Luyện tập về  dấu gạch ngang | Tiếng Việt 5 Tuần 33 Bài 27 Sách Kết nối  Trang 130

Luyện tập về  dấu gạch ngang- Đây là một bài kiến thức Tiếng Việt được chọn  dạy trong  tiết 2 của Bài 27 Tuần 33   Sách Tiếng Việt 5  Tập 2 Sách Kết nối tri thức có trên kênh Tư liệu Tiệu học.  Bài giảng này thuộc chủ điểm: Thế giới của chúng ta.  Qua bài Luyện từ và câu: Luyện tập về  dấu gạch ngang trang 130  giúp em củng cố  được một số kiến thức cơ bản về dấu gạch ngang. Em được ôn luyện về công dụng của dấu gạch ngang. Qua đó, em biết  tạo lập đoạn văn có sử dụng dấu gạch ngang. 

00:53. Khởi động: Game: Gấu tìm mật
03:37. Yêu cầu cần đạt
04:01. Bài 1 : Tìm câu văn có sử dụng dấu gạch ngang. Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong mỗi câu tìm được.
09:58. Bài 2 : Chọn dấu gạch ngang hoặc dấu gạch nối thay cho mỗi bông hoa trong đoạn văn 
14:13.  Bài 3 : Viết đoạn văn giới thiệu một danh lam thắng cảnh trên thế giới hoặc ở Việt Nam, trong đó có sử dụng dấu gạch ngang. 
15:35. Đoạn văn giới thiệu cảnh đẹp Vịnh Hạ Long
16:33. Đoạn văn giới thiệu cảnh đẹp hang Sơn Đoòng 
17:38. Đoạn văn giới thiệu cảnh đẹp núi Phú Sĩ (Nhật Bản)
18:41. Đoạn văn giới thiệu cảnh đẹp Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc)
19:42. Củng cố vè cách dùng dấu gạch ngang
20:09. Hoạt động  Vận dụng và sáng tạo: Vẽ sơ đồ tư duy về cách dùng dấu gạch ngang

TIẾT 2 . LUYỆN TỪ VÀ CÂU . LUYỆN TẬP VỀ DẤU GẠCH NGANG 

I. Yêu cầu cần đạt: 
-  Củng cố được một số kiến thức cơ bản về dấu gạch ngang.
- Ôn luyện về công dụng của dấu gạch ngang. 
- Biết  tạo lập đoạn văn có sử dụng dấu gạch ngang. 
II. Các hoạt động dạy học
1. Tìm câu có sử dụng dấu gạch ngang. Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong mỗi câu tìm được. 
Những câu nào dưới đây sử dụng dấu gạch ngang? Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong mỗi câu tìm được.

a. Ngày 22 tháng 3 năm 2022, tại Hà Nội, Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc khoá VII.
(Dương Hồng)
b. Năm 1989, đoàn chuyên gia của Quỹ Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên đã về khảo sát tại Vườn Quốc gia Bạch Mã để tìm hiểu về loài trĩ sao – loài chim quý hiếm đã được ghi vào Sách đỏ.
(Anh Lan)
c. Khu bảo tồn động vật Ngô-rông-gô-rô có diện tích hơn 8 000 ki-lô-mét vuông, nằm ở phía đông bắc quốc gia Tan-da-ni-a (châu Phi).
(Minh Quang)

- GV nêu yêu cầu của bài tập. GV có thể trình chiếu 3 câu a, b và c lên màn hình của lớp hoặc yêu cầu HS nhìn vào sách, mời 1 HS đọc to từng câu, cả lớp đọc thầm theo. – GV hướng dẫn HS làm bài tập: 
+Cả lớp: GV hướng dẫn HS nhớ lại các công dụng của dấu gạch ngang. 
+ HS làm việc cá nhân, đọc lại từng câu ở bài tập 1, tìm vị trí có dấu gạch ngang, xác định công dụng của dấu gạch ngang trong câu đó. 
+ HS làm việc nhóm, thảo luận và thống nhất kết quả. 
-  Đại diện 2 – 3 nhóm trình bày kết quả. GV và cả lớp nhận xét, thống nhất đáp án. Đáp án: 
Câu a là câu sử dụng dấu gạch ngang. Dấu gạch ngang trong câu này được dùng để  nối các từ ngữ trong một liên danh
 (Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản). 
Câu b cũng sử dụng dấu gạch ngang. Dấu gạch ngang trong câu này được dùng để đánh dấu phần chú thích (loài chim quý hiếm đã được ghi vào Sách đỏ). 
a. Trong câu, dấu gạch ngang được dùng ở câu Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản. Công dụng của dấu gạch ngang dùng để nối hai từ trong một liên danh, giữa hai quốc gia.
b. Trong câu, dấu gạch ngang được dùng ở câu loài trĩ sao – loài chim quý hiếm đã được ghi vào Sách đỏ. Công dụng của dấu gạch ngang dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
c. Ở câu này, không sử dụng dấu gạch ngang mà chỉ sử dụng dấu gạch nối.

