã tích cực tham gia các hoạt động học tập.
Đoạn văn minh họa 1:
Bài thơ " Đoàn thuyền đánh cá" cho em biết việc đánh cá ra khơi vào thời điểm rất đặc biệt. Họ ra khơi vào lúc hoàng hôn nhưng học lại trở về vào lúc bình minh. Tuy họ làm việc vất vả trên biển nhưng học rất lạc quan, yêu đời. Họ vừa làm vừa hát. Họ càng cất cao tiếng hát thì công việc đánh cá của họ trở nên nhẹ nhàng hơn. Bài thơ không chỉ vẽ nên cảnh biển huy hoàng mà bài thơ còn cho em thấy công việc đánh cá của bà con ngư dân rất khẩn trương , hăng say. Họ yêu biển bao nhiêu thì biển cho họ cá tôm nhiều bấy nhiêu.
Đoạn văn minh họa 2:
Đọc bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá", em hình dung ra cảnh đoàn thuyền nối đuôi nhau đánh cá trên biển. Họ gương buồm ra khơi lúc mặt trời lặn còn họ trở về lúc rạng đông. Vì họ rất yêu biển, yêu công việc đánh cá nên họ vừa làm vừa hát. Nhờ họ có kĩ thuật đánh bắt cá giỏi nên họ có những mẻ cá kéo xoăn tay. Cảnh đêm trăng trên biển rất đẹp vì vậy họ luôn cất cao bài ca ca ngợi biển cả. Em thấy họ không chỉ yêu mến biển cả mà họ còn luôn biết ơn biển cả đã nuối nấng họ bao đời. Bài thơ này làm em xúc động về cảnh lao động trên biển.
Đoạn văn minh họa 3:
Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" đã mở ra một cảnh biển huy hoàng, tuyệt đẹp. Khổ thơ đầu tả cảnh biển lúc hoàn hôn còn khổ thơ cuối mở ra cảnh biển rực rỡ lúc bình mình. Người đánh cá không chỉ hân hoan trước vẻ đẹp của biển cả mà họ còn hăng say trong lao động. Tuy họ lênh đênh đánh cá khơi xa nhưng họ yêu đời lắm, luôn cất tiếng hát. Họ lên đường ra khơi, họ hát vang để mong có những mẻ lưới đầy. Họ buông lưới bắt cá thì họ hát để quên những nhọc nhằn. Họ giong buồm trở về thì họ hát mừng vui với những khoang cá đầy, thành quả bội thu. Họ yêu biển vì biển cả là mẹ hiền đã nuôi nấng họ, cho họ cá tôm. Em rất xúc động khi đọc bài thơ này.