Đọc: Đất nước là gì? | Tuần 28 Bài 17 Tiết 1+ 2 Tiếng Việt 3 Kết nối  Trang 83
Đất nước là gì?   là  một bài đọc hay của tác giả Huỳnh Mai Liên   được chọn dạy trong tiết Đọc tiếp theo của chủ điểm Đất nước ngàn năm  của  Tuần 28  Bài 17 Tiết 1+ 2 Sách Tiếng Việt 3 Kết nối  tri  thức với cuộc sống Trang 80 có trên kênh Tư liệu tiểu học. Qua bài học này,  các em biết Đọc đúng và rõ ràng bài thơ.

Biết nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ. Em đọc thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ qua giọng đọc. Bài đọc cũng giúp em hiểu điều tác giả muốn nói  đất nước có trong tất cả mọi thứ, mọi người, mọi vật sống trên đất nước, có ở đất nước
#TiếngViệtLớp3Kếtnối,  #BaiGiangTiengViet3

TUẦN 28. BÀI 17.   ĐẤT NƯỚC LÀ GÌ? (3 tiết)

I.  MỤC TIÊU
Giúp HS:
1. a. Đọc đúng và rõ ràng bài thơ Đất nước là gì? (Huỳnh Mai Liên); biết nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ; bước đầu biết thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ (nhân vật xưng “con” trong bài thơ) qua giọng đọc.
b. Dựa vào từ ngữ, hình ảnh thơ và tranh ảnh minh hoạ, hiểu được ý nghĩa hàm ẩn của câu thơ, khổ thơ, bài thơ với những suy luận đơn giản. Hiểu điều tác giả muốn nói qua bài thơ.
2. Nói được những hiểu biết và cảm nghĩ của bản thân về cảnh đẹp đất nước Việt Nam dựa vào gợi ý và tranh ảnh. Nói rõ ràng, tập trung vào mục đích nói và đề tài được nói tới; có thái độ tự tin và có thói quen nhìn vào người nghe khi nói.
3. Viết đúng chính tả bài thơ Bản em (Nguyễn Thái Vận) theo hình thức nghe - viết; trình bày đúng các khổ thơ, biết viết hoa chữ cái mở đầu tên bài thơ và chữ cái đầu mỗi cầu thơ (viết đúng mẫu chữ viết hoa đã học ở lớp 2). Viết đúng từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng ch/tr hoặc có tiếng chứa ươc/ươt.
4. Hình thành và phát triển tình yêu quê hương, đất nước. Biết chia sẻ với người thân những mong muốn của em về đất nước trong tương lai.

II. CHUẨN BỊ
1. Kiến thức
VB thơ và một số điểm đặc trưng của thơ (thể hiện cảm xúc, tâm trạng; ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh; nhịp điệu, nội dung hàm ẩn,...)
2. Phương tiện dạy học
Tranh ảnh minh hoạ bài thơ; băng đĩa về những ngôi nhà của các vùng miền khác nhau,... 

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1 - 2
GIỚI THIỆU CHỦ ĐIỂM ĐẤT Nước NGÀN NĂM
- GV mời HS nói về nội dung và ý nghĩa của tranh chủ điểm (HS phát biểu theo cảm nhận cá nhân).
- GV nói với HS: Ở học kì 2, các em đã được học qua 2 chủ điểm: Những sắc màu thiên nhiên và Bài học từ cuộc sống. Các bài học ở 2 chủ điểm đã giúp các cảm nhận được vẻ đẹp của thế giới tự nhiên củng như những bài học quý từ cuộc sống. Chủ điểm tiếp theo là Đất nước ngàn năm. Tên chủ điểm đã gợi cho các em vế chiều dài, bể dày lịch sử đất nước. Các em sẽ được tìm hiểu về những vùng miền trên đất nước ta, những con người Việt Nam từ trong những tích truyện xưa đến những con người bằng xương bằng thịt được cả dần tộc kính trọng, yêu mến. Bức tranh chủ điểm muốn nói với các em rằng: Các bài học trong chủ điểm như những thước phim, đưa các em khám phá những miền đất, những trang sử hào hùng của dân tộc.
- GV giới thiệu bài học mở đầu chủ điểm: Dãt nước là gì? (Bài thơ đưa ra một cách định nghĩa bằng thơ về đất nước).

