Luyện tập về từ đồng nghĩa, từ đa nghĩa | Tiếng Việt 5 Tuần 29 Bài 19 Sách Kết nối Trang 99
Luyện tập về từ đồng nghĩa, từ đa nghĩa - Đây là một bài kiến thức Tiếng Việt được chọn dạy trong tiết 2 của Bài 19 Tuần 31 Sách Tiếng Việt 5 Tập 2 Sách Kết nối tri thức có trên kênh Tư liệu Tiệu học. Bài giảng này thuộc chủ điểm: Tiếp bước cha ông. Qua bài Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa, từ đa nghĩa trang 99 giúp em nhận biết và phân biệt từ đồng nghĩa, từ đa nghĩa. Bài học giúp em biết chỉ ra mối liên hệ giữa các nghĩa của từ đa nghĩa. Em biết vận dụng kiến thức đã học để thực hành viết một số danh từ chung trong Tiếng Việt có thể được viết hoa.
00:51. Khởi động:Trò chơi: Em tập làm bánh
04:12. Yêu cầu cần đạt
04:30. Bài 1 : Chọn từ đồng nghĩa thích hợp thay cho mỗi bông hoa.
10:23. Bài 2 : Tìm từ không đồng nghĩa với những từ còn lại trong mỗi dãy từ.
14:47. Bài 3 : Xác định nghĩa gốc hay nghĩa chuyển có trong đoạn thơ.
19:49. Bài 4 : Xác định nghĩa của từ ăn trong mỗi nhóm
21:57. Bài 5 : Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về danh y Tuệ Tĩnh
27:1. Hoạt động trải nghiệm và sáng tạo: Chia sẻ đoạn văn
#LuyệntừvàcâuBài19trang99, #Tuần29từđồngnghĩa, #từđanghĩa , #TiếngViệt5Tuần29Bài19
TIẾT 2 . LUYỆN TỪ VÀ CÂU LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA VÀ TỪ ĐA NGHĨA
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết nhận diện và phân biệt từ đồng nghĩa, từ đa nghĩa.
- Biết chỉ ra mối liên hệ giữa các nghĩa của từ đa nghĩa.
- Vận dụng kiến thức đã học để thực hành viết trong thực tế.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Chọn từ thích hợp nhất trong các từ đồng nghĩa (in nghiêng) thay cho mỗi bông hoa.
Từ nhỏ, Lương Thế Vinh đã [.....] ( lừng danh/ nổi tiếng/ nức tiếng) về óc [.....] (xem xét/ nhìn/ quan sát) và tính toán. Một hôm, cậu đem một quả bưởi ra bãi cỏ làm bóng chơi với các bạn. Đang chơi, bỗng quả bưởi [.....] (lăn/ bay) xuống một cái hố gần đó. Bọn trẻ nhìn xuống cái hố đầy nuối tiếc. Vinh bảo bọn trẻ lấy nước đổ vào cái hố ấy. Nước [.....] (dâng/ tăng) đến đâu, bưởi nổi lên đến đó.
(Theo Vũ Ngọc Khánh)
– GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1. Cả lớp đọc thầm theo.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập:
+ HS làm việc cá nhân, đọc lại đoạn văn ở bài tập 1, chọn từ thích hợp nhất cho các câu theo yêu cầu, ghi kết quả ra giấy nháp.
+ HS làm việc nhóm, thảo luận và thống nhất kết quả.
- Đại diện 2 – 3 nhóm trình bày kết quả trước lớp. GV và cả lớp nhận xét, thống nhất đáp án.
Đáp án:
Từ nhỏ, Lương Thế Vinh đã nổi tiếng về óc quan sát và tính toán. Một hôm, cậu đem một quả bưởi ra bãi cỏ làm bóng chơi với các bạn. Đang chơi, bỗng quả bưởi lăn xuống một cái hố gần đó. Bọn trẻ nhìn xuống cái hố đầy nuối tiếc. Vinh bảo bọn trẻ lấy nước đổ vào cái hố ấy. Nước dâng đến đâu, bưởi nổi lên đến đó.
Đoạn văn này kể về trí thông minh của Lương Thê Vinh thời ông còn nhỏ. Lương Thế Vinh là một trạng nguyên nổi tiếng của nước ta. Ông đỗ trạng nguyên từ năm 23 tuổi. Ông được gọi là “Trạng Lường” vì rất giỏi tính toán.
2. Tìm từ không đồng nghĩa với những từ còn lại trong mỗi dãy từ.
Câu 2 trang 99 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Tìm từ không đồng nghĩa với những từ còn lại trong mỗi dãy từ sau:
a. nhân dân, đồng bào, bạn bè, quốc dân
b. dũng cảm, liều lĩnh, gan dạ, can đảm
c. tổ quốc, non sông, nhà nước, đất nước
– GV mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 2. Cả lớp đọc thầm theo.
