Tài liệu tập huấn Giảng dạy sách giáo khoa Lớp 5 Bộ sách Kết nối Môn Công nghệ
Giáo dục công nghệ ở cấp Tiểu học bước đầu hình thành và phát triển ở HS NL công nghệ trên cơ sở các mạch nội dung về công nghệ và đời sống, thủ công kĩ thuật; khơi dậy hứng thú học tập và tìm hiểu công nghệ. Kết thúc Tiểu học, HS sử dụng được một số sản phẩm công nghệ thông dụng trong gia đình đúng cách, an toàn; thiết kế được sản phẩm thủ công kĩ thuật đơn giản; trao đổi được một số thông tin đơn giản về các sản phẩm công nghệ trong phạm vi gia đình, nhà trường; nhận xét được ở mức độ đơn giản về sản phẩm công nghệ thường gặp; nhận biết được vai trò của công nghệ đối với đời sống trong gia đình, ở nhà trường.

1. Phát triển năng lực, phẩm chất
SGK Công nghệ 5 được biên soạn bám sát các tiêu chuẩn, tiêu chí quy định về SGK trong thông tư 33/2017/TT-BGDĐT. Tư tưởng phát triển NL và PC được thể hiện rõ qua việc đạt được các tiêu chí như: Cấu trúc bài học trong SGK bao gồm: mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng. Kiến thức mới được thể hiện thông qua kênh chữ, kênh hình nhằm cung cấp thông tin để HS dựa vào đó xử lí, thực hiện các hoạt động; tạo cơ hội và khuyến khích HS tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo thông qua các hoạt động học; có nội dung giáo dục phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, giáo dục tài chính; không định kiến về sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, lứa tuổi và địa vị,...

2. Bám sát Chương trình Giáo dục phổ thông 2018
SGK Công nghệ 5 được biên soạn bám sát mục tiêu, yêu cầu cần đạt, các biểu hiện về PC chủ yếu, NL chung cốt lõi và được lồng ghép, tích hợp trong các hoạt động phù hợp ở mỗi bài học. Phản ánh đầy đủ mục tiêu giáo dục công nghệ phổ thông; mô hình, yêu cầu cần đạt về NL công nghệ cấp tiểu học; nội dung, yêu cầu cần đạt trong CT Công nghệ lớp 5; định hướng PP, hình thức tổ chức DH và kiểm tra đánh giá trong DH công nghệ. với bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật để giúp các em thực hành, rèn luyện kĩ năng, vận dụng vào đời sống học tập cũng như hình thành và đề xuất các ý tưởng sáng tạo trong lắp ghép mô hình xe điện chạy bằng pin, mô hình máy phát điện gió và mô hình điện mặt trời. Với những mô hình đó, các em sẽ thoả sức sáng tạo thêm như làm mô hình xe điện chạy bằng năng lượng mặt trời, mô hình điện gió kết hợp điện mặt trời,… tạo thành mạch xuyên suốt với các nội dung về sáng chế và thiết kế ở phần Công nghệ và đời sống.

3. Gợi ý một số phương pháp, cách tổ chức dạy học phát triển năng lực
DH định hướng NL hay còn gọi là định hướng kết quả đầu ra là một xu hướng giáo dục hiện nay. DH theo cách tiếp cận này hướng đến sự phát triển NL cho người học trong đó nhấn mạnh đến NL vận dụng tri thức để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn vì vậy yêu cầu người học cần phải phát huy tính chủ thể, sáng tạo và tích cực của mình trong học tập.
Mục tiêu và kết quả đầu ra của DH phát triển NL được mô tả chi tiết các NL mà người học cần và có thể đạt được, tất nhiên những NL này cần mô tả chi tiết, cụ thể, có thể quan sát được và đánh giá được.
PP DH theo định hướng phát triển NL chú trọng tính chủ thể của HS. GV chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ HS tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức, chú trọng sự phát triểnkhả năng giải quyết vấn đề gắn với những tình huống cuộc sống và nghề nghiệp. Tăng cường việc học tập theo nhóm, tương tác giữa GV và HS, HS và HS nhằm phát triển NL xã hội cho người học.
Một số đặc trưng của PP DH phát triển NL HS là:
– Người dạy chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ trò chiếm lĩnh tri thức; chú trọng phát triển khả năng giải quyết vấn đề của HS.
– Coi trọng các tổ chức hoạt động, HS chủ động tham gia các hoạt động. Coi trọng hướng dẫn HS tự tìm tòi kiến thức, tự học. Tạo một môi trường hỗ trợ học tập gắn với bối cảnh thực, tình huống thực tiễn.
– Kế hoạch DH được thiết kế phân nhánh, có sự phân hoá theo trình độ và NL phù hợp với NL HS.
– HS có nhiều cơ hội được bày tỏ ý kiến, tham gia phản biện. Khuyến khích HS phản ánh tư tưởng và hành động, khuyến khích giao tiếp. Tạo điều kiện thuận lợi cho học tập, chia sẻ, trao đổi, tranh luận,…
– GV sử dụng nhiều PP DH tích cực (giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, dự án…) kết hợp PP truyền thống.
– Sử dụng các kĩ thuật DH phù hợp với HS tiểu học như: kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật bể cá,… sơ đồ tư duy.

Nhấn vào đây để tải về:
- Link tải từ Drive :  Tài liệu tập huấn Giảng dạy sách giáo khoa Lớp 5 Bộ sách Kết nối Môn Công nghệ
- Link tải từ Mediafire : Tài liệu tập huấn Giảng dạy sách giáo khoa Lớp 5 Bộ sách Kết nối Môn Công nghệ