Thư gửi các học sinh | Tiếng Việt 5 Tuần 10 Bài 17 Sách Kết nối  Trang 89

Đây là bài đọc dạy trong  tiết 1  của Bài 17 Tuần 10  Sách Tiếng Việt 5 Sách Kết nối tri thức có trên kênh Tư liệu Tiệu học.  Bài giảng này thuộc chủ điểm : Trên con đường học tập.  Qua bài  Đọc Thư gửi các học sinh   trang 89  giúp em rèn đọc, biết đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ văn bản. Em biết đọc diễn cảm thể hiện được sự cảm nhận về tình cảm trìu mến và sự tin tưởng của Bác Hồ đối với thiếu nhi. Em hiểu thêm tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi trong niềm vui ngày khai trường đặc biệt 


00:58 . Khởi động : Nói những điều đã biết một buổi khai giảng
02:24 . Video  Trải nghiệm Khai giảng xưa và nay
03:50 Yêu cầu cần đạt
06:09  Đọc văn bản: Thư gửi, các học sinh
08:38. Hoạt động 1 - Luyện đọc đúng
13:20. Hoạt động 2- Tìm hiểu bài
15:18.  Câu 1. Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 rất đặc biệt
17:40.  Câu 2.  Bác vui cùng niềm vui của học sinh nhân ngày khai trường    
18:58.  Câu 3.  Bác nhắc học sinh biết ơn, nghĩ  đến trách nhiệm  học sinh
20:29.  Câu 4. Lí do  Bác khuyên  học sinh
22:34.  Câu 5.  Nêu cảm nghĩ của em khi đọc thư của Bác Hồ .
24:54. Hoạt động 3 . Luyện đọc lại
26:54. Vận dụng và trải nghiệm
#Tưliệutiểuhọc, #tieuhocvn, #TiếngViệt5Kếtnối, #Đọcbài17trang89, #Thưgửicáchọcsinh

BÀI 17   THƯ GỬI CÁC HỌC SINH (3 TIẾT)

MỤC TIÊU
1. Năng lực
a. Đọc
– Đọc thành tiếng: Đọc đúng và diễn cảm bài Thư gửi các học sinh, biết điều chỉnh giọng đọc và ngữ điệu thể hiện được sự cảm nhận về tình cảm trìu mến và sự tin tưởng của Bác Hồ đối với thiếu nhi Việt Nam.
– Đọc hiểu: Nhận biết được từ ngữ, chi tiết trong một lá thư có tính chất đặc biệt: thư lãnh tụ gửi cho học sinh cả nước. Hiểu thêm về nhân vật và đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học/ cuốn sách. Hiểu được nội dung bức thư; cảm nhận được tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi trong niềm vui ngày khai trường đặc biệt – ngày khai trường đầu tiên, sau khi nước ta giành được độc lập, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp. Hiểu được mong muốn của Bác Hồ qua lời khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn; hiểu được sự tin tưởng của Bác Hồ: HS sẽ là những người kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng đất nước Việt Nam sánh vai các cường quốc 5 châu.
b. Viết:
– Biết cách viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách (qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ,...) và vận dụng vào thực tế giao tiếp.
– Biết cách sử dụng từ điển để tra cứu nghĩa và các thông tin cần thiết của từ.
2.Phẩm chất
Biết thể hiện sự xúc động trước những cử chỉ, việc làm thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm của người thân, gia đình, cộng đồng, quê hương.

II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU
– Toàn văn bức thư Bác Hồ gửi cho các học sinh (nếu có).
– Một số tác phẩm viết về Bác Hồ.
– Tranh ảnh minh hoạ bài đọc.
– Phần Luyện từ và câu: Từ điển học sinh, tranh minh hoạ bài tập 2 trong sách (phóng to để dán lên bảng hoặc chiếu trên màn hình).
– Sơ đồ trong câu (c) của bài tập 1 (giờ Viết).
– Phiếu bài tập dành cho bài tập 1 (giờ Viết).
– Tài liệu về cách viết đoạn văn, cách giới thiệu nhân vật trong tác phẩm văn học/ cuốn sách/ câu chuyện.
– Một số đoạn văn, bài văn giới thiệu nhân vật trong một tác phẩm văn học.
– Một số cuốn sách có nhân vật cần giới thiệu.

TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 1 ĐỌC
1. Hoạt động 1: Giới thiệu chủ điểm
Đây là bài học mở đầu chủ điểm, vì vậy nên dành thời gian giới thiệu chủ điểm. Ví dụ:
– GV nói với cả lớp: Hôm nay, các em bước sang chủ điểm thứ ba: Trên con đường học tập. Hãy quan sát tranh chủ điểm và cho biết bức tranh nói với em điều gì về chủ điểm này.
– HS phát biểu theo cảm nhận của cá nhân. GV có thể tổng kết ý kiến của HS và nói thêm với các em về ý nghĩa của bức tranh, Ví dụ: Hình ảnh những cuốn sách xếp tầng tầng lớp lớp ý muốn nói tri thức của loài người là vô tận, hãy khám phá và chiếm lĩnh chúng để trở thành những người tài giỏi, có kiến thức sâu rộng, giúp ích cho đời. Hình ảnh cuốn sách mở ra trước mắt các bạn nhỏ con đường chan hoà ánh sáng và sắc màu tươi xanh của cuộc sống như muốn vẫy gọi các em hãy học tập, hãy vững bước đi trên con đường đến với tri thức để khôn lớn, trưởng thành.

2. Hoạt động 2: Khởi động
a. Mục tiêu: Giúp HS có tâm thế tiếp nhận các bài học mở đầu chủ điểm – Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi các HS nhân ngày khai trường đặc biệt.
b.Tổ chức thực hiện:

– GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Kể về một lễ khai giảng để lại nhiều ấn tượng đẹp đối với em (có thể giải thích vì sao).
+ Tớ nhớ buổi khai giảng năm xưa khi tớ vào lớp 1. Buổi khai giảng đó thật  ý nghĩa. Cái gì cũng  mới lạ với tớ. Sao nó thiêng liên  và xúc động thế!
+ Tớ thật ấn tượng với  buổi khi giảng của các bạn trường khiếm thính. Các bạn hát quốc ca bằng ngôn ngữ  hình thể. Chắc các bạn mong muốn học tập, muốn thắp sáng ước mơ!
+ Không thể quên được buổi khai giảng năm xưa có dịch Covid. Chúng mình phải khai giảng qua online phải không? Nhớ lại tớ thấy việc học nhiều khi thật vất vả.
+ Năm nay là năm cuối cấp. Buổi khai giảng  năm học này để lại cho tôi nhiều cảm xúc. Tôi thấy thật long trọng và đầy ý nghĩa.
– GV nhận xét các nhóm, sau đó nêu tên bài học Thư gửi các học sinh và các nội dung học trong 3 tiết.    
Làm việc nhóm : Từng thành viên trong nhóm kể về một lễ khai giảng để lại nhiều ấn tượng đẹp đối với mình.
– GV giới thiệu bài : Đây là bức thư Bác Hồ gửi HS cả nước nhân ngày khai giảng đầu tiên, sau khi nước ta giành được độc lập, chấm dứt ách thống trị hơn 80 năm của thực dân Pháp. Các em hãy nghe đọc thư Bác và nêu cảm nhận của mình về tình cảm và niềm tin của Bác Hồ đối với thiếu nhi Việt Nam.    
Làm việc chung cả lớp
 
3. Hoạt động 3: Hình thành kiến thức mới và thực hành, luyện tập
3.1. Luyện đọc
a. Mục tiêu: Giúp học sinh luyện đọc đúng và diễn cảm bài Thư gửi các học sinh, biết điều chỉnh giọng đọc và ngữ điệu thể hiện được sự cảm nhận về tình cảm trìu mến và sự tin tưởng của Bác Hồ đối với thiếu nhi Việt Nam.
b.Tổ chức thực hiện:
 BÀI 17. THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
    Các em học sinh,
   Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. [...]
   Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao? [...]
   Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. [...]
   Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp.
Chào các em thân yêu
Hồ Chí Minh
(Theo Hồ Chí Minh toàn tập)

– Đọc mẫu: GV đọc cả bài (đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ phù hợp).
– GV hướng dẫn đọc:
+ Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai.
- Câu dài:     Sau 80 năm giời nô lệ / làm cho nước nhà bị yếu hèn,/ ngày nay/ chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ  mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta,/ làm sao cho chúng ta/ theo kịp các nước khác trên hoàn cầu.//
- Câu dài: Sau 80 năm giời nô lệ / làm cho nước nhà bị yếu hèn, /ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ/  mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta,/ làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu.//
+ Đọc diễn cảm những câu thể hiện tình cảm yêu thương, thái độ trìu mến, lòng tin tưởng của Bác Hồ dành cho thiếu nhi.
– GV mời 2 HS đọc nối tiếp bức thư của Bác trước lớp. GV nhận xét việc đọc diễn cảm của HS.
– GV tổ chức cho HS đọc trong nhóm (đọc nối tiếp theo cặp).
– GV mời HS đọc thầm lời giải nghĩa từ ngữ dưới bài đọc và hỏi HS có từ ngữ nào trong bài mà chưa hiểu hoặc cảm thấy khó hiểu, GV có thể giải thích hoặc hướng dẫn tra từ điển.    
- Làm việc chung cả lớp
– HS lắng nghe GV đọc mẫu và đọc thầm.
–2 HS đọc nối tiếp. Cả lớp nhận xét.
Làm việc nhóm
– HS đọc nối tiếp theo cặp.
– HS đọc thầm giải nghĩa từ trong sách. Có thể tra từ điển để hiểu rõ nghĩa của từ hơn.
- Toàn bài:      Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ; thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam.

