Đọc: Bước mùa xuân | Tiếng Việt 4 Bài 18 Tuần 28 trang 85 | Kết nối tri thức 
Bước mùa xuân  là một bài thơ  hay  của nhà thơ Nguyễn Bao được chọn dạy trong chủ điểm Quê hương trong tôi. Bài đọc này  có  trong hoạt động Đọc giúp các em học sinh Lớp 4 học tốt Tiếng Việt 4 của Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Tiết Đọc  Bài 18 Tuần 28 trang 85 của Sách Tiếng Việt 4 có trên kênh Tư liệu tiểu học.

Qua bài học này, em cần biết đọc đúng và diễn cảm bài thơ biết nhấn giọng vào từ ngữ để thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của cảnh vật khi trời đất đang chuyển động sang mùa xuân. Em nhận biết được vẻ đẹp của cảnh vật trong mùa xuân gắn với thời gian, không gian (địa điểm) cụ thể; bước đầu hiểu được những cảm nhận tinh  tế của tác giả qua những sự đổi thay của cảnh vật khi mùa xuân đang tới; thấy được tình yêu của thiên nhiên, tình yêu quê hương, làng cảnh quê hương Việt Nam mà tác giả gửi gắm qua tác phẩm. Em hiểu điều tác giả muốn nói qua bài thơ: Nói về sự tươi vui, náo nức của cảnh vật thiên nhiên khi xuân về.
00:56. Khởi động: Câu đố: Hoa gì em yêu?
03:51. Yêu cầu cần đạt
05:11. Khởi động: Nói về dấu hiệu nhận biết xuân đến
06:23 Đọc: Bước mùa xuân
07:52.  Luyện đọc đúng
12:13. Tìm hiểu nội dung bài. 
13:56  Câu 1 Công việc tuần tra biên giới khó khăn, vất vả
14:23. Câu 2 Hình ảnh đẹp của ngựa biên phòng
18:43.  Câu 3. Nói thích cảnh vật trong khổ thơ nào
20:10 Câu 4. Giải thích cách đặt nhan đề bài thơ
22:04. Luyện đọc diễn cảm
23:30. Bài 1 Luyện tập  về từ ngữ gợi tả hình ảnh quê hương
26:55. Bài 2. Tìm từ có nghĩa giống với từ Quê hương
#TiếngViệtLớp4Kếtnối, #BaiGiangTiengViet4, #tulieutieuhoc, #tieuhocvn, #BàigiảngTiếngViệt4, #Bướcmùaxuân

BÀI 18.  BƯỚC MÙA XUÂN (

- Đọc đúng và diễn cảm bài thơ Bước mùa xuân, biết nhấn giọng vào những từ ngữ cần thiết để thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của cảnh vật khi trời đất đang chuyển động sang mùa xuân.
- Nhận biết được vẻ đẹp của cảnh vật trong mùa xuân gắn với thời gian, không gian (địa điểm) cụ thể; bước đầu hiểu được những cảm nhận tinh tế của tác giả qua những sự đổi thay của cảnh vật khi mùa xuân đang tới; thấy được tình yêu của thiên nhiên, tình yêu quê hương, làng cảnh quê hương Việt Nam mà tác giả gửi gắm qua tác phẩm.
-  Biết rung động trước những cảnh đẹp của quê hương, đất nước, biết bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình đối với quê hương.

II. CHUẨN BỊ
1. Kiến thức
- Văn bản thơ (cảm xúc/ mạch cảm xúc, hình ảnh, ngôn ngũ,...).
- Văn miêu tả.
2. Phương tiện dạy học
- Tranh ảnh minh hoạ bài thơ.
- Tranh ảnh minh hoạ thêm về cảnh vật mùa xuân.
Hoa gì nho nhỏ
Nở vàng đồng quê
Lá xanh mẹ luộc
Rau lành ngon ghê?
 ( hoa cải )

Con gì nho nhỏ
Càng cứng râu dài
Ẩn mình dưới cỏ
Ri rỉ gáy hoài?
( con dế) 

