Liên kết câu  bằng cách lặp từ ngữ | Tiếng Việt 5 Tuần 23 Bài 9 Sách Kết nối Trang 45

Liên kết câu  bằng cách lặp từ ngữ  - Đây là bài giảng giúp các em học sinh Lớp 5 học tốt Tiếng Việt 5 của Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Bài giảng có trong tiết  2 Bài 9 trang 45 của  chủ điểm: Hương sắc trăm miền  của Sách Tiếng Việt 5 có trên kênh Tư liệu tiểu học. Tiết Luyện từ và câu này, giúp em nhận biết  được phép liên kết câu trong đoạn văn bằng cách lặp từ ngữ. Em nắm được lí thuyết và ứng dụng thực hành các bài tập.  Em biết vận dụng kiến thức đã học để thực hành viết đoạn văn ngắn. Có 4 đoạn văn ngắn minh họa trong bài tập 4: Viết về lễ hội quê em, viết về hội vật làng em, viết về trẩy hội chùa Hương, Viết về Lễ Giỗ tổ Hùng Vương

00:53. Khởi động:Trò chơi: Ong non học việc
03:12. Yêu cầu cần đạt
03:33. Bài 1 : Tìm từ ngữ dùng để liên kết câu
05:55. Bài 2 : Chọn từ ngữ  thay cho bông hoa để tạo sự liên kết giữa các câu 
08:54. Rút ra ghi nhớ
10:22.  Bài 3 : Tìm từ ngữ lặp lại để liên kết câu trong mỗi đoạn văn 
15:52.  Bài 4 : 4 đoạn văn ngắn viết về một lễ hội, trong đó các câu liên kết với nhau bằng cách lặp từ ngữ.
20:52. Hoạt động  trải nghiệm và sáng tạo: Ai nhanh , Ai đúng
#LuyệntừvàcâuBài9trang45, #Tuần23Hộithổicơmthi, #Liênkếtcâu  ,# lặptừngữ #TiếngViệt5Tuần23Bài9

TIẾT 2 .LUYỆN TỪ VÀ CÂU. LIÊN KẾT CÂU BẰNG CÁCH LẶP TỪ NGỮ 

1. Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi. 
– GV mời 1 – 2 HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- Chú ý, HS cần đọc cả đoạn văn được dùng làm ngữ liệu và 2 câu hỏi nêu ở dưới đoạn văn. 
- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân để xác định từ nào được lặp lại ở các câu trong đoạn văn và việc lặp lại từ đó có tác dụng gì. 
- HS ghi kết quả vào vở hoặc giấy nháp. 
- GV cho HS làm việc nhóm để trao đổi kết quả. 
- GV có thể gợi ý thêm để HS trao đổi: 
- Đoạn văn này có mấy câu? 
- Các câu trong đoạn văn đều tập trung nói về đối tượng nào? 
-  GV mời đại diện một số nhóm báo cáo kết quả trao đổi. 
– GV và cả lớp góp ý, nhận xét và thống nhất đáp án. 
Đáp án: 
- Đoạn văn này có 4 câu, trong đó có từ Choắt và từ tôi được lặp lại ở tất cả 4 câu.
-  Sự lặp lại những từ này giúp cho các câu trong đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau.
-  Do đoạn văn này chủ yếu nói về Dế Choắt nên việc lặp lại từ Choắt có ý nghĩa quan trọng hơn việc lặp lại từ tôi, nó duy trì được sự thống nhất về đối tượng được nói tới trong đoạn văn. 

