Một số giải pháp giúp học sinh lớp 2 phát triển kĩ năng đọc trong môn Tiếng Việt
Phương pháp dạy học là cách thức hành động có trình tự, phối hợp tương tác với nhau của giáo viên và của học sinh nhằm đạt được mục đích dạy học. Nói cách khác phương pháp dạy học là hệ thống những hành động có chủ đích theo một trình tự nhất định của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt động thực hành của học sinh nhằm đảm bảo cho họ lĩnh hội nội dung dạy học và chính như vậy mà đạt được mục đích dạy học. Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học với sự tương tác lẫn nhau, trong đó phương pháp dạy đóng vai trò chủ đạo, còn phương pháp học có tính chất độc lập tương đối, chịu sự chi phối của phương pháp dạy, song nó cũng ảnh hưởng trở lại phương pháp dạy.
Phân môn Tập đọc có một vị trí quan trọng trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Việc các em học sinh sử dụng Tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp có trở thành kĩ năng, kĩ xảo hay không là nhiệm vụ của môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Bởi thế, phân môn Tập đọc đảm nhiệm một vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành 4 kĩ năng nghe-nói-đọc-viết cho các em.
Như chúng ta đã biết phân môn Tập đọc lớp 2 có nhiệm vụ và đặc điểm riêng, rèn cho học sinh các kĩ năng đọc - nghe - nói, cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, tăng cường khả năng diễn đạt, trang bị một số hiểu biết ban đầu về tác phẩm văn học, chú ý đến yêu cầu biểu cảm, biết đọc các loại văn bản hành chính, khoa học, báo chí, văn học,... thể hiện được tình cảm, thái độ của tác giả, giọng điệu của nhân vật. Song làm thế nào để học sinh đọc diễn cảm tốt sẽ giúp học sinh hiểu bài văn, bài thơ một cách sâu sắc, cảm thụ được cái hay, cái đẹp của bài văn còn là việc khó khăn.
Dạy cho học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm là giúp các em phát triển tư duy ngôn ngữ, tiếp xúc với kho tàng tri thức của loài người, đây cũng chính là một phương tiện giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cho các em. Vì thế, cần thiết phải nâng
cao chất lượng đọc cho học sinh Tiểu học.
Việc đọc đúng, đọc diễn cảm sẽ giúp các em nghe và cảm nhận văn bản tốt, viết đúng chính tả. Ở mỗi tiết học, không chỉ là tiết Tập đọc, người giáo viên phải chú ý hơn việc rèn cho các em kĩ năng diễn đạt bao gồm kĩ năng nói, kĩ năng đọc, kĩ năng dùng từ, đặt câu. “Đọc cho rõ ràng, rành mạch, đọc có ngữ điệu” là kĩ năng chính cần hình thành và rèn luyện cho các em qua phân môn này. Học sinh học tốt phân môn Tập đọc sẽ có lợi cho việc học tốt các phân môn khác. Chính vì vậy, khi dạy Tập đọc cho các em người giáo viên phải tạo ra những hoạt động mang tính tự giác cao và khơi dậy được niềm ham thích đọc sách; giúp các em biết tự đánh giá năng lực của bản thân. Làm được như thế, trước hết giáo viên thực sự phải có kĩ năng đọc, năng lực dạy tập đọc tốt.
2. Thực trạng vấn đề cần giải quyết.
a. Những thành tựu đã đạt được
- Bản thân giáo viên chúng tôi đã được sự quan tâm chỉ đạo sát sao từ lãnh đạo ngành, chuyên môn Phòng Giáo dục đến ban Giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn khối lớp 2, 3.
- Chúng tôi được học tập và tiếp thu kĩ nội dung chương trình và phương pháp dạy học mới. Đội ngũ giáo viên trong trường yêu nghề, nhiệt tình trong công tác, thường xuyên thao giảng, dự giờ, trao đổi, rút kinh nghiệm, nhằm cải tiến phương pháp để nâng cao chất lượng dạy học.
- Chương trình sách giáo khoa gồm các bài tập đọc đa dạng về thể loại (văn, thơ, kịch …), phong phú về nội dung, được bố trí phù hợp theo chủ điểm. Phương pháp dạy học mới, có yêu cầu đạt chuẩn kiến thức kĩ năng của từng bài học rõ ràng giúp giáo viên tiến hành các tiết dạy một cách lôgic, nhẹ nhàng và hiệu quả.
