Luyện tập về  Đại từ và kết từ | Tiếng Việt 5 Tuần 28 Bài 17 Sách Kết nối  Trang 90

Luyện tập về  Đại từ và kết từ - Đây là một bài kiến thức Tiếng Việt được chọn  dạy trong  tiết 2 của Bài 17 Tuần 28   Sách Tiếng Việt 5  Tập 2 Sách Kết nối tri thức có trên kênh Tư liệu Tiệu học.  Bài giảng này thuộc chủ điểm: Tiếp bước cha ông.  Qua bài Luyện từ và câu: Luyện tập về  Đại từ và kết từ  trong đoạn văn trang 90  giúp em củng cố  kiến thức về đại từ và kết từ.  Em biết  sử dụng đại từ, kết từ và hiểu đúng sắc thái, quan hệ ý nghĩa của chúng trong câu. Em biết vận dụng kiến thức đã học để thực hành viết  đoạn văn về một vị anh hùng dân tộc.

01:06. Khởi động:Trò chơi: Em chọn hoa nào?
04:09. Yêu cầu cần đạt
04:36. Bài 1 : Tìm đại từ nghi vấn trong các câu đố và giải đố.
09:00. Bài 2 : Chọn từ (đây, kia, này) thay thế cho từ ngữ được in đậm
13:56.  Bài 3 : Chọn kết từ (mà, cho, như, tuy ... nhưng ...) thay cho bông hoa. 
22:07.  Bài 4 : Viết đoạn văn  giới thiệu về một vị anh hùng dân tộc
24:16.  Bài 4 : 3 đoạn văn hay viết về một vị anh hùng dân tộc
29:04. Hoạt động  trải nghiệm và sáng tạo: Ai nhanh, Ai đúng
#LuyệntừvàcâuBài17trang90, #Tuần28đoạnvănanhhùngdântộc, #Đạitừvàkếttừ  , #TiếngViệt5Tuần28Bài17
 
Luyện từ và câu Bài 17 trang 90, Tuần 28 Nghìn năm van hiến, Đại từ và kết từ , đoạn văn về  anh hùng dân tộc, Tiếng Việt 5 Tuần 28 Bài 17

1. Yêu cầu cần đat:
-  Củng cố kiến thức về đại từ và kết từ.  
- Biết sử dụng đại từ, kết từ và hiểu đúng sắc thái, quan hệ ý nghĩa của chúng trong câu. 
-  Vận dụng kiến thức đã học để thực hành viết  trong thực tế.

2. Các hoạt động dạy và học

1. Tìm đại từ nghi vấn trong các câu đố và giải đố. 
— GV nêu yêu cầu của bài tập (có thể chiếu bài tập 1 lên màn hình lớp hoặc yêu cầu HS đọc thầm). 
– GV hướng dẫn HS làm bài tập 
+ HS làm việc cá nhân, đọc các câu đố và tìm đáp án. 
+ HS trao đổi nhóm đôi để thống nhất kết quả. 
– Đại diện 2 – 3 nhóm trình bày kết quả trước lớp theo từng phần. GV và HS nhận xét và thống nhất đáp án. 
Đáp án: 
Câu a: đại từ nghi vấn là “ai”. Giải đố: là Ngô Quyền. 
Câu b: đại từ nghi vấn là “gì”. Giải đố: là bánh chưng. 

Bánh chưng là loại bánh  gắn liền với nhân vật Lang Liêu  vào đời  vua Hùng Vương thứ 7.  Bánh chưng  được làm từ loại gạo nếp ngonđặc sản ở vùng núi rừng được nhuộm bằng nước lá riềng xanh, hạt mẩy tròn thơm dẻo, nhân đậu xanh vỏ mỏng lòng vàng, thịt lợn  tươi ngon được chọn lọc kỹ lưỡng.

2. Chọn từ (đây, kia, này) thay thế cho từ ngữ được in đậm trong đoạn văn. 
Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng nối quận Ba Đình và quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội. Nhìn từ xa, cây cầu Long Biên trông như một con rồng sắt khổng lồ. Cầu Long Biên là cây cầu duy nhất của Thủ đô có các phương tiện di chuyển theo hướng tay trái.
– GV mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
-  Cả lớp đọc thầm theo. 
– GV hướng dẫn HS cách thực hiện bài tập 
+ HS làm việc nhóm, trao đổi và thống nhất kết quả. 
+ Đại diện một số nhóm trình bày kết quả. GV và cả lớp nhận xét, thống nhất đáp án. Đáp án: 
+ Cây cầu Long Biên trông như...→ Cây cầu này trông như... 
+ Cầu Long Biên là cây cầu... Đây là cây cầu... 
Trả lời:
Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng nối quận Ba Đình và quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội. Nhìn từ xa, cây cầu này trông như một con rồng sắt khổng lồ. Đây là cây cầu duy nhất của Thủ đô có các phương tiện di chuyển theo hướng tay trái.
Lưu ý: GV có thể hỏi thêm HS về tác dụng của việc thay thế từ ngữ trong đoạn văn trên. (Đáp án: làm cho đoạn văn mạch lạc hơn, hay hơn, tránh lặp từ ngữ). 

