Nghìn năm văn hiến | Tiếng Việt 5 Tuần 28 Bài 17 Sách Kết nối  Trang 88

Nghìn năm văn hiến - Đây là một bài đọc văn bản thông tin  hay của tác giả Nguyễn Hoàng  được chọn  dạy trong  tiết 1  của Bài 17 Tuần 28   Sách Tiếng Việt 5  Tập 2 Sách Kết nối tri thức có trên kênh Tư liệu Tiệu học.  Bài giảng này thuộc chủ điểm : Tiếp bước cha ông.  Qua bài  đọc  Nghìn năm văn hiến  trang 73 giúp em rèn đọc, biết đọc đúng  từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ  văn bản thông tin  có bảng biểu. Em có thể nhận biết được thông tin chính trong bài qua hệ thống câu hỏi đọc hiểu. Qua bài đọc, em  hiểu được nước ta có truyền thống hiếu học và nền văn hiến lâu đời

00:49. Khởi động lớp học:  Video: đến thăm  Văn Miếu - Quốc Tử Giám
02:39 . Hoạt động Khởi động: Chia sẻ những điều em biết về Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
03:39. Giới thiệu chủ điểm:  Tiếp bước cha ông
04:21. Yêu cầu cần đạt
05:21. Đọc văn bản : Nghìn năm văn hiến (Nguyễn Hoàng)
08:29 Hoạt động 1: Luyện đọc đúng
14:29. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu - Tìm hiểu bài
16:45. Câu 1. Tên vị vua đã cho xây dựng Văn Miếu Thăng Long. Thời gian xây .... 
18:32. Câu 2. Ở Văn Miếu Thăng Long, vua còn cho xây Quốc Tử Giám 
19:46. Câu 3. Bảng thống kê về các khoa thi từ năm 1075 đến năm 1919
22:16. Câu 4.  Chi tiết về  ông cha ta luôn coi trọng việc đào tạo nhân tài.
24:00. Câu 5. Nói ý hiẻu về truyền thống khoa cử của Việt Nam.
25:42. Hoạt động 3: Luyện đọc lại 
26:40.  Hoạt động 5: Vận dụng sáng tạo 

#Nghìnnămvănhiến  ,  #TiếngViệt5Trang88, #TiếngViệt5Tuần28Bài17, #VănMiếuQuốcTửGiám

TUẦN 28 Bài 17.  NGHÌN NĂM VĂN HIẾN (3 tiết) 

I. MỤC TIÊU 
Giúp HS: 
1. a. Đọc đúng văn bản thông tin Nghìn năm văn hiến có bảng biểu. 
b. Nhận biết được thông tin chính trong bài. Nắm được thông tin của bài đọc: Nước ta có truyền thống hiếu học và nền văn hiến lâu đời. 
2. Tự hào về truyền thống văn hiến lâu đời của nước ta và thêm yêu quê hương, đất nước. 
II . CHUẨN BỊ 
1. Kiến thức 
— Văn bản thông tin (có bảng biểu). 
2. Phương tiện dạy học 
Sử di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử 
Tranh ảnh, thông tin về di tích lịch sử Văn Miếu – Quốc Tử Giám ở Hà Nội. 
III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1  GIỚI THIỆU CHỦ ĐIỂM 
– GV giới thiệu chủ điểm mới, VD: Hôm nay, các em bước sang chủ điểm thứ 7: Tiếp bước cha ông. Hãy quan sát tranh chủ điểm và cho biết bức tranh muốn nói với em điều gì ở chủ điểm này. 
— HS phát biểu theo cảm nhận cá nhân. GV có thể tổng kết các ý kiến của HS và nói thêm về ý nghĩa của bức tranh, VD: Ở chủ điểm Tiếp bước cha ông, các bài đọc nói về truyền thống tốt đẹp được thế hệ trước truyền cho thế hệ sau, thế hệ sau tiếp bước thế hệ cha ông đi trước. Đó là truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bảo vệ chủ 
quyền của dân tộc. Chủ điểm này sẽ giúp các em cảm nhận về một đất nước Việt Nam ngày một đổi thay, phát triển,... 