- Đa số học sinh thích học Tiếng Việt hơn nhất là các em học sinh ở các lớp mũi nhọn. Kết quả cho thấy 3 năm học qua số học sinh tham gia giao lưu em yêu thích Tiếng Việt (cấp trường, cấp huyện) tăng cả về số lượng và chất lượng.
b. Những mặt còn tồn tại và hạn chế
- Phương tiện dạy học và đồ dùng chưa phong phú, đa dạng nên chưa hấp dẫn học sinh một cách tuyệt đối trong việc tập trung vào luyện đọc.
- Các em còn ngại đọc, giọng đọc còn nhỏ, nhiều em chưa nắm được nội dung của bài đọc nên khi đọc, tôi thấy các em chưa bộc lộ được cảm xúc của bài đọc qua giọng đọc hoặc nếu có thì chỉ mang tính chất bắt trước giáo viên hoặc bạn bè.
- Khi đọc bài, các em ngắt nghỉ không đúng chỗ, chưa chú ý đến các yếu tố của ngôn ngữ nghệ thuật như làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, cường điệu giọng để biểu đạt ý nghĩa tình cảm của tác giả gửi gắm trong bài đọc
- Một số em có hoàn cảnh khó khăn nên đã ảnh hưởng đến việc học tập của các em.
c. Nguyên nhân của thực trạng
- Nhiều phụ huynh chưa biết quan tâm đúng đến việc học tập của con em mình, bản thân họ sử dụng tiếng Việt còn chưa chính xác, phát âm sai lỗi.
- Do vốn từ ngữ của các em còn hạn chế, chưa hiểu hết nghĩa các từ, cụm từ trong bài đọc nên nhiều lúc gây hiểu sai ý nghĩa của câu văn hay bài thơ.
- Một số giáo viên chưa làm rõ trọng tâm và mối quan hệ lôgíc của mạch kiến thức bài học, dạy chưa sát đối tượng, chưa coi trọng bồi dưỡng học sinh trên chuẩn và kiên trì giúp đỡ học sinh chưa đạt chuẩn, liên hệ thực tế chưa sinh động để làm sâu sắc thêm bài giảng, còn coi nhẹ việc rèn các kĩ năng đọc cho các em, chỉ dừng lại ở yêu cầu học sinh đọc thành tiếng to là được.
- Do ảnh hưởng của tiếng địa phương và cách phát âm của mỗi em khác nhau nên một số học sinh thường phát âm sai lỗi (Đặc biệt, khi đọc, các em sai ở
âm đầu l/n, s/x, ch/tr).
- Nguyên nhân chính khiến số lượng học sinh chưa đạt trong kỹ năng đọc diễn cảm là do cách dạy và học theo lối truyền thụ một chiều chưa lấy học sinh làm trung tâm, buộc các em phải lĩnh hội kến thức một cách thụ động. Các em không được tự trải nghiệm hay khám phá những nội dung kiến thức trong quá trình học; nguyên nhân tiếp theo là các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, phương tiện hỗ trợ cho việc học không có như: sách tham khảo, từ điển, máy tính ... . Ngoài thời gian trên lớp các em còn phải phụ giúp việc cho gia đình không có thời gian học ở nhà nhưng nguyên nhân mà các em khẳng định khi được hỏi ý kiến là các em cảm thấy không hứng thú với môn học. Các em đều cho rằng khó, ngại học, từ đó dẫn đến tiếp thu chậm, học lực không đồng đều.
Nhà trường đang phấn đấu trường chuẩn quốc gia mức độ 2 như vậy đòi hỏi chất lượng dạy và học cần nâng cao, nhu cầu về kĩ năng giao tiếp cần đẩy mạnh nhưng trong quá trình dạy học còn gặp phải một số khó khăn như: cơ sở vật chất còn thiếu, phương tiện dạy học theo hướng đổi mới còn phụ thuộc vào mỗi giáo viên nên chất lượng và hiệu quả của việc dạy học chưa đảm bảo. Vì vây giáo viên cần phải nghiên cứu các phương pháp dạy học để nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm của học sinh đối với môn Tiếng Việt 2.
>>> Nhấn vào đây để tải về Mediafire: Một số giải pháp giúp học sinh lớp 2 phát triển kĩ năng đọc trong môn Tiếng Việt
>>> Nhấn vào đây để tải về Drive: Một số giải pháp giúp học sinh lớp 2 phát triển kĩ năng đọc trong môn Tiếng Việt