3.2. Đọc hiểu
a. Mục tiêu: Giúp HS hiểu được nội dung bức thư; cảm nhận được tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi trong niềm vui ngày khai trường đặc biệt – ngày khai trường đầu tiên, sau khi nước ta giành được độc lập, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp. Hiểu được mong muốn của Bác Hồ qua lời khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn; hiểu được sự tin tưởng của Bác Hồ: HS sẽ là những người kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng đất nước Việt Nam sánh vai các cường quốc 5 châu.
b. Tổ chức thực hiện:
GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt các câu hỏi, yêu cầu nêu trong sách (hoặc có cách tổ chức khác, Ví dụ: Các nhóm tự trả lời lần lượt 5 câu hỏi, sau đó GV mời phát biểu ý kiến trước lớp, cả lớp bổ sung ý kiến, tranh luận, thống nhất cách hiểu).    
 
Câu 1, Câu nào trong thư của Bác Hồ cho thấy ngày khai trường tháng 9 năm 1945 rất đặc biệt?        
– Nêu câu hỏi: 
Làm việc theo cặp/ nhóm
– Từng em đọc thư của Bác Hồ và tìm câu cho thấy ngày khai trường tháng 9 năm 1945 rất đặc biệt.
Làm việc chung cả lớp 1 – 2 HS phát biểu ý kiến, cả lớp nhận xét.
– Hướng dẫn HS:    
+ Đọc lướt lại bài để tìm những chi tiết cho thấy Bác Hồ muốn các HS hiểu được dấu mốc đặc biệt của ngày khai trường tháng 9 năm 1945.    
– GV nhận xét câu trả lời của HS và tổng hợp các ý kiến.    
Dự kiến câu trả lời:    
Bác Hồ đã viết trong thư “Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà”. 
+ Tại sao ngày khai trường  này lại là ngày đặc biệt?
 + Bác muốn HS cả nước cảm nhận được ý nghĩa của ngày khai trường đầu tiên sau khi nước ta giành được độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ. 
+ HS bắt đầu được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.    

Câu 2, Chi tiết nào trong thư cho thấy Bác vui cùng niềm vui của học sinh nhân ngày khai trường?    
– Nêu câu hỏi:     
- Làm việc cá nhân Chuẩn bị câu trả lời theo hướng dẫn của GV.
- Làm việc theo cặp/ nhóm
- Từng em nêu câu trả lời theo nội dung đã chuẩn bị, cả nhóm góp ý rồi thống nhất câu trả lời.
- Làm việc chung cả lớp 1 – 2 HS trả lời. Cả lớp nhận xét.
– GV hướng dẫn cách thực hiện:    
+ HS làm việc cá nhân, chuẩn bị câu trả lời.    
+ HS làm việc nhóm, từng em nêu ý kiến, cả nhóm thống nhất câu trả lời.    
– Yêu cầu một số HS phát biểu ý kiến trước lớp.    
– Khích lệ đại diện các nhóm trả lời trước lớp.    
Dự kiến câu trả lời:    
Bác viết thư gửi các HS nhân ngày khai trường. Bác tưởng tượng thấy cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường. Bác hình dung thấy các em hết thảy đều vui vẻ. Bác chúc các em có 1 năm học vui vẻ, đầy kết quả tốt đẹp.    
 
Câu 3. Bác nhắc học sinh nhớ đến ai, nghĩ đến điều gì trong giờ phút hạnh phúc của ngày tựu trường?    
– Nêu câu hỏi (hoặc mời 1 HS đọc câu hỏi): 
– HS làm việc cá nhân, đọc thầm thư Bác, chuẩn bị câu trả lời rồi chia sẻ trong nhóm. 1
– 2 HS phát biểu trước lớp, cả lớp nhận xét, góp ý.
Bác nhắc HS nhớ đến ai?    
– Bác nhắc HS nhớ đến công ơn biết bao đồng bào đã chiến đấu, hi sinh để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, đất nước: Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em.