Hoa gì tim tím
Từng chùm bờ ao
Gió xuân lao xao
Rụng đầy lối nhỏ?
( Hoa xoan) 
Mùa gì ấm áp
Đào nở reo cười
Đâm chồi lá lộc
Mưa phùn nhẹ rơi?
(Mùa xuân)
TIẾT 1 - 2. ÔN BÀI CŨ
GV mời 1 - 2 HS đọc một đoạn trong bài Cây đa quê hương và trả lời 1 - 2 câu hỏi đọc hiểu cuối bài (hoặc GV nêu câu hỏi khác, VD: Nêu ỷ chính của mỗi đoạn trong bài Cây đa quê hương. HS cần nêu được: đoạn 1: giới thiệu vể cây đa quê hương; đoạn 2: miêu tả cây đa; đoạn 3: nhũng cảnh đẹp của quê hương nhìn từ gốc cây đa.).
ĐỌC
1. Khởi động
- HS làm việc theo nhóm, từng em trả lời câu hỏi: Dấu hiệu nào của thời tiết giúp em nhận 
1 * Khởi động
- HS làm việc theo nhóm, từng em trả lời câu hỏi; Trao đổi cùng bạn: Dấu hiệu nào của thời tiết giúp em nhận ra mùa xuân đang về, Tết sắp đến?
- 1 - 2 em trả lời câu hỏi trước lớp. Cả lớp nhận xét và trao đổi để hiểu rõ điều bạn chia sẻ.
Dấu hiệu: Nhiều mưa phùn, trời dần ấm áp hơn, cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc, nhiều loài hoa đua nhau khoe sắc.
- GV giới thiệu nội dung tranh minh hoạ bài thơ (vườn hoa cải bên sông).
Búc tranh minh hoạ cho bài thơ Bước mùa xuân. Các em sẽ thấy bài thơ gợi ra bước đi của mùa xuân: mùa xuân đang về khắp nơi nơi...

2. Đọc văn bản
BÀI 18.  BƯỚC MÙA XUÂN 
Mưa giăng trên đồng
Uốn mềm ngọn lúa 
Hoa xoan theo gió
Rải tím mặt đường.

Nụ xoè tay hứng 
Giọt nắng trong veo 
Gió thơm hương lá 
Gọi mầm vươn theo.

Cỏ lặng dưới chân
Cũng xanh với nắng 
Ven bãi phù sa 
Dế mèn hắng giọng.

Chuyền trong vòm lá 
Chim có gì vui 
Mà nghe ríu rít 
Như trẻ reo cười.

Đây vườn hoa cải 
Rung vàng cánh ong 
Hoa vải đơm trắng 
Thơm lừng bên sông.

Mùa xuân đang nói
Xôn xao thầm thì….
Chốn nào cũng gặp
Bước mùa xuân đi.
(Nguyễn Bao)

- GV đọc cả bài (đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi ra sắc màu của cảnh vật trong mùa xuân). 
- GV có thể mời 2 em đọc nối tiếp các khổ thơ. 
- GV hướng dẫn đọc:
+ Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai, VD:
Nụ xoè tay hứng Giọt nắng trong veo Gió thơm hương lá Gọi mầm vươn theo...
(GV hướng dẫn đọc đứng cho những HS mắc lỗi cụ thể khi đọc bài.)
+ Đọc diễn cảm những câu thơ thể hiện sự tươi vui, náo nức của cảnh vật thiên nhiên khi xuân vể:
Chuyển trong vòm ỉá Chim có gì vui
Mà nghe ríu rít Như trẻ reo cười.
- 2 HS đọc nối tiếp các khổ thơ trước lớp.
- HS làm việc theo cặp: đọc nối tiếp các khổ thơ.
- HS làm việc cá nhân toàn bài 1 lượt (đọc thầm).

3. Trả lời câu hỏỉ
- GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt các nhiệm vụ nêu trong SHS.

Câu 1. Trong bài thơ, những từ ngữ nào gợi lên vẻ đẹp của nắng xuân, mưa xuân, gió xuân?
- GV yêu cầu 1 HS đọc câu hỏi 1 (hoặc chiếu câu hỏi lên màn hình), cả lớp đọc thầm theo. 
- GV giới thiệu: Những hiện tượng thiên nhiên cho biết mùa xuân về, mùa xuân mang đến sự đổi thay cho muôn vật, đó là: mưa, nắng, gió. Ở một số bài học ở lớp 2 và lớp 3, các em đã biết được một số đặc điểm tiêu biểu của mùa xuân. Dựa vào những hiểư biết đó, khi đọc bài thơ "Bước mùa xuân", các em sẽ nhận ra được những đặc điểm của cảnh vật thiên nhiên mùa xuân.
- GV nêu cách thức thực hiện:
+ Bước 1: HS làm việc cá nhân. Đọc đọc thầm, đọc lướt toàn bộ bài thơ, tìm chi tiết đề trả lời câu hỏi
+ Hỏi:  Nêu những hiện tượng thiên nhiên cho biết mùa xuân về?  Hãy chỉ ra những đặc điểm của cảnh vật thiên nhiên có trong mùa xuân?
+ Bước 2: HS làm việc theo cặp (hỏi - đáp lần lượt về từ ngữ/ dòng thơ tả nắng - mưa
- gió, sau đó trao đổi để thống nhất câu trả lời. 
Đáp án:
Nắng    Nụ xoè tay hứng/ Giọt nắng trong veo Cỏ lặng dưới chân/ Cũng xanh với nắng
Mưa    Mưa giăng trên đồng, Uốn mềm ngọn lúa
Gió    Hoa xoan theo gió/ Rải tím mặt đường Gió thơm hương lá/ Gọi mầm vươn theo
- Qua những từ ngữ miêu tả đó bạn nhận thấy mùa xuân đến đẹp như thế nào?
- GV nhắc lại: Bài thơ gợi lên vẻ đẹp của nắng xuân, mưa xuân, gió xuân. (Mưa - uốn mềm ngọn lúa; gió xuân nhẹ thổi làm hoa xoan rải tím mặt đường; Nắng xuân ấm áp gọi mầm vươn theo/ nụ xoè tay hứng nắng/ cỏ cũng xanh với nắng,...)