– GV hướng dẫn HS cách thực hiện bài tập:
+ HS làm việc nhóm, trao đổi và thống nhất kết quả.
+ Đại diện một số nhóm trình bày kết quả. GV và cả lớp nhận xét, thống nhất đáp án.
Đáp án: a. bạn bè, b. liều lĩnh, c. nhà nước.
Nhóm a: từ bạn bè chỉ mối quan hệ tình bạn. các từ còn lại chỉ những người trong cùng một quốc gia.
- Nhóm c: các từ tổ quốc, non sông, đất nước chỉ phần lãnh thổ trong quan hệ với dân tộc làm chủ và sinh sống tại đó; từ nhà nước là tổ chức đứng đầu của chính phủ, quản lí công việc chung của một nước.
3. Đọc đoạn thơ dưới đây và thực hiện yêu cầu.
Không có chân có cánh
Mà lại gọi: con sông?
Không có lá có cành
Lại gọi là: ngọn gió
(Xuân Quỳnh)
a. Mỗi từ in đậm trong đoạn thơ trên được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
b. Đặt một câu có từ in đậm được sử dụng với nghĩa chuyển.
M: Rừng là lá phổi xanh của trái đất.
– GV nêu yêu cầu của bài tập 3 và hướng dẫn HS cách thực hiện.
a. Mỗi từ in đậm trong đoạn thơ được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
– HS làm việc cá nhân, đọc đoạn thơ và xác định nghĩa của 4 từ in đậm (chân, cánh, lá, ngọn).
- GV lưu ý HS có thể dùng từ điển để tra nghĩa của từ và xác định từ đó được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.
– HS làm việc nhóm, trao đổi để thống nhất kết quả.
– Đại diện một số nhóm trình bày kết quả. GV và cả lớp nhận xét, thống nhất đáp án. Đáp án:
+ Những từ in đậm được dùng với nghĩa gốc: chân, cánh, lá
+Từ in đậm được dùng với nghĩa chuyển: ngọn - Ngọn : Dùng để chỉ từng đơn vị những vật chuyển động thành làn, thành luồng.
b. Đặt một câu có từ in đậm được sử dụng với nghĩa chuyển.
– GV hướng dẫn HS đặt câu theo mẫu: Rừng là lá phổi xanh của Trái Đất.
+ HS làm việc cá nhân, chọn một từ in đậm để đặt câu theo mẫu, ghi ra giấy.
+ HS làm việc theo nhóm đôi, góp ý cho nhau.
+ Một số HS trình bày kết quả trước lớp. GV và cả lớp nhận xét, góp ý. GV khen ngợi những HS đặt được câu đúng và hay.
Đáp án: HS có thể có nhiều câu khác nhau. VD:
+ Mùa mưa đến, những gia đình sống dưới chân núi lại nơm nớp lo núi lở.
+ Từ nhỏ tôi đã ước mơ được đi trên một chiếc thuyền có cánh buồm đỏ thắm.
+Ngọn đuốc trên tay phải của tượng Nữ thần Tự do ở Mỹ tượng trưng cho tự do, đẳng, bác ái.
- Từ đa nghĩa là những từ có nhiều nghĩa, trong đó có một nghĩa gốc và một hoặc một số nghĩa chuyển.
- Các nghĩa của một từ đa nghĩa luôn có mối liên hệ với nhau.
+ Dưới chân núi, đàn bò đang gặm cỏ.
+ Mờ sáng, trên mặt biển, những cánh buồm như những cánh bướm rẽ sóng ra khơi.
+ Rừng A-a-rôn được coi là lá phổi của thế giới.
+ Mặt trời chầm chậm lặn xuống dần sau ngọn đồi xa.
+ Ngọn đuốc trên tay phải của tượng Nữ thần Tự do ở Mỹ tượng trưng cho tự do, bình đẳng, bác ái.
Câu có từ in đậm được sử dụng với nghĩa chuyển:
– Cầu vồng sau mưa như mọc từ chân núi.
– Cánh đồng lúa vào mùa chín thơm cả một vùng quê.
– Lá cờ Tổ quốc tung bay trên nóc Dinh Độc Lập.
- Lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên
– Bên bếp, những ngọn lửa bập bùng cháy.