Bác nhắc HS nghĩ đến điều gì?    
– Bác nhắc HS nghĩ đến trách nhiệm của người HS: Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn.
– Bác nhắc HS nghĩ đến nhiệm vụ của toàn dân, đó là công cuộc xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại: Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu.

Câu 4. Vì sao Bác khuyên các em học sinh phải cố gắng, siêng năng học tập,... trong những năm học tới?    
– Nêu câu hỏi hoặc mời 1 HS đọc câu hỏi 4  và dành thời gian cho HS suy nghĩ.
–GV khích lệ và khen ngợi những HS đã biết nêu ý kiến thể hiện suy nghĩ, suy luận hợp lí, sâu sắc của HS.

Dự kiến câu trả lời:
- Đất nước ta còn nghèo , vừa trải  qua 80 năm lầm than, chỉ có ra sức học tập mới có kiến thức xây đời , tiến tới tương lai.
- Nếu không có kiến thức thì không thể theo kịp các nước khác trên toàn cầu. Vậy chỉ có học mới cải thiện được cuộc sống.
- Công nghệ tiến xa như vũ bão. Phải cố gắng học, chiếm lĩnh tri thức nhân loại để làm giầu cho bản thân, xây dụng quê hương.
- Không cố gắng học, chúng ta sẽ lạc hậu. mà học thì vo cùng vất vả và khó khăn. Để đạt kết quả chúng ta phải siêng năng học tập

Bác khuyên các em học sinh phải cố gắng, siêng năng học tập,... trong những năm học tới bởi vì chỉ bằng con đường học tập, chúng ta mới có thể thoát khỏi yếu hèn sau 80 năm trời bị áp bức, bóc lột, chỉ bằng con đường học tập mới có thể có kiến thức, có hiểu biết để đưa đất nước tiến lên, sánh vai các cường quốc 5 châu,...).    
- Làm việc cá nhân
- HS chuẩn bị câu trả lời.
- Làm việc nhóm hoặc làm việc chung cả lớp Từng HS nêu ý kiến,
- cả lớp nhận xét, góp ý.

 
Câu 5. Nêu cảm nghĩ của em khi đọc thư của Bác Hồ gửi các học sinh.    
- Hướng dẫn trả lời câu hỏi 5
– Nêu câu hỏi: 
– GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp hoặc theo nhóm để chia sẻ cảm nghĩ của mình.    
- Làm việc theo cặp / nhóm.
- Từng em nêu cảm nghĩ khi đọc thư của Bác Hồ.
Dự kiến câu trả lời:
- Lá thư thể hiện sự mong mỏi, hi vọng vào thiếu nhi  học tập tốt để xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Lá thư thể hiện tình yêu vô vàn của Bác với thiếu nhi. Dạy chúng ta biết yêu tổ quốc, biết trân trọng nền độc lập.
- Lá thư như lời thúc giục chúng em phải cố gắng học tập để làm giàu cho bản thân, làm giàu cho quê hương.
- Lá thư dạy chúng em biết yêu tổ quốc, biết ơn những người hi sinh, biết sống  có trách nhiệm với đất nước.

 Qua thư Bác Hồ, em hiểu rằng: Ở lứa tuổi HS, việc làm cần thiết nhất là chăm chỉ học tập. Bởi Bác Hồ – người đã hi sinh cả cuộc đời cho dân cho nước, đã khẳng định rằng: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.”).

- Nêu nội dung bài:
Bài đọc là bức thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai giảng đầu tiên sau khi nước ta giành được độc lập. Bác Hồ khuyên học sinh cần cố gắng học tập, rèn luyện để kế tục sự nghiệp của cha ông, xây dựng nước Việt Nam văn minh, giàu đẹp.

4. Hoạt động 4: Luyện đọc lại
– GV hướng dẫn đọc diễn cảm.
- Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ; thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam.
- Đoạn 1: giọng nhẹ nhàng, thân  ái
- Đoạn 2: giọng xúc động, thể hiện niềm tin
 Giọng đọc ôn tồn, sâu lắng; ngắt nghỉ đúng chỗ; biết nhấn mạnh vào những từ ngữ quan trọng. 

– HS làm việc cá nhân: tự đọc thầm toàn bài.

5. Hoạt động 5: Vận dụng
a. Mục tiêu: Giúp HS đọc thuộc câu văn hoặc đoạn văn yêu thích trong thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi các học sinh.
b. Tổ chức thực hiện:
– GV có thể khích lệ HS nêu câu văn hoặc đoạn văn yêu thích nhất trong thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Nêu cảm xúc của mình sau khi học xong bài “Thư gửi các Học sinh”
– HS đọc thuộc câu văn / đoạn văn yêu thích đó (Ví dụ: “Sau 80 năm giời nô lệ” đến “nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.”.