2.  Chọn dấu gạch ngang hoặc dấu gạch nối thay cho mỗi bông hoa trong đoạn văn dưới đây:

Ha[.....]na[.....]mi là lễ hội Hoa anh đào truyền thống của Nhật Bản. Lễ hội này diễn ra từ tháng 3 đến tháng 5 hằng năm khi hoa anh đào nở rộ. Vào những ngày lễ hội, du khách đến đây có thể tham gia nhiều hoạt động thú vị:
[.....] Đi dạo hoặc bơi thuyền ngắm hoa anh đào.
[.....]Thưởng thức ẩm thực Nhật Bản, trong đó có nhiều món được chế biến từ hoa anh đào.
[.....] Ca hát hoặc giao lưu văn hoá nghệ thuật truyền thống mừng mùa hoa anh đào nở.
(Theo Thanh Long)
- GV nêu yêu cầu của bài tập. GV có thể trình chiếu đoạn văn lên màn hình của lớp hoặc yêu cầu HS nhìn vào sách, mời 1 HS đọc to từng câu, cả lớp đọc thầm theo. 
Hanami là lễ hội Hoa anh đào truyền thống của Nhật Bản. Lễ hội này diễn ra từ tháng 3 đến tháng 5 hằng năm khi hoa anh đào nở rộ. Vào những ngày lễ hội, du khách đến đây có thể tham gia nhiều hoạt động thú vị: 
(3) Đi dạo hoặc bơi thuyền ngắm hoa anh đào. 
(4) Tổ chức tiệc trà trong vườn hoa anh đào. 
(5) Thưởng thức ẩm thực Nhật Bản, trong đó có nhiều món được chế biến từ hoa anh đào. 
phát hoặc tháo 
(6 Ca hát hoặc giao lưu văn hoá nghệ thuật truyền thống mừng mùa hoa anh đào nở 
– GV hướng dẫn HS làm bài tập: 
+ HS làm việc cá nhân, đọc lại từng câu ở bài tập 2, tìm vị trí có bông hoa và xác định chọn dấu gạch ngang hoặc dấu gạch nối thay cho bông hoa đó. HS ghi lại kết quả ra phiếu bài tập hoặc vở HS. 
+ HS làm việc nhóm, thảo luận và thống nhất kết quả. 
— Đại diện 2 – 3 nhóm trình bày kết quả. GV và cả lớp nhận xét, thống nhất đáp án. 
Lưu ý: Khi HS trình bày đáp án, GV cũng có thể hỏi thêm vì sao lại chọn dấu gạch ngang hoặc dấu gạch nối để giúp các em hiểu sâu hơn công dụng của dấu gạch ngang và phân biệt với dấu gạch nối. 
Đáp án: Ha-na-mi là lễ hội Hoa anh đào truyền thống của Nhật Bản. Lễ hội này diễn ra từ tháng 3 đến tháng 5 hằng năm khi hoa anh đào nở rộ. Vào những ngày lễ hội, du khách đến đây có thể tham gia nhiều hoạt động thú vị:
   – Đi dạo hoặc bơi thuyền ngắm hoa anh đào.
   – Tổ chức tiệc trà trong vườn hoa anh đào.
   – Thưởng thức ẩm thực Nhật Bản, trong đó có nhiều món được chế biến từ hoa anh đào.
   – Ca hát hoặc giao lưu văn hoá nghệ thuật truyền thống mừng mùa hoa anh đào nở.
(Theo Thanh Long)

- Dấu gạch ngang được dùng thay cho bông hoa ở các vị trí 3, 4, 5, 6 (dùng để liệt kê). Dấu gạch nối được dùng thay cho bông hoa ở vị trí 1, 2 (dùng để nối các tiếng trong bộ phận tên riêng nước ngoài có nhiều tiếng). 

