Luyện từ và câu: Luyện tập về Từ đa nghĩa | Tiếng Việt 5 Tuần 8 bài 15 Sách Kết nối  Trang 74

Luyện tập về Từ đa nghĩa - Đây là bài giảng giúp các em học sinh Lớp 5 học tốt Tiếng Việt 5 của Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Bài giảng có trong tiết  2 Bài 15 trang 74 của  chủ điểm: Thiên nhiên kì thú của Sách Tiếng Việt 5 có trên kênh Tư liệu tiểu học. Tiết Luyện từ và câu này, em  củng cố lại kiến thức về từ đa nghĩa. Em biết sử dụng, giải thích, đánh giá được tác dụng của từ đa nghĩa.  Em biết vận dụng để đăt câu để phân biệt nghĩa  trong những tình huống cụ thể.

00:56 . Khởi động : Trò chơi: Chọn hoa cho em
04:09 Yêu cầu cần đạt
04:31  Bài 1. Nêu nghĩa của từ "hạt" trong mỗi đoạn thơ 
09:55 Bài 2. Nêu nghĩa của từ hạt  "chân"
16:19. Bài 3. Đặt câu để phân biệt các nghĩa 
23:40. Vận dụng và trải nghiệm
#TiếngViệtLớp5Kếtnối, #BaiGiangTiengViet5, #TiếngViệt5Tuần8Bài15trang74,  #Tulieutieuhoc, #Từđanghĩa

TIẾT 2 LUYỆN TỪ VÀ CÂU . LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐA NGHĨA

Bài: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐA NGHĨA

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Năng lực đặc thù:
-  Củng cố lại kiến thức về từ đa nghĩa; biết sử dụng, giải thích, đánh giá được tác dụng  của từ đa nghĩa trong những tình huống cụ thể
- Góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Biết vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực học tập, tiếp thu kiến thức để thực hiện tốt nội dung bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nâng cao kĩ năng vận dụng từ đa nghĩa ứng dụng vào thực tiễn.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực giao tiếp trong trò chơi và hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Thông qua bài học, biết yêu quý bạn bè và đoàn kết trong học tập.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự giác trong học tập, trò chơi và vận dụng.
- Phẩm chất trách nhiệm: Biết giữ trật tự, lắng nghe và học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Củng cố được những hiểu biết về từ đa nghĩa mà HS đã được tìm hiểu ở  tiết trước.
+ Khơi gợi hứng thú tham gia bài học cho HS.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”
+ Luật chơi: Em hãy tìm và xếp các từ theo các nhóm nghĩa: Từ dùng với nghĩa gốc và Từ dùng với nghĩa chuyển “khuôn mặt, tay trái, cửa sổ, cửa biển, đứng đầu, đầu tóc, tay chân, mặt bàn, xấu bụng, đau bụng”
- GV yêu cầu HS: Hãy nhắc lại thế nào là từ đa nghĩa?
- GV dẫn dắt vào bài mới.    - HS tham gia chơi
- HS trả lời
- HS lắng nghe

2. Luyện tập.
- Mục tiêu:
-  Giúp HS có thể phân biệt, biết sử dụng từ đa nghĩa.
- Góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ. 
- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức tiết trước: Thế nào là từ đa nghĩa? 
- GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc yêu cầu của BT1,2 : 

Bài tập 1: Nêu nghĩa của từ hạt trong mỗi đoạn thơ dưới đây. Từ hạt trong đoạn thơ nào được dùng với nghĩa gốc?
a. Khi đang là hạt
Cầm trong tay mình
Chưa gieo xuống đất
Hạt nằm lặng thinh.
(Trần Hữu Thung)

b. Hạt mưa mải miết trốn tìm
Cây đào trước cửa lim dim mắt cười
Quất gom từng hạt nắng rơi
Làm thành quả - những mặt trời tí hon.
(Đỗ Quang Huỳnh)
- GV chia nhóm cho HS, sử dụng kĩ thuật Mảnh ghép để thực hiện hoạt động này. 
+ Vòng 1: Nhóm chuyên gia 
+) Nhóm 1, 3, 5, 7: Thực hiện nhiệm vụ Bài tập 1 
+) Nhóm 2, 4, 6, 8: Thực hiện nhiệm vụ Bài tập 2
+) Phát cho mỗi HS 3 thẻ xanh hoặc đỏ 
+ Vòng 2: Nhóm mảnh ghép 
+) Các nhóm trao đổi với nhau như sơ đồ 
+) Các nhóm sẽ tách nhau và di chuyển đến nhóm mới như trong hình. Những bạn mang thẻ xanh di chuyển về nhóm 1, 3, 5, 7 và những bạn mang thẻ đỏ di chuyển về nhóm 2, 4, 6, 8 
+) Sau tạo thành nhóm mới, các nhóm trao đổi với nhau để hoàn thiện nhóm Mảnh ghép. 
+) Sau đó GV gọi 1 HS bất kì trong nhóm lên trình bày
+ GV đánh giá, nhận xét, chốt đáp án:

a. Chỉ bộ phận nằm trong quả, có thể nảy mầm thành cây con. Đây là nghĩa gốc.  
b. Chỉ phần chất lỏng có hình giống như hạt của quả. Đây là nghĩa chuyển.  
– HS thảo luận theo cặp, thống nhất kết quả và trả lời câu hỏi.
– Đại diện 1 – 2 nhóm trả lời trước lớp.
– Cả lớp nhận xét, góp ý.

