Quan sát để viết bài văn tả người | Tiếng Việt 5 Tuần 20 Bài 3 Sách Kết nối Trang 20

Quan sát để viết bài văn tả người - Đây là bài giảng giúp các em học sinh Lớp 5 học tốt Tiếng Việt 5 của Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Bài giảng có trong tiết  3 Bài 3 trang 20 của  chủ điểm: Vẻ đẹp cuộc sống của Sách Tiếng Việt 5 có trên kênh Tư liệu tiểu học. Tiết viết  này, giúp em củng cố cấu tạo bài văn tả người. Em biết cách quan sát, nhận ra những đặc điểm nổi của một người để viết bài văn tả người đó. Em biết  trao đổi  với bạn về kết quả ghi chép khi quan sát.

tiếng00:52. Khởi động:Trò chơi: Làm sạch bãi biển
03:33. Yêu cầu cần đạt
04:08. Xác định yêu cầu của đề bài
05:12. Bài 1 : Chuẩn bị cho quan sát người định tả
09:01. Bài 2 : Quan sát và ghi chép kết quả
10:18.  Bài 3 : Chia sẻ kết quả quan sát
10:54. Bài 3.1 : Chia sẻ kết quả quan sát  người thân: Tả mẹ yêu quý
13:20. Bài 3.2 : Chia sẻ kết quả quan sát  người thân: Tả bà nội của em
14:39. Bài 3.3 : Chia sẻ kết quả quan sát  người thân: Tả bác trưởng thôn
16:27. Bài 3.4 : Chia sẻ  những kĩ thuật  quan sát  khi làm văn tả người.
18:05. Vận dụng và sáng tạo: Thi tài nối nhanh nối đúng
#TiếngViệtLớp5Kếtnối, #BaiGiangTiengViet5, #Quansátđểtảngười , #TiếngViệt5Tuần20bài3Trang20

TIẾT 3 . VIẾT . QUAN SÁT ĐỂ VIẾT BÀI VĂN TẢ NGƯỜI

I. Yêu cầu cần đạt
-  Củng cố cấu tạo bài văn tả người.
- Biết cách quan sát, nhận ra những đặc điểm nổi bật về ngoại hình, hoạt động, sở trường, sở thích,... của một người để viết bài văn tả người đó. 
- Biết trao đổi  với bạn về kết quả ghi chép khi quan sát.

II. CHUẨN BỊ 
– Phiếu bài tập (nếu có). 
– Từ điển tiếng Việt. 
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Yêu cầu: Quan sát một người thân trong gia đình em hoặc một người đã để lại cho em những ấn tượng tốt đẹp và ghi lại kết quả quan sát. 
Tiết học này nhằm giúp các em biết cách quan sát người để viết bài văn tả người. Các em được hướng dẫn quan sát ngoại hình, hoạt động, những biểu hiện về sở trường, sở thích,... của người mà mình muốn miêu tả và biết cách ghi chép kết quả quan sát.
 
1. Chuẩn bị. 
– GV hướng dẫn HS đọc yêu cầu quan sát và thực hiện theo các gợi ý trong SHS 
+ HS chọn người để quan sát. GV cho HS biết: Những bức tranh minh hoạ chỉ là gợi ý về việc lựa chọn người để quan sát và miêu tả (VD: người thân trong gia đình, dòng họ; bạn bè trong lớp, người quen biết trong cộng đồng đã để lại ấn tượng tôt đẹp cho mình.). 
+ HS xác định cách quan sát: quan sát trực tiếp hoặc quan sát qua tranh ảnh, video,... 
- Chuẩn bị phiếu ghi kết quả quan sát. Làm phiếu ghi chép kết quả quan sát.
a) Ngoại hình:
Dáng người: …………....Tuổi: ……….. vóc dáng:…….……..
Nước da: ………………………..……………………………….
Khuôn mặt: ………………………..…………………………….
-   Trang phục: …………………..………..…………………………
b) Hoạt động:

2. Quan sát và ghi chép kết quả. 
- GV lưu ý HS: Khi quan sát (hoặc nhớ lại những đặc điểm của người được chọn quan sát và miêu tả), cần lựa chọn một số chi tiết tiêu biểu (về ngoại hình, hoạt động, sở trường, sở thích,...) thể hiện nét riêng, giúp phân biệt người được tả với những người khác. 
— 
HS làm việc cá nhân, hoàn thành bản ghi chép kết quả quan sát vào vở hoặc phiếu học tập, vở bài tập (nếu có). 
Ngoại hình 
Hoạt động 
Sở trường, sở thích,...
 
3. Trao đổi về kết quả quan sát. 
- ghi chép hoặc đổi phiếu ghi chép, 
- HS trình bày kết quả ghi chép hoặc đổi phiếu ghi chép cho nhau:
- HS thực hiện theo cặp, theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp theo hướng dẫn trong  SHS. 

a. Chia sẻ kết quả quan sát.  
+Người được quan sát là ai? 
+ Người đó có những đặc điểm nào nổi bật? 
– Người được quan sát là ai?
– Người đó có những đặc điểm nào nổi bật?
-  Dáng người 
- Nước da 
- Gương mặt 
– Trang phục 
- Việc làm , Cử chỉ ,Lời nói (có thể kết hợp tả giọng nói) 
b. Nhận xét, góp ý về kết quả quan sát. 
+ Cách lựa chọn, sắp xếp đặc điểm của người được quan sát có hợp lí không? 
+ Cách miêu tả đặc điểm (sử dụng từ ngữ, hình ảnh,...) của bạn đã giúp làm nổi bật đặc điểm của người được tả hay chưa? 
+... 
– HS nêu ý kiến nhận xét về kết quả quan sát của bạn 
– GV kết luận về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc quan sát – một khâu quan trọng đê viết được bài văn tả người hay. 
− GV nhắc HS: Khi quan sát, các em cố gắng nhận ra đặc điểm riêng của người được  quan sát và miêu tả. Trong bài văn tả người, để người đọc nhận rõ đặc điểm của người 
được tả, phụ thuộc vào việc các em lựa chọn từ ngữ, sử dụng những hình ảnh so sánh, liên tưởng,.... gây ấn tượng. Ngoài ra, cần mạch lạc như SHS đưa hướng dẫn. 

Ghi nhớ Bài văn tả người thường có 3 phần:
– Mở bài: Giới thiệu người được tả và nêu ấn tượng chung về người đó.
– Thân bài:
+ Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, dáng người, gương mặt, trang phục,...).
+ Tả hoạt động (việc làm, cử chỉ, lời nói, cách ứng xử,...).
+ Tả sở trưởng, sở thích hoặc tính tình.
– Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ về người được tả.

VẬN DỤNG 
GV hướng dẫn HS thực hiện hoạt động Vận dụng trong SHS: Trao đổi với người thân về sở trường, sở thích,... của từng thành viên trong gia đình. 

CỦNG CỐ 
– GV yêu cầu HS nhắc lại các nội dung đã học ở Bài 3: 
+ Đọc hiểu: Hạt gạo làng ta. 
+ Luyện từ và câu: Cách nối các vế câu ghép (nối bằng một kết từ và nối trực tiếp). + Viết: Quan sát để viết bài văn tả người. 
– GV hỏi HS: Em thấy nội dung nào của Bài 3 thú vị, dễ nhớ? Vì sao? 
– GV nhận xét kết quả học tập của HS. Khen ngợi, động viên các em học tập tích cực. Dặn HS đọc trước Bài 4.