1. Khởi động 
ĐỌC 
– GV hướng dẫn HS cách thực hiện hoạt động: 
- GV có thể hỏi HS đã đến thăm di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám bao giờ chưa; với HS đã đến thăm di tích này, 
- GV cho HS chia sẻ những gì đã thấy, đã đọc được ở nơi đây; với HS chưa được đến thăm, có thể quan sát bức ảnh và chia sẻ những điều mình cảm nhận được từ bức ảnh. 
— – HS thực hiện theo hướng dẫn của GV: Chia sẻ trong nhóm những điều đã biết về di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám. 
− 2 − 3 HS chia sẻ trước lớp. 
-  Nơi đây thờ Khổng tử và những người có công mở mang giáo dục thời xưa. Là trường đại học đầu tiên của nước ta.
- Nơi đây là trường Nho học cao cấp thời xưa, đặt trong khu vực Văn Miếu. Xưa kia diễn ra nhiều khoa thi làm quan.
- Nơi đây có nhiều bia đá  ghi tên những người đỗ trong kì thi quốc gia về Nho học thời xưa (thi Hội).
- Nơi đây còn nhiều vết tích hay hiện vật  lưu lại  bằng chứng thời kì hưng thịnh việc thi cử, đỗ đạt.
– GV cho HS quan sát tranh ảnh (nếu có chuẩn bị), chia sẻ thêm thông tin về di tích này (có thể nói rõ hơn về các bức ảnh trong bài). 
- Ảnh đầu: cổng chính của khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám; ảnh trong bài: bia Tiến sĩ. 
– Giới thiệu bài mới: GV nhắc lại nội dung được thể hiện trong các bức ảnh thuộc khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, giới thiệu bài đọc Nghìn năm văn hiến (VD: Chúng ta vừa chia sẻ về di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Tìm hiểu bài đọc Nghìn năm văn hiến, chúng ta sẽ biết rõ hơn về lịch sử của di tích này.). 

2. Đọc văn bản 
Văn bản: Nghìn năm văn hiến
Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho xây Văn Miếu Thăng Long để thờ Khổng Tử. Kể từ đó, hệ thống Văn Miếu đã được xây dựng ở khắp nơi. Ở Văn Miếu Thăng Long, vua còn cho xây Quốc Tử Giám làm nơi dạy học cho các hoàng tử và con em quý tộc. Về sau, học trò giỏi là con em dân thường cũng được học ở đây.

Đến thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám, nơi được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, khách nước ngoài không khỏi ngạc nhiên khi biết rằng từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Ngót 10 thế kỉ, tính từ khoa thi năm 1075 đến khoa thi cuối cùng năm 1919, các triều vua Việt Nam đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3 000 tiến sĩ, cụ thể như sau:

Ngày nay, khách vào thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn thấy bên giếng Thiền Quang, dưới những hàng muỗm già cổ kính, 82 tấm bia khắc tên tuổi 1 306 vị tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 đến khoa thi năm 1779 như chứng tích về một nền văn hiến lâu đời.
(Theo Nguyễn Hoàng)

- GV đọc toàn bài, giọng đọc thể hiện tình cảm trân trọng, tự hào; đọc rõ ràng, rành mạch bảng thống kê theo trình tự cột ngang. 
– GV hướng dẫn đọc: 
+ Đọc các tiếng dễ phát âm sai, VD: giếng Thiên Quang, hàng muỗm già, chứng tích,... 
+ Đọc bảng thống kê theo trình tự cột ngang, như sau: 
- Triều đại/ Lý/ Số khoa thi/6/ Số tiến sĩ/ 11/ Số trạng nguyên 0/ 
- Triều đại/ Trần Số khoa thi/ 14/ Số tiến sĩ/ 51/ Số trạng nguyên/9/ 
- Tổng cộng/Số khoa thi/ 185/ Số tiến sĩ/ 2 896/ Số trạng nguyên 47/ 

— Ngày nay,  khách vào thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám   còn thấy bên giếng Thiên Quang,  dưới những hàng muỗm già cổ kính,  82 tấm bia khắc tên tuổi 1306 vị tiến sĩ  từ khoa thi năm 1442 đến khoa thi năm 1779  như chứng tích về một nền văn hiến lâu đời.

– HS luyện đọc trong nhóm, đọc nối tiếp 3 đoạn. 
+ Đoạn 1: Từ đầu đến cũng được học ở đây. 
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến hết bảng thống kê. 
+ Đoạn 3: Phần còn lại. 
– HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp. GV lưu ý cho nhiều HS được đọc bảng thống kê. 
– HS làm việc cá nhân, đọc nhầm toàn bài một lượt. 
− 1 − 2 HS đọc cả bài trước lớp. 
GV nhận xét việc luyện đọc của cả lớp. 
– GV hướng dẫn HS đọc phần chú giải từ ngữ trong SHS. GV có thể giải thích thêm: Văn Miếu Thăng Long nay là Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích lịch sử văn hoá ở Thủ đô Hà Nội. 
- Khổng Tử:  Một triết gia và chính trị gia người Trung Quốc.  Ông được xem là nhà hiền triết Trung Quốc mẫu mực nhất.
- Ngót : gần đủ, gần sát một số tròn, chỉ thiếu rất ít thôi.

3. Trả lời câu hỏi 
GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt các nhiệm vụ, yêu cầu nêu trong SHS (cuối bài đọc). 
Câu 1. Vị vua nào đã cho xây dựng Văn Miếu Thăng Long? Công trình đó được xây dựng  vào năm nào? 
HS làm việc chung cả lớp. 
– GV mời 1 HS đọc câu hỏi, nhắc lại yêu cầu. GV dành thời gian cho HS đọc thầm phần đầu của đoạn 1, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. 
– GV mời 2 HS trả lời, các bạn khác nhận xét, bổ sung. GV chốt đáp án: Vua Lý Thánh Tông đã cho xây Văn Miếu Thăng Long. Công trình đó được xây dựng vào năm 1070. 
- Vị vua Lý Thánh Tông đã cho xây dựng Văn Miếu Thăng Long. Công trình đó được xây dựng vào năm 1070.