ĐỌC
1. Khởi động
- GV hướng dẫn HS cách thực hiện hoạt động (Nói 2-3 câu giới thiệu vê đất nước mình theo gợi ỷ trong SHS).
- HS làm việc nhóm: mỗi em tự chia sẻ những hiểu biết của mình về đất nước.

2. Đọc văn bản
- GV đọc cả bài (đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện những cầu hỏi bộc lộ suy nghĩ/ suy tư của bạn nhỏ thể hiện trong bài thơ).
- GV hướng dẫn đọc:
+ Đọc đúng những câu thơ có các tiếng dễ phát âm sai (VD: Đất nước là gì/ Làm sao để thấy/ Núi cao thế nào/ Biển rộng là bao/...).
+ Nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ hoặc có thể ngắt nhịp thơ như sau: Hay là con nghĩ/ Đất nước trong nhà/ Là mẹ/ là cha/ Là cờ Tổ quốc?//
+ Đọc chậm rãi, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện những câu hỏi bộc lộ suy tư của bạn nhỏ.
- 3 HS đọc nối tiếp câu thơ trong bài (mỗi bạn đọc liền 2 khổ) trước lớp theo hướng dẫn của GV.
- HS làm việc nhóm (3 HS/ nhóm): Mỗi HS đọc 2 khổ (đọc nối tiếp đến hết bài), đọc nối tiếp 1-2 lượt.
- HS làm việc cá nhân: Đọc nhẩm toàn bài 1 lượt.
- 3 HS đọc nối tiếp bài thơ trước lớp.
- GV nhận xét việc luyện đọc của cả lớp.

3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. 2 khổ thơ đầu, bạn nhỏ hỏi những điều gì về đất nước?
- GV nêu câu hỏi và hướng dẫn HS suy nghĩ: Tìm các câu hỏi của bạn nhỏ và suy nghĩ, phán đoán xem bạn nhỏ muốn biết điều gì.
- HS trao đổi theo cặp/ nhóm:
+ Nêu các câu hỏi của bạn nhỏ (Đất nước là gì? Vẽ đất nước bằng bút chì có vừa trang giấy? Làm sao để thấy núi cao thế nào? Biển rộng là bao? Cách nào đo nhỉ?).
+ Suy luận: Bạn muốn hiểu đất nước là gì? Đất nước rộng lớn thế nào? Làm thế nào để đo được hình dáng của đất nước/ lãnh thổ đất nước?
- HS phát biểu trước lớp.
- GV dẫn dắt sang các câu hỏi tiếp theo (VD: Trong hai khổ thơ đầu, bạn nhỏ muốn có những hiểu biết về đất nước: Đất nước là gì? Đất nước ta rộng lớn đến đâu? Làm thế nào biết được những điều đó? Các đoạn thơ tiếp theo, bạn nhỏ đã tự trả lời, tự giải đáp các câu hỏi mình đặt ra.).