Câu 2. Tìm thêm chi tiết cho thấy cảnh vật mùa xuân hiện ra rất sinh động
- GV yêu cầu HS tự đọc yêu cầu và nhũng gợi ý. 
- GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp hoặc trao đổi theo nhóm: 
- Trong bài thơ, cảnh vật mùa xuân được cảm nhận bằng nhiều giác quan. Tìm những từ ngữ, hình ảnh tả vẻ đẹp của mùa xuân thể hiện điều đó. 
- GV nhắc HS: Dựa vào gợi ý để thực hiện yêu cầu. Có thể ghi kết  quả vào giấy nháp, vở bài tập hoặc phiếu học tập (nếu có).
-  Nhóm trưởng có thể phân công mỗi bạn một việc (mỗi bạn tìm sự cảm nhận của một giác quan).
 VD:
+ 1 bạn tìm từ ngữ gợi tả màu sắc.
+ 1 bạn tìm từ ngữ gợi tả âm thanh 
+ 1 bạn tìm từ ngữ gợi tả hương vị.
+ 1 bạn tìm từ ngữ gợi tả hoạt động
- Một số HS phát biểu ý kiến trước lớp. HS có thể trình bày như sau:
Cảnh vật có màu sắc    hoa xoan tím, giọt nắng trong veo, cỏ xanh, hoa cải vàng, hoa vải trắng
Cảnh vật có hương vị    gió thơm hương lá, hoa vải thơm lừng bên sông
Cảnh vật có âm thanh    dế mèn hắng giọng, chim ríu rít như trẻ con cười, mùa xuân đang nói, xôn xao, thầm thì,...
Cảnh vật có sự chuyển động    nụ xoè tay hứng nắng, gió gọi mầm cấy vươn lên, chim chuyền trong vòm lá, ong bay, chỗ nào cũng gặp bước mùa xuân đi
- GV quan sát các nhóm làm việc và có những hỗ trợ phù hợp. 
- Cả lớp và GV nhận xét, góp ý, khen ngợi sự sáng tạo trong cách trình bày. 
- GV quan sát các nhóm làm việc và có nhũng hỗ trợ phù hợp. Cả lớp và GV nhận xét, góp ý, khen ngợi sự sáng tạo trong cách trình bày.
Trong bài thơ, cảnh vật mùa xuân được cảm nhận bằng nhiều giác quan. Tìm những từ ngữ, hình ảnh tả vẻ đẹp của mùa xuân thể hiện điều đó. 

Câu 3. Em thích cảnh vật được miêu tả trong khổ thơ nào nhất? Vì sao?
- GV nhắc HS trả lời câu hỏi theo cảm nhận của bản thân. 
- Các ý kiến riêng của mỗi người đểu được trân trọng. 
- GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp hoặc trao đổi theo nhóm: từng em trình bày, chia sẻ ý kiến riêng của mình.
- Tớ thích khổ thơ 1, vì tớ thấy mùa xuân về trê quê hương rất đẹp . Có mưa xuân nhè nhẹ giăng kín con đường. Con ngõ nhỏ được trải hoa xoan tuyệt  đẹp. Hương xoan ngan ngát lối về.
- Tớ thích cảnh vật trong khổ thơ 4, vì tớ thấy mùa xuân thật xao động. Vườn xuân rộn tiếng chim. Trong vòm lá biếc non có bao nhiêu âm thanh trong trẻo, rộn ràng cứ như lũ trẻ đang tíu tít vui cười.
- Những hình ảnh nào miêu tả cảnh vật trong khổ thơ 5 mà bạn yêu thích 
- Tớ thích khổ thơ 5 nhất. Vì tớ hình dung trong nắng xuân hồng, tớ đi giữa những ruộng cải nở hoa vàng tươi rung  rinh trong gió. Ong bướm bay rập  rờn. Tớ đi dọc con đường làng trắng xóa hoa vải. Hương hoa vải ngòn ngọt lưu luyến lòng người.
- Em thích cảnh vật được miêu tả trong khổ thơ cuối cùng. Vì nó thể hiện được sự nhộn nhịp của mùa xuân đến.