4. Từ ăn trong mỗi nhóm từ dưới đây mang nghĩa nào?
ăn xăng, ăn dầu Tự cho thức ăn vào cơ thể
ăn cơm, ăn cỏ Ăn uống nhân dịp gì đó
ăn cưới, ăn giỗ (Máy móc, xe cộ) tốn nhiều nhiên liệu khi hoạt động
Tự cho thức ăn vào cơ thể
Ăn uống nhân dịp gì đó
(Máy móc, xe cộ) tốn nhiều nhiên liệu khi hoạt động
– GV nêu yêu cầu của bài tập.
bình
– HS làm việc cá nhân, đọc kĩ ba nghĩa của từ ăn, tìm nghĩa thích hợp cho mỗi nhóm từ. HS có thể sử dụng từ điển để tra cứu và ghi kết quả bài làm ra vở hoặc giấy nháp. GV quy định thời gian làm việc cá nhân.
– HS làm việc theo nhóm để thống nhất kết quả.
– Đại diện một số nhóm trình bày. GV và cả lớp nhận xét và thống nhất đáp án.
Đáp án:
+Tư cho thức ăn vào cơ thể: ăn cơm, ăn cỏ.
+ Ăn uống nhân dịp gì đó: ăn cưới, ăn giỗ.
+(Máy móc, xe cộ) tốn nhiều nhiên liệu khi hoạt động: ăn xăng, ăn dầu.
5. Viết đoạn văn (3 – 4 câu) nêu cảm nghĩ về danh y Tuệ Tĩnh, trong đó có sử dụng một cặp từ đồng nghĩa.
– GV nêu yêu cầu của bài tập và hướng dẫn HS làm việc:
- Dựa vào những thông tin đã có trong bài đọc Danh y Tuệ Tĩnh, viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của mình về danh y Tuệ Tĩnh.
– GV lưu ý về yêu cầu dùng một cặp từ đồng nghĩa.
VD, cặp đồng nghĩa có thể là: mất, qua đời, hi sinh; thử thách, khó khăn; đất nước, non sông,...
– HS làm việc cá nhân. GV quy định thời gian cụ thể. Trong lúc HS làm bài, GV bao quát lớp và hỗ trợ những HS gặp khó khăn.
– 3 – 4 HS trình bày đoạn văn của mình trước lớp. GV và cả lớp nhận xét.
GV lưu ý, bài tập này có đáp án mở. HS được tự do diễn đạt ý của mình. GV khen những HS viết được đoạn văn hay, đúng chủ đề, sử dụng đúng cặp từ đồng nghĩa.
- Hãy chỉ ra các cặp từ đồng nghĩa đã dung trong đoạn văn.
Cuộc đời của danh y Tuệ Tĩnh thật vẻ vang và đầy tự hào. Người lương y này tận dụng những gì sẵn có, coi nhiệm vụ chữa bệnh cho nhân dân, quân sĩ là trên hết. Có lẽ phần nào nhờ công của ông, nhân dân ta mới phát hiện và áp dụng cách dùng cây cỏ trong tự nhiên làm thuốc chữa bệnh phổ biến như ngày nay.
Đoạn văn minh họa 1.
Em thấy danh y Tuệ Tĩnh là một người thầy thuốc rất giỏi và có tấm lòng nhân hậu. Ông đã dựa vào cây cỏ nước Nam để tìm ra nhiều bài thuốc quý, giúp chữa bệnh cho nhân dân. Em cảm phục ông vì trí tuệ thông minh và tấm lòng yêu thương người dân. Nhờ những đóng góp to lớn của ông, dân ta có thêm sức mạnh để chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Em biết ơn danh y Tuệ Tĩnh vì những việc làm cao cả mà ông đã cống hiến cho đất nước. Em tự hào vì nước ta có một vị thầy thuốc tài giỏi như ông.
Đoạn văn minh họa 2.
Em thấy danh y Tuệ Tĩnh là người hết lòng vì nhân dân. Ông luôn quan tâm đến sức khỏe của dân chúng. Ông đã dùng cây cỏ nước ta để bào chế ra nhiều bài thuốc hay, giúp chữa bệnh cho dân. Em cảm phục ông vì sự thông minh và kiến thức sâu rộng trong nghề y. Dân tộc ta biết ơn ông đã để lại cho đất nước nhiều bài thuốc quý giá. Em tự hào vì nước ta có một thầy thuốc hết lòng vì xã tắc như
Đoạn văn minh họa 3.
Em thấy danh y Tuệ Tĩnh là một thầy thuốc có tấm lòng yêu thương nhân dân sâu sắc. Ông là người uyên bác, đã dựa vào cây cỏ của đất nước để tạo ra nhiều bài thuốc quý. Em cảm phục sự tài giỏi và tận tụy của ông đối với sức khỏe của nhân dân. Em biết ơn ông vì đã góp phần bảo vệ giang sơn bằng những phương thuốc giúp người dân khỏe mạnh chiến đấu chống giặc. Em tự hào vì đất nước ta có một danh y lỗi lạc như Tuệ Tĩnh.