Câu 2. Bạn ấy đã tự suy nghĩ để trả lời câu hỏi đó như thế nào?
- HS làm việc theo nhóm 3, mỗi em sẽ trình bày 1 ý: đọc lại khổ thơ tương ứng với mỗi ý.
+ Khổ thơ thứ ba: Đất nước có ở nhà:...
+ Khổ thơ thứ tư: Đất nước có ở trường học:...
+ Khổ thơ thứ năm, hai câu đầu khổ thứ sáu: Đất nước là mọi cảnh vật thiên nhiên quanh ta:...
- Từng em trình bày ý kiến (theo phân công), cả nhóm góp ý, sau đó một số em phát biểu trước lớp.
- GV nhận xét các câu trả lời của HS và nói thêm với các em: Bạn nhỏ nêu ra các câu hỏi và tự trả lời. Các câu trả lời của bạn nhỏ cho biết đất nước có trong mỗi ngôi nhà, mỗi gia đình, nơi đó có mẹ, có cha, có lá cờ Tổ quốc...; đất nước có ở trường học, có trong mỗi bài thơ, bài văn con học, con làm, đất nước có ở cả trong tiếng nói chữ viết mà chúng ta giao tiếp với nhau hằng ngày,...; đất nước là mọi cảnh vật thiên nhiên quanh ta: con đường, dòng sông, cánh chim, làn mây,...
- GV có thể diễn giải để HS hiểu rõ hơn:
+ Khổ 3: muốn nói đất nước có trong mỗi ngôi nhà, mỗi gia đình và mỗi người đều là một phần của đất nước.
+ Khổ 4: muốn nói đất nước còn bao gổm cả tiếng nói, chữ viết của chúng ta, đó là phương tiện để chúng ta chia sẻ và thấu hiểu nhau.
+ Khổ 5-6: muốn nói đất nước là mọi thứ xung quanh ta, gắn với cuộc sống, sinh hoạt của chúng ta hằng ngày,...

Câu 3. Hai câu thơ cuối bài cho thấy bạn nhỏ đã nhận ra điều gì?
- GV nêu câu hỏi và đọc 2 câu thơ cuối bài (Mọi điều giản đơn - Cộng thành đất nước). Dành thời gian cho HS suy nghĩ trước khi trao đổi nhóm.
- GV mời một số HS phát biểu trước lớp, cả lớp và GV nhận xét.
-GV nói với HS: Bài thơ thể hiện dòng suy nghĩ, nhận thức của một bạn nhỏ. Bạn ấy đã nêu ra câu hỏi “Đất nước là gì?”, rồi tự suy nghĩ để trả lời. Các câu trả lời của bạn nhỏ cho thấy cách hiểu của bạn nhỏ về đất nước. Theo bạn, đất nước có trong tất cả mọi thứ, mọi người, mọi vật sống trên đất nước, có ở đất nước. Hai câu thơ cuối bài, một lần nữa bạn nhỏ đã khẳng định điểu đó: Đất nước là tất cả mọi điều giản đơn, thân thuộc hằng ngày, ở quanh ta “cộng lại”, “gộp lại”.

Câu 4. Em có đồng ý với suy nghĩ của bạn nhỏ về đất nước không? Vì sao?
Câu hỏi 4: Bạn nhỏ đưa ra “định nghĩa” của mình về đất nước, các em nêu ý kiến của mình (đổng ý cách nghĩ của bạn nhỏ hay không).
Lưu ý: Đây là câu hỏi mở. Bài học tạo cho các em nói bất kì suy nghĩ gì của mình về đất nước, không đánh giá câu hỏi trả lời là đúng - sai.
- GV nêu yêu cầu, HS suy nghĩ để chuẩn bị câu trả lời và cách giải thích của mình.
- GV mời một số HS phát biểu trước lớp. GV khích lệ HS nêu câu trả lời thể hiện suy nghĩ, cảm xúc chân thực của bản thân.
- GV khen ngợi tất cả các ý kiến phát biểu.

* Học thuộc lòng bài thơ
- GV hướng dẫn đọc thuộc bài thơ. Đây là bài thơ nêu định nghĩa về đất nước, GV khích lệ HS học thuộc cả bài để có cách hiểu trọn vẹn vế đất nước.
- Làm việc cá nhân: Đọc lại nhiều lần từng khổ thơ rồi gấp sách lại để xem mình đã thuộc chưa.
- Làm việc theo cặp/ theo nhóm:
+ Đọc nối tiếp (hoặc đọc đồng thanh) từng câu thơ/ từng khổ thơ.
+ Câu thơ nào/ khổ thơ nào chưa thuộc, có thể mở SHS ra để xem lại.
- Làm việc chung cả lớp:
+ Một số HS xung phong đọc những khổ thơ mình đã thuộc.
+ Cả lớp hỗ trợ (nếu bạn quên) và góp ý, nhận xét.
- GV nhắc HS về nhà tiếp tục đọc lại nhiều lần bài thơ để thuộc được cả bài.