Tài liệu tập huấn Giảng dạy sách giáo khoa Lớp 5 Bộ sách Kết nối Môn Hoạt động trải nghiệm
+ Hoạt động trải nghiệm giúp HS hình thành, phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống; năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động; năng lực định hướng nghề nghiệp; đồng thời góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được quy định trong Chương trình tổng thể. Về phẩm chất, tập trung xây dựng các HĐTN tạo điều kiện hình thành và phát triển các phẩm chất: Yêu nước; Lòng nhân ái; Chăm chỉ; Trung thực; Trách nhiệm. Về năng lực, những năng lực chung được nhấn mạnh ở Chương trình tổng thể như năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
1. Giới thiệu chung về cấu trúc sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 5
− Mô hình cấu trúc SGK theo định hướng phát triển năng lực là mô hình hoạt động. Điều này phù hợp với Thông tư 33/2017/TT−BGDĐT.
− Nhóm tác giả cũng bám sát cách phân chia thời lượng tiết HĐTN ở lớp 5 theo hướng dẫn thực hiện nội dung Hoạt động trải nghiệm cấp Tiểu học (Công văn số 3535 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 19/8/2019). Cụ thể như sau:
Một năm học có 105 tiết HĐTN theo Chương trình:
+ 35 tiết Sinh hoạt dưới cờ (SHDC) – nhóm lớn, quy mô trường.
+ 35 tiết Hoạt động giáo dục theo chủ đề – nhóm lớn, quy mô lớp học.
+ 35 tiết Sinh hoạt lớp.
Loại hình HĐTN theo các CLBHS với quy mô lớp học, nhóm lớp học, được tiến hành linh hoạt tuỳ theo điều kiện mỗi trường và là hoạt động ngoài giờ. Vì thế, nhóm tác giả không đưa nội dung này vào SHS mà mô tả, hướng dẫn triển khai trong SGV.
− Nhóm tác giả đã cụ thể hoá nội dung yêu cầu cần đạt của Chương trình, phát triển nội hàm của yêu cầu nhưng cố gắng thể hiện sự sáng tạo của người soạn sách HĐTN ở chỗ: tìm được những khía cạnh khác nhau trong cuộc sống thực tế, những vấn đề thực tế, những tình huống thực tế đòi hỏi HS phải có được kiến thức, thái độ, kĩ năng nhất định để ứng phó, giải quyết (ứng với mục tiêu cần đạt của Chương trình).
2. Cấu trúc sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 5
– Lời nói đầu: Nhóm tác giả trình bày rõ ý nghĩa của từng mục nhỏ trong mỗi chủ đề của SGK để HS hiểu rõ nhiệm vụ của mình trong từng loại hình hoạt động (SHDC, HĐGDTCĐ, SHL) và sẽ không ngạc nhiên nếu nội dung SHDC có thể thay đổi, không giống như mô tả trong sách.
– 9 chủ đề lớn bao gồm 34 chủ đề nhỏ ứng với 34 tuần hoạt động thể hiện trọn vẹn các mạch nội dung mà Chương trình quy định: Hoạt động hướng vào bản thân, Hoạt động hướng đến xã hội, Hoạt động hướng đến tự nhiên, Hoạt động hướng nghiệp. Cách làm này tạo được mạch hoạt động mạch lạc, dễ theo dõi, vừa sức với HS giúp các em dễ nhớ thông điệp, dễ vận dụng các kĩ năng, kiến thức mới vào thực tế.
– Tuần 35 là tuần diễn ra các hoạt động tổng kết năm học qua chủ đề “Hồ sơ trải nghiệm”: GV có thể tiến hành đánh giá kết quả trải nghiệm của HS thông qua hoạt động lập hồ sơ trải nghiệm cá nhân này. HS được hướng dẫn đánh giá kết quả HĐTN của mình thông qua định lượng (đếm những hoạt động hoặc sản phẩm đã thực hiện); thông qua việc dùng ngôn ngữ để nhắc lại những kỉ niệm, những điều ấn tượng nhất,… Hoạt động chuẩn bị cho buổi họp cha mẹ HS cuối năm sẽ là hoạt động kết nối thầy cô, HS và cha mẹ HS, tạo cảm xúc tích cực, gần gũi, gắn bó.
– Kế hoạch trải nghiệm mùa Hè của HS: Giống như các lớp trước, HS hoàn thiện kĩ năng lập kế hoạch của mình thông qua Kế hoạch trải nghiệm mùa hè. Những nội dung từng được thực hiện trong năm học cùng bạn bè, thầy cô sẽ được các em tiếp tục thực hiện với người thân vào mùa hè.
– Bảng thuật ngữ: Mục này nhằm giải thích sơ bộ cách hiểu những từ ngữ khó được sử dụng trong sách. HS sẽ hiểu sâu hơn những từ ngữ này qua cách dẫn dắt hoạt động của GV.
3. Cấu trúc một chủ đề trải nghiệm được thể hiện trong sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 5
– Mục tiêu của chủ đề lớn: Mục tiêu và yêu cầu cần đạt của chủ đề, bám sát theo yêu cầu cần đạt của Chương trình.
– Mỗi chủ đề lớn được thực hiện trong 3 hoặc 4 tuần, tuỳ theo thời lượng mạch nội dung quy định của Chương trình.
– Mỗi tuần đều có 3 loại hình HĐTN được gắn kết thống nhất với cùng một nội dung xuyên suốt: SHDC, HĐGDTCĐ, SHL.
+ Sinh hoạt dưới cờ: Nội dung này được các tác giả đề xuất theo chủ đề thống nhất để nhà trường và thầy cô lựa chọn cho phù hợp với điều kiện và nội dung giáo dục của trường, của địa phương trong thời điểm đó. Nội dung này không bắt buộc, chỉ là gợi ý để trên cơ sở đó, nhà trường đưa ra phương án hợp lí về nội dung hoạt động và phương thức hoạt động, vì thế, không nhất thiết phải đồng nhất với nội dung SHDC đã trình bàyở SGK.
Nhấn vào đây để tải về:
- Link tải từ Drive : Tài liệu tập huấn Giảng dạy sách giáo khoa Lớp 5 Bộ sách Kết nối Môn Hoạt động trải nghiệm
- Link tải từ Mediafire : Tài liệu tập huấn Giảng dạy sách giáo khoa Lớp 5 Bộ sách Kết nối Môn Hoạt động trải nghiệm