Câu 2. Ở Văn Miếu Thăng Long, vua còn cho xây Quốc Tử Giám để làm gì? 
HS làm việc chung cả lớp. 
—  GV mời 1 HS đọc câu hỏi, nhắc lại yêu cầu. GV dành thời gian cho HS đọc thầm phần cuối đoạn 1, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. 
—  – GV mời 2 HS trả lời câu hỏi, các bạn khác nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt đáp án: Vua còn cho xây Quốc Tử Giám để làm nơi dạy học cho các hoàng tử và con em quý tộc. Về sau, học trò giỏi là con em dân thường cũng được học ở đây. 

Câu 3. Bảng thống kê cho biết những thông tin gì về các khoa thi từ năm 1075 đến năm 1919? Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất và có nhiều tiến sĩ nhất? 
- HS làm việc chung cả lớp. 
- GV mời 1 HS đọc câu hỏi, nhắc lại yêu cầu.
- GV dành thời gian cho HS đọc thầm bảng thống kê, suy nghĩ để tìm câu trả lời. 
- GV mời 2 HS trả lời, các bạn khác nhận xét, bổ sung. 
- GV có thể cho HS đọc số liệu cụ thể của các triều đại. GV và HS chốt đáp án 
- Bảng thống kê cho biết các thông tin: những triều đại có tổ chức khoa thi, số khoa thi, số tiến sĩ, số trạng nguyên của mỗi triều đại. Triều Lê tổ chức nhiều khoa thi nhất với 104 khoa thi và có nhiều tiến sĩ nhất với 1 780 tiến sĩ. 
-> Việt Nam có truyền thống khoa cử khoa cử lâu đời.

Câu 4. Tìm những chi tiết trong bài cho biết ông cha ta luôn coi trọng việc đào tạo nhân tài. 
- HS làm việc nhóm. 
– HS đọc câu hỏi. GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: đọc lướt toàn bài; trao đổi, trả  lời câu hỏi. 
– HS làm việc nhóm, nhóm trưởng mời một bạn nêu ý kiến, các bạn khác bổ sung; nhóm thống nhất câu trả lời. 
– Đại diện 2 nhóm nêu câu trả lời đã thống nhất. 
– GV và cả lớp nhận xét, thống nhất đáp án. VD: Có thể nêu các chi tiết như: 
+ Sau khi xây Văn Miếu, vua cho xây Quốc Tử Giám làm chỗ dạy học cho các hoàng tử và con em quý tộc. Về sau, học trò giỏi là con em dân thường cũng được học ở đây.
 +Từ năm 1075 đã mở khoa thi tiến sĩ, ngót 10 thế kỉ đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3 000 tiến sĩ. 
+ Cho dựng bia tiến sĩ để khắc tên tuổi của 1 306 vị tiến sĩ (tính đến năm 1779). 

Câu 5. Bài đọc giúp em hiểu điều gì về truyền thống khoa cử của Việt Nam? 
HS làm việc nhóm. 
– HS đọc câu hỏi. GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: đọc lướt toàn bài; trao đổi, trả lời câu hỏi. 
– HS làm việc nhóm, nhóm trưởng mời một bạn nêu ý kiến, các bạn khác bổ sung, nhóm thống nhất câu trả lời. 
– Đại diện 2 nhóm nêu câu trả lời đã thống nhất trong nhóm. 
– GV và cả lớp nhận xét, thống nhất đáp án. 
VD:-  Nước ta có truyền thống coi trọng đạo học.  Việc lựa chọn người tài được tổ chức thông qua thi cử. Truyền thống hiếu học có từ lâu đời.
- Việt Nam là một đất nước có nền văn hiến lâu đời. Từ xa xưa nhân dân Việt Nam đã coi trọng giáo dục, đạo học.
- Nước ta có truyền thống nghìn năm văn hiến vì nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ từ rất sớm. Người tài luôn được coi trọng và lưu danh sử sách, là tấm gương cho các thế hệ sau.
- Dân tộc ta rất đáng tự hào vì truyền thống hiếu học, vì có một nền văn hiến lâu đời. Văn Miếu – Quốc Tử Giám là chứng tích cho truyền thống này.
 + Dựa vào chi tiết học trò giỏi là con em dân thường cũng được vào học ở Quốc Tử Giám (Văn Miếu Th ăng Long), ta thấy con em dân thường cũng được tham gia thi cử (có thể nêu những vị trạng nguyên có xuất thân từ gia đình bình thường, thậm chí còn là con em của những gia đình nghèo như Trạng nguyên Nguyễn Hiền, Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi,...)

4. Luyện đọc lại 
– GV đọc bảng thống kê. 
- HS luyện đọc bảng thống kê.