Viết: Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ  | Tiếng Việt 5 Tuần 14 bài 26 | Trang 129 Sách Kết nối

Viết: Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ là bài giảng của hoạt động viết có trong Tuần 14 của tiết 3 bài 26 sách Tiếng Việt 5 Két nối trang 129. Qua bài học này giúp các bạn học sinh lớp 5  tìm ý cho  đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ mà mình yêu thích qua bài tập 1 và 2. Ở Bài tập 3, em biết trao đổi với bạn về  các ý đã tìm về đoạn văn.. Qua đó em rút ra ghi nhớ, biết  vận dụng những điều vừa tìm hiểu  vào thực tế giao tiếp . 

#cảmxúcvềmộtbàithơ,  #TiếngViệt5Tuần14bài26,   #SáchKếtnối, 
01:03. Khởi động: Game: Thử đoán tên của những bức tranh 
04:18. Yêu cầu cần đạt
04:39 : Phân tích đề bài
06:27. Hoạt động 1: Chuẩn bị
12:21. Hoạt động 2: Tìm ý cho đoạn văn
13:39. Bài 2.1.  Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc bài thơ " Tiếng hạt nảy mầm"
15:22  Bài 2.2.  Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc bài thơ " Tuổi ngựa"
16:33  Bài 2.3.  Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc bài thơ " Trước cổng trời"
18:17  Bài 2.4.  Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc bài thơ " Mầm  non"
19:51  Bài 2.5.  Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc bài thơ " Bước mùa xuân"
21:50. Hoạt động 3: Góp ý và chỉnh sửa
22:17. Hoạt động: Vận dụng, trải nghiệm

https://youtu.be/IWtGWeC6r2A

TIẾT 3 VIẾT TÌM Ý CHO ĐOẠN VĂN THỂ HIỆN TÌNH CẢM, CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ 

1. Hoạt động  Khởi động 
a. Mục tiêu: Biết huy động những kiến thức, kĩ năng đã được học về cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ để tìm ý theo yêu cầu của đề bài. 
b. Tổ chức thực hiện: 
- GV dành thời gian cho HS nêu những điều cần ghi nhớ về cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ. 
- HS làm việc nhóm: chia sẻ những điều đã biết về cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ. 
- GV nhận xét về những ý kiến của HS, từ đó giới thiệu nhiệm vụ của tiết học: Tiết học này nhằm giúp các em biết cách tìm ý, lựa chọn ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ 
- HS làm việc chung cả lớp: 
- Nhiều HS phát biểu ý kiến.

2. Hoạt động 2: Thực hành, luyện tập 
a. Mục tiêu: HS biết cách lập dàn ý cho bài văn tả người đúng yêu cầu đề bài và theo đúng các bước cần thiết. 
b. Tổ chức thực hiện: 
 1. Chuẩn bị
 - GV mới HS đọc yêu cầu của đề bài, suy nghĩ lựa chọn 1 trong 2 để bài đã cho. 
- Làm việc cá nhân HS thực hiện các yêu cầu của theo chỉ dẫn trong sách và hướng dẫn của GV: 
+ Đọc lướt lại các bài thơ ở chủ điểm Thế giới tuổi thơ đã học hoặc bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên được đọc trong sách báo hay được nghe. 
+ Lựa chọn để bài.
 + Ghi ngắn gọn những điều yêu thích ở bài thơ, 
- Làm việc chung cả lớp
 - GV mời một số HS nêu đề bài đã chọn. và giải thích lí do chọn để bài đó. 
-2-3 HS nêu đề bài đã chọn. bài thơ yêu thích và giải thích li do chọn đề bài và bài thơ đó. 

2. Tìm ý
- GV nhắc HS tìm ý cho đoạn văn theo những yêu cầu nêu trong Ghi nhớ ở tiết Viết của Bài 25. 
Làm việc cá nhân 
- GV quan sát HS làm bài, đọc phần tìm ý của một số HS để có cách hỗ trợ phủ hợp. 
- HS đọc thẩm hướng dẫn trong mục tìm ý và liệt kê các ý cần có trong đoạn văn; sắp xếp các ý theo trình tự hợp lí. 
- HS làm việc theo cặp hoặc theo nhóm: đọc dàn ý của nhau và góp ý cho nhau. 
- HS bổ sung hoặc chỉnh sửa theo góp ý của thấy cô, của các ban.

2.1. Tìm ý viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc bài thơ “Tiếng hạt nảy mầm”.
a) Phần mở đầu: - Giới thiệu tên bài thơ ../và nêu lí do tại sao lại chọn bài thơ.
+ VD: -  Vừa qua , đã học…“ Tiếng hạt nảy mầm ” của nhà thơ Quang Huy, …ấn tượng nhớ mãi.”
b) Phần triển khai: 
-  Nêu tóm tắt nội dung bài thơ,  số khổ thơ,  câu chữ, bố cục
-  Chủ đề chính gợi cho người đọc
- Cảm xúc về cái hay của bài thơ : (  dẫn chứng: từ ngữ, hình ảnh, câu thơ)
- Tình cảm yêu thích bài thơ: (  dẫn chứng: từ ngữ, hình ảnh, câu thơ)
+ Ví dụ: - Bài thơ ngắn có 6 khổ thơ, mỗi khổ có 4 câu thơ 5 chữ.  Viết về một lớp học khiếm thính 
- Cảm phục: Cô giáo rất giỏi, yêu các hs, hs chăm chú dõi theo cô giảng bài. Họ trao đổi: ngón tay, ánh mắt, nụ cười.
- Thích xúc động: Sau ngón tay cô ấy là tiếng hạt, tiếng lá rụng, tiếng mẹ gọi, tiếng chim, tiếng con tàu
- Thật sung sướng: thấy các bạn nụ cười rung rưng.
- Thầm cảm ơn: Cho các bạn thấy  được âm thanh của cuộc sống
c) Phần kết thúc:  Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc của em với bài thơ.
+ VD: Đọng lại  cho em.... Em thuộc ngay bài thơ..... Em mong cô giáo....các bạn....