2. Chọn từ ngữ nào trong câu 1 của đoạn văn thay cho bông hoa để tạo sự liên kết  giữa các câu trong đoạn? 
(1) Hoa giấy đẹp một cách giản dị. (2) Mỗi cánh     giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng mảnh hơn và có màu sắc rực rỡ. (3) Lớp lớp      rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng tản mát bay đi mất.
(Theo Trần Hoài Dương)
— GV mời 1 – 2 HS đọc yêu cầu của bài tập 2 và những câu được dùng làm ngữ liệu phân tích. 
— GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân.
-  Sau đó, HS làm việc nhóm để chia sẻ kết quả  làm việc  làm việc của mỗi cá nhân và thống nhất kết quả trong nhóm. 
— GV mời đại diện một số nhóm báo cáo kết quả làm việc. GV và cả lớp nhận xét, góp ý. 
Đáp án: - Từ ngữ cần chọn là hoa hoặc hoa giấy. 
- Đoạn văn hoàn chỉnh sẽ là: 
Hoa giấy đẹp một cách giản dị. Mỗi cánh hoa (hoa giấy) giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng mảnh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp lớp hoa (hoa giấy) rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng tản mát bay đi mất.
-  Nhờ có sự lặp lại từ ngữ hoa hoặc hoa giấy ở cả 3 câu mà các câu đều nói về cùng một sự vật, tạo thành một đoạn văn hoàn chỉnh. 
- Sau khi HS hoàn thành bài tập 2, GV cho HS chốt lại kiến thức về cách lặp với tư cách là biện pháp liên kết câu trong đoạn văn được tóm tắt ở phần Ghi nhớ.
-  GV lưu ý thêm: Việc lặp lại các từ Choắt và tôi trong đoạn văn này chỉ nhằm tạo sự liên kết các câu trong đoạn chứ không có tác dụng nhấn mạnh đến đối tượng được nói đến và không làm tăng hiệu quả tu từ của lời nói (làm cho lời nói hay hơn, gây ấn tượng mạnh hơn đối với người đọc, người nghe), vì vậy không được coi là biện pháp điệp từ, điệp ngữ. 
+ GV mời 1 – 2 HS đọc Ghi nhớ trước lớp. Cả lớp đọc thầm Ghi nhớ. 
+ GV mời HS xung phong nêu được Ghi nhớ về biện pháp liên kết lặp mà không cần 
nhìn sách. 

3. Tìm từ ngữ được lặp lại để liên kết câu trong mỗi đoạn văn. 
a) (1) Một hôm Thạch Sanh ngồi trong ngục tối, đem đàn của vua Thuỷ Tề ra gảy. (2) Tiếng đàn vang lên như những lời trách oán, trách sự hững  hờ của công chúa và oán sự độc ác của Lý Thông. (3) Tiếng đàn vẳng đến hoàng cung, lọt vào tai công chúa. (4) Vừa nghe tiếng đàn , công chúa bỗng cười nói vui vẻ. (5) Nàng xin vua cha cho gọi người đánh đàn vào cung.
                                                 (Truyện Thạch Sanh)
b. (1) Trong rừng, những cây sau sau đã ra lá non. (2) Những mầm lá mới nảy chưa có màu xanh, chúng mang màu hồng trong suốt. (3) Những lá lớn hơn xanh mơn mởn. (4) Đi dưới rừng cây sau sau, tưởng như đi dưới một vòm nhà lợp đầy những ngôi sao xanh. (5) Ánh nắng mặt trời chiếu qua tán lá xuống như một ánh đèn xanh dịu.                                   (Ngô Quân Miện)

c. (1)  Chú Sơn ca tiếp tục vỗ cánh bay lên cao vút. (2) Chú thấy cần phải làm một chuyến đi xa để thăm tất cả mảnh đất quê hương của chú. (3) Đôi cánh nhỏ chao chát trên không dẫn chú đi. (4) Cảnh vật loang loáng in vào đôi mắt tinh nhanh tuyệt diệu của chú. (5) Chú xiết bao kinh ngạc vì thấy quê hương của chú, ngoài dãy đồi một màu xanh và ánh nắng, còn trải dài ra bao la.
                                                            (Nguyễn Kiên)
– GV nêu yêu cầu của bài tập 3 và cho HS thực hiện nhiệm vụ với từng đoạn văn. 
− GV mời 1 HS đọc to 3 đoạn văn và hướng dẫn HS làm việc theo các bước sau: 
+ Bước 1: GV cho HS làm việc cá nhân trước khi trao đổi theo nhóm đôi. Từng HS đọc kĩ đoạn văn và ghi vào vở hoặc giấy nháp từ ngữ được lặp lại để liên kết câu trong từng đoạn. 
+ Bước 2. HS làm việc nhóm đôi, trao đổi kết quả với bạn và thống nhất câu trả lời.
 + GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả. GV và cả lớp nhận xét, góp ý. 
Đáp án: 
Trong đoạn a, từ đàn xuất hiện ở cả 5 câu, cho thấy sự vật chính được nói đến trong đoạn là (tiếng) đàn (của Thạch Sanh). Việc lặp lại như vậy đảm bảo sự liên kết giữa các câu, giúp các câu thống nhất về chủ đề và tạo thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
 – Trong đoạn b, từ lá ở câu 1 được lặp lại ở câu 2, 3, 5. Còn câu 4 thì liên kết với câu trước nhờ lặp lại cụm từ cây sau sau ở câu 1. Sự lặp lại từ lá và cụm từ cây sau sau tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn, cho thấy cả đoạn văn này nói về lá của cây sau sau. 
+ GV có thể cung cấp cho HS thông tin về cây sau sau (loài cây thân gỗ lớn, thân cây thẳng; một số bộ phận như quả, lá, rễ, nhựa,... có thể dùng làm thuốc chữa bệnh). 
- Trong đoạn c, từ chú lặp lại ở cả 5 câu, toàn đoạn văn viết về nhân vật chính là chú chim sơn ca. 