Câu 4. Theo em, tác giả muốn nói điểu gì qua nhan đề bài thơ?
-GV/ HS nêu cấu hỏi 4. HS suy nghĩ để chuẩn bị câu trả lời. 
- GV khích lệ HS chia sẻ suy nghĩ, cảm nhận của mình.
- Theo bạn tại sao tác giả đặt tên bài thơ là  “ Bước mùa xuân”?
VD: - Vì mùa xuân tươi mới, phơi phới, có mặt ở muôn nơi, như đang chạy nhảy vui vẻ khắp nơi.
- Vì mùa xuân háo hức đang đến gần với chúng ta. Mùa xuân bước ra khỏi giá rét. Đem hoa nở khắp nơi. Mùa xuân đi đến đâu chim reo ca đến đó.
- Vì tác giả ví mùa xuân như nàng tiên có phép màu đi đến đâu đất trời nở ra, cây cối đâm chồi nảy lộc, chim hót, hoa nở, nắng vàng, mưa bay bay.
- Vì bài thơ gợi ra bước đi của mùa xuân đang về khắp nơi nơi. Chỗ nào, nơi nào cũng có hình bóng của mùa xuân, sức sống của mùa xuân, hương vị mùa xuân,...

- Bài thơ có nhan đề Bước mùa xuân, gợi ra bước đi của mùa xuân, gợi ra khoảnh khắc mùa xuân đang về khắp nơi nơi. Chỗ nào, nơi nào cũng có hình bóng của mùa xuân, sức sống của mùa xuân, hương vị mùa xuân,...
- GV nói thêm: Mùa xuân đi tới đấu làm cảnh vật đổi thay tới đó: trên cánh đồng lúa có mưa xuân giăng giăng, trên con đường rải đầy hoa xoan tím, ở bãi phù sa ven sông với vườn hoa cải vàng rực, rặng vải nở hoa trắng ngần... Dường như mọi sự vật đều thay đổi, dạt dào súc sống hơn khi xuân về. 
Nội dung bài thơ?
Bài thơ đã gợi ra vẻ đẹp của mùa xuân. Mùa xuân đang đến khắp nơi nơi với những màu sắc, âm thanh, hương vị, chuyển động đầy sinh động, hấp dẫn.

4. Học thuộc lòng
- 2 - 3 HS đọc nối tiếp bài thơ trước lớp; 
- GV và cả lớp góp ý cách đọc diễn cảm.
- Làm việc cá nhân:
+ HS tụ học thuộc lòng bài thơ: Đọc lại nhiều lần từng khổ thơ. Câu thơ/ khổ thơ nào chưa thuộc, có thể mở SHS ra để xem lại.
-Làm việc chung cả lớp:
+ Một số HS xung phong đọc những khổ thơ mình đã thuộc.
+ Cả lớp hỗ trợ (nếu bạn quên), góp ỷ và nhận xét.

5. Luyện tâp theo văn bản đọc
-HS đọc yêu cầu trong SHS và tự thực hiện yêu cầu. 
- GV có thể nêu thời gian thực hiện nhiệm vụ và chỉ dẫn hình thức học cá nhân,  học theo cặp hay theo nhóm (tuỳ vào  năng lực của HS trong lớp).
- Sau thời gian làm bài, có thể cho HS trình bày trước lớp hoặc GV kiểm soát kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS và nhận xét trước lớp:
Câu 1. Tìm những từ ngữ gợi cảnh vật quen thuộc ở làng quê trong các đoạn thơ dưới đây:
+ Đoạn thơ của tác giả Tế Hanh con sông xanh biếc, những hàng tre, lòng sông lấp loáng 
+ Đoạn thơ của Nguyễn Văn Song: sân đình, làng, mái đình cong, giếng làng 

Câu 2. Tìm từ ngữ có nghĩa giống với từ quê hương. Đặt câu với từ ngữ tìm được.
 Đặt câu với từ ngữ tìm được.
+ Từ ngữ có nghĩa giống với từ “quê hương”: quê nhà, làng quê, quê cha, quê mẹ, quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê quán,...Quê hương, quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê hương xứ sở, nơi chôn rau cắt rốn.
+ Đặt câu (HS tự làm). 
- Những ngày sắp tết, ai đi xa cũng nhớ về quê mẹ.
- Việt Nam là quê hương xứ sở của tôi. 
- Mảnh đất này là nơi em sinh ra và lớn lên, nơi chôn rau cắt rốn  của em.
- Mỗi người con xa xứ, tháng Ba về, ai cũng muốn đến đền Hùng để về với quê cha đất tổ.
- Làng quê em thật thanh bình và êm ả.
- Dù đi xa muôn nơi, trong tim ai cũng có nỗi nhớ về quê nhà.
- Năm nào, gia đình em cũng về thăm quê hương bản quán của mình.