2.3. Tìm ý viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc bài thơ “Trước cổng trời”.
a) Mở đầu: - Đã học bài thơ …của tác giả Quang Huy trong chủ điểm " Thiên nhiên  kì thú" 
 Đây là bài thơ hay để lại cho em nhiều ấn tượng 
b) Phát triển: - Bài thơ ngắn : 6 khổ thơ mỗi khổ 4 câu thơ 5 chữ. - Viết về cảnh đẹp núi rừng miền núi phía bắc rất đẹp
- Thích thú: cách miêu tả khung cảnh gọi là “ cổng trời” thật độc đáo. Làm cho người đọc ngỡ ngàng, bất ngờ
- Thấy ngỡ ngàng, thú vị nhất: Từ nơi cổng trời nhìn ra xa thấy khung cảnh nên thơ:con thác…, đàn dê…, ngút ngàn…, ráng chiều…, vạt nương
- Xúc động : hình ảnh thơ lúa chín ngập …, tiếng nhạc nhạc ngựa …
- Ấn tượng: Nhuộm xanh cả nắng chiều, ấm giữa rừng
c) Kết thúc: - bài thơ đẹp về cảnh sắc thiên nhiên . Hãy tìm đọc …

2.4. Tìm ý viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc bài thơ “Mầm non”.
a) Mở đầu: - Trong sách TV 5 có bài thơ " Mầm non “ của Võ Quảng .
 - Đọc thấy hay và  nhớ mãi.
b) Phát triển: - Nêu tóm tắt: Bài thơ miêu tả  mầm cây trỗi dậy đón chào mùa xuân đến .
- Nói qua hình thức: Gồm 4 khổ thơ tự do, mỗi câu thơ 5 chữ, dễ  thuộc.
Thú vị:  2 khổ đầu mầm non được miêu tả trong mùa đông giá rét rất sinh động, gần gũi - Cảm thấy sung sướng: khi  đọc những câu thơ miêu tả cảnh vật thiên nhiên khi mùa xuân đến: Mây…, mưa…, lá cây,…
- Hình dung:  khung cảnh đất trời thật đẹp = tiếng chim kêu…, chim muông…, ngọn suối…., mầm cây... đất trời cựa mình…
c) Kết thúc: - bài thơ đẹp về cảnh thiên nhiên chuyển mùa.  Cho em ….

2.4. Tìm ý viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc bài thơ “Bước  mùa xuân”.
a) Mở đầu: - Giới thiệu tên: " Bước mùa xuân" . Tác giả Nguyễn Bao, đọc rất hay, cho em nhiều cung bậc cảm xúc, còn nhớ mãi.
b) Phát triển: - Nêu tóm tắt: - Đó là bài thơ hay về thiên nhiên cảnh sắc mùa xuân. - Ấn tượng, dễ thuộc: 6 khổ thơ, mỗi khổ 4 dòng thơ 4 chữ. Hình dung: khi thấy vẻ đẹp của đất trời vào xuân : nắng xuân…, mưa xuân.., gió xuân…. Thích thú: mùa xuân hiện ra ra rất sinh động: hoa xoan tím ngọt, hương vị thơm trong lá, âm thanh dế mèn, chim chuyền trong vòm lá. Cảm động: khổ thơ cuối nghĩ mình đang đi giữa mùa xuân, đang thấy đất trời xôn xao thì thầm. 
c) Kết thúc:  Bài thơ về thiên nhiên mùa xuân đẹp. Em thích và ấn tượng. Những câu thơ hay em còn nhớ mãi

3. Góp ý - Hướng dẫn HS đọc soát và chỉnh sửa dàn ý đã viết. 
- Những điều yêu thích ở bài thơ
- Tình cảm, cảm xúc đối với bài thơ
- Cách thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với bài thơ
- HS đọc soát ý đã tìm (theo hướng dẫn của sách), tự chỉnh sua. ý và chỉnh sửa 
- GV có thể chốt những điểm cần lưu ý để viết được đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ.


4. Hoạt động 3: Vận dụng
a. Mục tiêu: Tự đánh giá kết quả làm bài của mình và của bạn dựa vào nội dung ghi nhớ về cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ.
b. Tổ chức thực hiện:
– GV có thể khích lệ HS chia sẻ ý kiến tự đánh giá dàn ý của mình và của bạn; đưa ra những phương án để chỉnh sửa, hoàn thiện.