4. Viết 2 – 3 câu về một lễ hội, trong đó các câu liên kết với nhau bằng cách lặp  từ ngữ. 
- cho yêu cầu của bài tập và nếu nhóm 
– GV mời 1 – 2 HS đọc to yêu cầu của bài tập và nêu những điểm cần lưu ý về đoạn văn mà HS cần viết. GV chốt lại: Số câu cần viết là 2 – 3 câu (tuy vậy, HS có thể viết nhiều hơn, 3 – 5 câu, nếu muốn), nói về một lễ hội, trong đó câu sau dùng từ ngữ lặp lại ở câu trước để tạo sự liên kết giữa các câu. 
– GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, viết vào vở hoặc giấy nháp các câu theo yêu cầu của bài tập. 
– HS làm việc theo nhóm, từng HS
 đọc phần viết của mình để cả nhóm nhận xét, góp ý. GV quan sát các nhóm, khen ngợi những HS viết được câu văn hay, có sử dụng từ ngữ liên kết câu thích hợp. GV ghi chép những lỗi liên kết câu của HS để chữa chung trước lớp hoặc chữa riêng cho những em mắc các lỗi đó. 
– GV mời một số HS viết được những câu văn hay đọc trước lớp. 
- GV khen ngợi cả lớp đã tích cực tham gia các hoạt động học tập. 

Đoạn văn 1.
Hội làng quê em vào đầu xuân thật vui. Hôm đó, hội làng đông nghịt người. Hội làng diễn ra bao nhiêu trò chơi vui. Em theo mẹ đi xem hội thật thích! Hội làng là nét đẹp văn hóa mà bà con quê em cần giữ gìn và phát huy. Em mong năm sau lại được tham dự hội làng.

Đoạn văn 2.
      Mời bạn hãy về dự hội vật quê em. Tiếng trống hội thôi thúc bước chân bao người. Ngày hội vật  đông nghịt người. Tiếng trống hội rộn ràng theo nhịp những keo vật kịch tính. Ai đi xem hội cũng mãi không quên những miếng đánh đẹp. Hội  vật làng em là một nét đẹp văn hóa mà cần được bảo tồn  và phát huy.

Đoạn văn 3.
Trẩy hội chùa Hương thì ai chẳng  muốn đi. Ai đã có lần trẩy hội nơi đây đều được ngắm cảnh  đẹp núi sông  thủy hữu tình. Khi trẩy hội, du khách được tham gia vào nhiều  hoạt động tế lễ. Người trẩy hội đều mong nguyện cho sức khỏe, làm ăn phát đạt, về với cửa phật. Năm nào, gia đình em cũng tham gia vào đoàn người trẩy hội chùa Hương.

Đoạn văn 4.
Tháng ba về, người dân Việt Nam ai chẳng muốn có mặt trong Lễ giỗ Tổ Hùng Vương. Đây là ngày lễ lớn của dân tộc ta để tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước. Lễ  hội tổ chức  phần lễ và phần hội rất độc đáo và phong phú. Nghi lễ quan trọng nhất đó là lễ rước kiệu vua, lễ dâng hương. Em còn được xem các  hoạt động văn hoá dân gian như thi gói bánh chưng, giã bánh giầy, đấu vật, hát Xoan,... Em rất tự hào về Lễ giỗ Tổ Hùng Vương.