Bài tập 2: Trong hai đoạn thơ dưới đây, từ chân được dùng với các nghĩa nào? Các nghĩa đó có gì giống và khác nhau?
a. Cái gậy có một chân,
Biết giúp bà khỏi ngã.
Chiếc com-pa bố vẽ,
Có chân đứng, chân quay.
Cái kiềng đun hằng ngày,
Ba chân xoè trong lửa.
(Vũ Quần Phương)

b. Chân em bước thật êm
Đường sau mưa ẩm ướt
Trên lá non mịn mướt
Những giọt nước trong lành.
(Nguyễn Quỳnh Mai)
- GV cho HS thảo luận nhóm và hoàn thiện theo phiếu học tập:
Phiếu học tập
Em hãy thực hiện các yêu cầu trong bài vào bảng sau:
Từ chân  So sánh  Giống nhau Khác nhau
a) ...................  b) ...................
- Trong đoạn  thơ a, từ  “ chân” có trong mỗi dòng thơ bạn hiểu như thế nào?  
- “chân” trong các trường hợp này  mang nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ? Vì sao? 
+ Từ chân ở câu a: mnag nghĩa chuyển. Vì chúng đều dùng để chỉ bộ phận của vật, có tác dụng đỡ vật. 
a. Chân: phần dưới cùng của một vật (Cái com – pa, cái gậy, cái kiềng) để đỡ vật đó có thể đứng được. => nghĩa chuyển. 
b. chân: phần dưới cùng của cơ thể người và động vật, có chức năng di chuyển (bước) => nghĩa gốc. 
Giống nhau: hai nét nghĩa đều chỉ phần phía dưới cùng, có tác dụng nâng đỡ. 
Khác nhau: 
+ Từ chân ở câu a: dùng để chỉ bộ phận của vật, có tác dụng đỡ vật. 
+ Từ chân ở câu b: dùng để chỉ bộ phận cơ thể người và động vật, tác dụng giúp nâng đỡ cơ thể và di chuyển.  
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS. 
– HS thảo luận theo nhóm. Nhóm trưởng ghi kết quả thống nhất
– Đại diện1 – 2 nhóm trả lời trước lớp.
– Cả lớp nhận xét, góp ý.

Bài tập 3: Đặt câu để phân biệt các nghĩa của mỗi từ sau đây?
Mũi
Nghĩa 1: bộ phận nhô lên ở giữa mặt người hoặc động vật có xương sống, dùng để thở và ngửi.
Nghĩa 2: bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước của một số vật.

Cao
Nghĩa 1: có khoảng cách bao nhiêu đó từ đầu này đến đầu kia theo chiều thẳng đứng.
Nghĩa 2: hơn mức trung bình về số lượng hay chất lượng.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc yêu cầu của BT3:
Đặt câu để phân biệt các nghĩa của mỗi từ sau đây?
 GV yêu cầu HS làm việc cá nhân.
Dự kiến câu trả lời:
(1) – Lan có chiếc mũi rất cao và thẳng.
Mũi tàu như một tấm khiên lớn xé toang cả khối nước khổng lồ.
(2) – Bạn Mai cao 1m60 rồi đấy.
Kết quả thi của Hoa cao thứ 2 trong khối.
– HS đọc câu hỏi, suy nghĩ, ghi kết quả ra nháp.
– 2 – 3 HS báo cáo kết quả. Cả lời nhận xét.
+ GV tổ chức hoạt động theo nhóm đôi, GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần. 
- HS lắng nghe hướng dẫn của GV. 
- HS phát biểu ý kiến. 
- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu. 
- HS làm theo hướng dẫn của GV. 
3. Vận dụng trải nghiệm.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
GV giao bài tập: Hãy đặt câu và giải thích ý nghĩa của các từ sau: 
tốt bụng, no bụng; xanh xanh, xanh xao; vị ngọt, nói ngọt...
Dự kiến câu trả lời:
– Hắn ăn ngấu nghiến cho tới khi no bụng. (bụng:  bộ phận của cơ thể; nghĩa gốc) 
– Lan là một bạn nữ rất tốt bụng. (bụng: chỉ phần bên trong, tính cách; nghĩa chuyển).
– Chiếc bút máy xanh xanh kia trông đẹp thật.
– Sau trận ốm ấy, trông nó xanh xao lắm.
– Mai rất thích những chiếc bánh quy có vị ngọt  thanh mà mẹ mua trong ngày sinh nhật mình.
– Giọng nói ngọt ngào của cô ấy khiến mọi người  đều thích thú
- Dặn dò bài về nhà.    – HS nghe câu hỏi, đọc văn bản và trả lời
– 1 – 2 HS trả lời trước lớp.
- HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................