Viết Đoạn văn thể hiện cảm xúc về bài thơ Việt Nam | Bài tập cuối tuần Tiếng Việt 5 Tuần 15 | Sách Kết nối
Viết Đoạn văn thể hiện cảm xúc về bài thơ Việt Nam là nội dung bài tập phần viết trang 30 của Phiếu Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt 5 Tuần 15 bộ Sách Kết nối tri thức. Video này sẽ giúp các em làm tốt các bài tập có trong tuần 15. Qua video này, em củng cố và khắc sâu cách sử dụng biện pháp điệp từ, điệp ngữ . Em nắm chắc cách nhận diện biện pháp điệp từ, điệp ngữ trong các bài thơ, bài ca dao thấy rõ được sử dụng biện pháp điệp từ , điệp ngữ để nhằm nhấn mạnh nội dung của văn bản.
Bài tập 3 , em cần viết 2 – 3 câu thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về một bài ca dao, trong đó có sử dụng biện pháp điệp từ, điệp ngữ. Với bài tập 4 của hoạt động viết, dựa vào bài tìm hiểu bài thơ Việt Nam của nhà thơ Lê Anh Xuân cho trước ở bài tập 1, em viết được đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc cho một bài thơ " Việt Nam". Em biết cách trình bày được cấu tạo của 3 phần Mở đầu, Phát triển, Kết thúc của đoạn văn này với những từ ngữ bộc lộ cảm xúc.
#PhiếubàitậpcuốituầnTiếngViệt5Tuần15, #Đoạnvănthểhiệncảmxúc, #Điệptừđiệpngữ
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt 5 Tuần 15 | Kết nối tri thức
1. Xác định điệp từ, điệp ngữ trong các câu thơ sau và cho biết tác dụng của biện pháp đó.
a. Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
(Ca dao)
b. Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
(Xuân Quỳnh)
2. Trong bài thơ sau, từ Việt Nam được nhắc lại mấy lần? Việc lặp lại đó nhằm nhấn mạnh tình cảm gì của tác giả?
Việt Nam Việt Nam đẹp khắp trăm miền,
Bốn mùa một sắc trời riêng đất này.
Xóm làng, đồng ruộng, rừng cây,
Non cao gió dựng, sông đầy nắng chang.
Sum sê xoài biếc, cam vàng,
Dừa nghiêng, cau thẳng, hàng hàng nắng soi,
Có nơi đâu đẹp tuyệt vời,
Như sông, như núi, như người Việt Nam!
Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang
Cà Mau mũi đất mỡ màng phù sa.
Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào
Mặt người sáng ánh tự hào,
Dáng đi cũng lấp lánh màu tự do.
Bốn ngàn năm dựng cơ đồ,
Vạn năm từ thuở ấu thơ loài người.
Ơi Việt Nam! Việt Nam ơi!
Việt Nam! Ta gọi tên Người thiết tha.
(Lê Anh Xuân, Trích Trường ca Nguyễn Văn Trỗi)
3. Viết 2 – 3 câu thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về một bài ca dao, trong đó có sử dụng biện pháp điệp từ, điệp ngữ.
4. Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về bài thơ Việt Nam (ở bài tập 2).
- Gợi ý: Mở đầu: Giới thiệu bài thơ và nêu cảm nghĩ chung về bài thơ.
-Triển khai: + Nêu cảm xúc về nội dung bài thơ, một số câu thơ, hình ảnh thơ.
+ Nêu những điều em yêu thích ở bài thơ (ví dụ: cách sử dụng từ ngữ linh hoạt, lời thơ tha thiết,...).
- Kết thúc: Khái quát lại những ấn tượng, cảm xúc về bài thơ.