5 đoạn văn viết về bài thơ Hạt gạo làng ta  trong đó có câu ghép 
Thưa thầy cô và các bạn
Trong tuần 20 Tiếng Việt 5 Kết nối có bài tập yêu cầu học sinh viết đoạn văn từ 3 đến  5 câu về bài thơ Hạt gạo làng ta, trong đó có câu ghép gồm  các vế nối bằng một kết từ hoặc nối trực tiếp. 

– GV nêu yêu cầu của bài tập 4 (hoặc GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập). 
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, nói 3 – 5 câu về bài thơ Hạt gạo làng ta, trong đó có câu ghép gồm các vế nối bằng một kết từ hoặc nối trực tiếp. Đây là bài tập khá khó cho học sinh lớp 5, khó cả về nội dung và khó cả về hình thức trình bày. Sau đây tieuhocvn xin mình họa 5 đoạn văn ngắn  cho bài tập này, giúp các em có cách viết đúng.
Các em  lưu ý  đây là bài tập có đáp án mở, mỗi em có thể viết một đoạn văn theo suy nghĩ của mình nhưng phải đáp ứng yêu cầu:
1. Đoạn văn viết về bài thơ Hạt gạo làng ta;
2. Đoạn văn có câu ghép gồm các vế được nối bằng một kết từ hoặc nối trực tiếp (VD: Hạt gạo làng ta có vị phù sa của sông Kinh Thầy, đồng thời hạt gạo làng ta cũng thấm đượm mồ hôi, công sức của người nông dân...); 
3.  Đoạn văn phải đảm bảo sự liên kết giữa các câu. 

Đoạn văn 1:
        Khổ 1 trong bài thơ " Hạt gạo làng ta" cho em thấy hạt gạo là sự kết tinh của đất trời. Hạt gạo được coi là hạt vàng vì nó được kết tinh của ruộng đồng phù sa và nước hồ ngát sen thơm. Hạt gạo không chỉ thấm đượm lời hát của bà của mẹ mà nó còn mang nặng những nhọc nhằn vất vả của bà con nông dân. Chúng ta cần trâng trọng hạt gạo vì đó là thành quả lao động của bà con nông dân.

Đoạn văn  2:
      Cái nắng tháng sáu là vậy, nắng cắt da cắt thịt, nước dưới ruộng nóng như ai nấu. Lũ cá cờ chết nổi lềnh bềnh trên mặt nước, lũ cua nóng không chịu được ngoi hết lên bờ. Vậy mà, mẹ em vẫn phải xuống ruộng để cấy cho kịp mùa vụ. Mặc cho cái nắng 40 độ chiếu thẳng trên lưng, mặc cho đôi chân đang ngâm trong hồ nước nóng, đôi tay mẹ vẫn đều đặn vắt những cây mạ từ trên tay cấy xuống ruộng. Giọt mồ hôi lăn trên vầng trán mẹ. Mỗi hạt gạo làm ra chứa bao giọt mồ hôi, bao nỗi vất vả của mẹ. Thương mẹ nhiều lắm, mẹ ơi!

Đoạn văn 3:
     Khổ thơ 2 trong bài thơ " Hạt gạo làng ta" cho em thấy người nông dân làm ra hạt gạo thật vất vả. Tháng Bảy, bà con phải oằn mình chống bão còn tháng Ba, họ phải vật lộn với những trận mưa dầm dề. Vào tháng Sáu,  trời nắng như thiêu như đốt nhưng mẹ em vẫn xuống cấy lúa cho kịp thời vụ. Cho dù cua cá phải  tìm nơi tránh nắng nhưng mẹ vẫn kiên trì cấy từng hàng mạ non. Dưới cái nắng gay gắt, mồ hôi mẹ chảy ra đầm đìa như mưa. Em thương mẹ nhiều lắm!

Đoạn văn 4:
        Bài thơ " Hạt gạo làng ta" cho em thấy các nhỏ lao động hăng say. Trên đồng, chỗ này mấy bạn tát nước chống hạn cứu lúa ,  chỗ kía mấy bạn bắt sâu cho lúa. Cuối đồng, các bạn hồ hởi gánh phân bón  cho lúa dù đôi quang trành vẫn còn quết đất.  Các bạn hát vang bài hát hạt vàng làng ta vì  hạt gạo rất quý, rất giá trị. Hạt gạo không chỉ gửi ra tiền tuyến mà nó còn gửi đến phương xa. Vì thế, bạn nào cũng biết quý trọng công sức lao động của người nông dân.

Đoạn văn 5:
       Giữa cái nắng nóng bức, người mẹ vẫn chỉ đang chăm chăm cấy lúa. Những giọt mồ hôi như những giọt nước mắt của người mẹ mà bắt đầu tuôn ra. Vào những ngày đó , nước nóng như đã được nấu sôi.Dù cái nóng gay gắt đã thành trở ngại lớn cho công việc của mình nhưng người mẹ vẫn cấy lúa. Mong sao cho những hạt gạo mà người mẹ đã bỏ ra biết bao nhiêu giọt mồ hôi, nước mắt sẽ trở thành những hạt gạo , hạt cơm ngon và được quý như vàng.