3. Chọn kết từ (mà, cho, như, tuy ... nhưng ...) thay cho bông hoa. 
a. Con người có tổ có tông
....cây có cội, ...sông có nguồn.

b. Bầu ơi thương lấy bí cùng
...rằng khác giống ...chung một giàn.

c. Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời ...nói ...vừa lòng nhau.

d. Công cha ...núi ngất trời
Nghĩa mẹ ...nước ở ngoài Biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ, ghi lòng con ơi!

Trả lời:      

a. Con người có tổ có tông
Như cây có cội, như sông có nguồn.
b. Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

c. Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

d. Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ, ghi lòng con ơi!
- GV nêu yêu cầu của bài tập (có thể chiếu lên màn hình lớp hoặc yêu cầu HS đọc trong SHS) và hướng dẫn HS thực hiện: 
+ HS làm việc cá nhân: Tìm kết từ phù hợp thay cho bông hoa. HS có thể ghi kết quả ra vở hoặc giấy nháp. GV quy định thời gian làm việc cá nhân. 
+ HS làm việc theo nhóm để thống nhất kết quả. 
+ Đại diện một số nhóm trình bày, GV và HS nhận xét và thống nhất đáp án. Đáp án: 
a. Con người có tổ, có tông 
Như cây có cội, như sông có nguồn. 
b. Bầu ơi thương lấy bí cùng 
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. 

c. Lời nói chẳng mất tiền mua 
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

 d. Công cha như núi ngất trời 
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời Biển Đông 
Núi cao biển rộng mênh mông 
Cù lao chín chữ, ghi lòng con ơi! 

4. Viết đoạn văn (3 – 5 câu) giới thiệu về một vị anh hùng dân tộc, trong đó có sử dụng đại từ và kết từ. 
– GV nêu yêu cầu của bài tập và hướng dẫn HS làm việc cá nhân, quy định thời gian cụ thể. 
Trong lúc HS làm bài, GV bao quát lớp và hỗ trợ những HS gặp khó khăn, nhắc HS nhớ về một số vị anh hùng dân tộc đã được học trong chương trình, lưu ý HS sử dụng đại từ và kết từ. 
− 3 – 4 HS trình bày đoạn viết của mình trước lớp. GV và cả lớp nhận xét. 
GV lưu ý bài tập có đáp án mở. HS được tự do diễn đạt nội dung theo những hiểu biết của mình. GV khen những HS có các câu văn sử dụng tốt và đúng kết từ và đại từ. 

Đoạn  văn  1.
An  Dương Vương là một anh hùng dân tộc ta đã đi vào  huyền thoại. Ông đã có công xây thành ốc và đánh giặc giữ nước. Cách xây thành ốc của ông chứng tỏ kĩ thuật quân sự từ xưa của nước ta đã phát triển.  Vì ông chủ quan, tin vào con gái  nên  nỏ thần đã rơi vào tay giặc. Tuy đất nước lâm nguy, rơi vào tay  giặc nhưng  chúng ta rất tự hào về An Dương Vương. 

Đoạn  văn  2.
  Trưng Trắc và Trưng Nhị là hai vị nữ tướng tài ba của nước ta. Thuở xưa, nước ta bị nhà Hán đô hộ. Hai bà đã phất cờ khởi nghĩa kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù. Nhờ  hai bà tài giỏi cầm quân và dân chúng  phấn khích nên bọn  giặc trông thấy kinh hồn, khiếp vía. Vì đoàn quân của ta đi rùng rùng,  cuồn cuộn tràn tlên tấn công  nên thành trì của quân giặc sụp đổ. Tô Định ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù.

Đoạn  văn  3.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại. Đó là  người anh hùng dân tộc Việt Nam sáng ngời. Bác đã ra đi  tìm được cứu nước.  Nhờ Bác đã có cách  lãnh đạo tài tình nên quân và dân Việt Nam đã đấu tranh giành độc lập thành công. Lúc sinh thời, Bác sống rất giản dị, thanh cao và yêu nhân dân hết mình. Tuy Bác đã đi xa nhưng muôn vàn tình thương của Bác vẫn để lại cho chúng ta. Đất nước chúng ta đời đời ghi nhớ công ơn của Bác.

Chia sẻ với bạn những điều em ấn tượng về vị anh hùng dân tộc đã viết trong bài giới thiệu và nói lên cảm nghĩ của em.