3. Viết đoạn văn (3 – 4 câu) giới thiệu một danh lam thắng cảnh trên thế giới hoặc ở Việt Nam, trong đó có sử dụng dấu gạch ngang.
Viết đoạn văn (3 – 4 câu) giới thiệu một danh lam thắng cảnh trên thế giới hoặc 
ở Việt Nam, trong đó có sử dụng dấu gạch ngang. 
– GV nêu yêu cầu của bài tập và hướng dẫn HS thực hiện. 
+GV lưu ý về yêu cầu sử dụng dấu gạch ngang (để nối các tiếng trong một liên danh, để giải thích hoặc liệt kê). 
+ HS làm việc cá nhân. GV quy định thời gian cụ thể. 
Trong lúc HS làm bài, GV bao quát lớp và giúp đỡ những HS có khó khăn. 
+ 3 – 4 HS trình bày đoạn văn của mình trước lớp. GV và cả lớp nhận xét. 
Bài tập này có đáp án mở. HS được tự do diễn đạt ý của mình. GV khen những HS có đoạn văn giới thiệu danh lam thắng cảnh hay, sử dụng tốt và đúng chức năng của dấu gạch ngang. 

Đoạn văn minh họa 1:

   Vịnh Hạ Long – một thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam – nằm ở tỉnh Quảng Ninh. Nơi đây có hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ nhô lên giữa làn nước biển trong xanh. Cảnh sắc của vịnh rất kỳ thú với những hang động tuyệt đẹp và núi đá vôi hùng vĩ. Du khách trong và ngoài nước đều yêu thích và muốn đến tham quan Vịnh Hạ Long.

Đoạn văn minh họa 2:

Hang Sơn Đoòng là một trong những hang động lớn và kỳ vĩ nhất thế giới, nằm ở tỉnh Quảng Bình. Bên trong hang có nhiều cảnh đẹp như: 
– Những khối thạch nhũ khổng lồ.
 – Có dòng sông ngầm trong xanh, 
– Có khu rừng nguyên sinh rực rỡ ánh sáng. 
Nhờ vẻ đẹp kỳ diệu ấy, hang Sơn Đoòng đã thu hút nhiều nhà thám hiểm và du khách đến tham quan. Đây là niềm tự hào của đất nước Việt Nam.

Đoạn văn minh họa 3:

Sông Hương là một con sông nổi tiếng ở miền Trung Việt Nam, chảy qua thành phố Huế. Dòng sông này mang vẻ đẹp hiền hòa và thơ mộng. Người ta gọi là Sông Hương – sông có hương thơm, vì nước sông xưa kia chảy qua nhiều rừng cây có hoa thơm. Nhờ vẻ đẹp ấy, Sông Hương đã trở thành biểu tượng của xứ Huế mộng mơ.

Đoạn văn minh họa 4:

Núi Phú Sĩ là ngọn núi nổi tiếng và cao nhất ở Nhật Bản. Ngọn núi này có hình chóp nón đều đặn, quanh năm có tuyết phủ trắng. Người Nhật gọi là núi Phú Sĩ – nghĩa là ngọn núi giàu đẹp và cao quý. Vào mùa xuân, hoa anh đào nở rộ dưới chân núi tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp.

Núi Phú Sĩ là ngọn núi cao và nổi tiếng nhất ở Nhật Bản. Vào mùa đông, ngọn núi được phủ tuyết trắng xóa, trông như một chiếc nón khổng lồ giữa trời. An hỏi Mai:
– Cậu có biết vì sao núi Phú Sĩ lại được nhiều người yêu thích không?
Mai mỉm cười đáp:
– Vì ngọn núi này không chỉ đẹp mà còn là biểu tượng thiêng liêng của đất nước Nhật Bản.

Đoạn văn minh họa 5:

Vạn Lí Trường Thành là công trình nổi tiếng của Trung Quốc và được xem là kỳ quan của thế giới. Nhìn từ xa, bức tường thành như một con rồng uốn lượn qua núi đồi, rất hùng vĩ và ấn tượng. Công trình này có nhiều cái nhất: 
– Thành dài nhất thế giới
–Thành  lớn nhất về quy mô xây dựng
– Thành lâu đời nhất trong các công trình phòng thủ cổ. 
– Thành độc đáo nhất về kiến trúc, 
–  Thành nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc.