Tiếng Việt 4 Bài 20  Đọc: Bầu trời mùa thu | Kết nối tri thức Tuần 11 trang 89 + 90

Đọc: Bầu trời mùa thu  là bài giảng giúp các em học sinh Lớp 4 học tốt Tiếng Việt 4 của Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Đây là tiết đọc  Bài 20 Tuần 11 trang 89 và trang 90 của chủ điểm: Niềm vui sáng tạo của Sách Tiếng Việt 4 có trên kênh Tư liệu tiểu học.

Qua bài học này, các em biết đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Bầu trời mùa thu của tác giả nước ngoài của nước Nga. Em được tìm các đọc diễn cảm phù họp với lời kể, tả giàu hình ảnh, giàu cảm xúc trong bài. Qua bài đọc, em thấy  được cái hay, cái đẹp của trong cách viết văn sáng tạo của các bạn nhỏ nước Nga trong miêu tả bầu trời mùa thu.
00:51. Khởi động : Dọn rác đại dương
03:08. Yêu cầu cần đạt
03:30. Khởi động Nói về thời gian bầu trời đẹp nhất
05:16. Đọc mẫu: Bầu trời mùa thu
08:28. Luyện đọc đúng
12:06 Trả lời 5 câu hỏi
16:40 Câu 3 Cảm nhận câu văn hay tả bầu trời
19:02 Câu 4 Vì sao cần viết văn khác nhau
20:45 Câu 5 Viết câu văn tả bầu trời.
Cảm nhận câu văn hay tả bầu trời
23:01 Luyện đọc lại
24:22 Luyện tập. Bài 1 Xác định câu có hình ảnh so sánh và nhân hóa
26:19 Luyện tập. Bài 2 Viết  câu văn có hình ảnh nhân hóa tả bầu trời
#TiếngViệtLớp4Kếtnối, #BaiGiangTiengViet4
https://youtu.be/cRrjV6ACijM

I. MỤCTIÊU
Giúp HS:
1. a. Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Bầu trời mùa thu. Biết đọc diễn cảm lời đối thoại của các nhân vật trong câu chuyện: 
nhấn giọng đúng từ ngữ, thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật qua giọng đọc. Sử dụng được từ điển học sinh để tìm nghĩa của một 
số từ.
b. Nhận biết được sự việc gắn với thòi gian, địa điểm cụ thể; nhận biết được các cách thể hiện sự sáng tạo riêng của mỗi nhân vật trong thực 
hiện công việc, nhiệm vụ. Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện. Biết học cách sáng tạo của các nhân vật trong miêu tả sự vật.
2. Nhận biết được ưu điểm và nhược điểm trong đoạn văn tưởng tượng đã viết. Biết chỉnh sửa đoạn văn cho hay hon.
3. Tìm đọc được sách báo để có thêm những hiểu biết về các thành tựu của khoa học, công nghệ, viết được phiếu đọc sách theo mẫu.
4. Có nhu cầu, có ý thức tạo ra được những sản phẩm có tính sáng tạo.

II.CHUẨN BỊ

1. Kiến thức
- Văn bản tự sự (sự việc, nhân vật, suy nghĩ, cảm xúc,... của nhân vật).
- Tư liệu, sách báo chứa thông tin về khoa học, công nghệ.
1. Kiến thức
- Văn bản tự sự (sự việc, nhân vật, suy nghĩ, cảm xúc,... của nhân vật).
- Tư liệu, sách báo chứa thông tin về khoa học, công nghệ.
2. Phương tiện dạy học
- Tranh ảnh minh hoạ câu chuyện Bầu trời mùa thu, sưu tầm thêm các bức tranh bầu tròi ở các mùa khác nhau.
-Từ điển học sinh. 

TIẾT 1 - 2  ÔN BÀI CŨ
G V mời 2 - 3 HS đọc nối tiếp bài Thanh âm của núi và trả lời 1-2 câu hỏi đọc hiểu cuối bài (hoặc G V nêu câu hỏi khác, VD: Em nhớ nhất câu 
văn nào trong bài? Vì sao?).

1. Khởi động
- G V giới thiệu: Trong môn Tiếng Việt, tiết học giúp các em phát huy cá tính sáng tạo nhiều nhất là tiết viết đoạn văn, bài văn. Làm thế nào để bài văn, lòi văn của mỗi người có cái hay riêng, có màu sắc riêng, điểu đó phụ thuộc vào khả năng suy nghĩ độc lập và cảm nhận riêng của mỗi người. Các em hãy thể hiện ý kiến riêng của mình khi tham gia hoạt động khỏi động trong bài học hôm nay. 
Trao đổi với bạn:  Trao đổi với bạn: Bầu trời đẹp nhất vào lúc nào? Vì sao?
- GV giao nhiệm vụ: Làm việc theo nhóm (Từng HS nêu ý kiến của mình và có thể giải thích, miêu tả,... để thuvết phục các bạn trong nhóm), 
- Sau đó mỗi nhóm cử 1 - 2 HS nêu ý kiến trước lóp.
-Một số HS trình bày trước lóp.
 - Bầu trời đẹp nhất lúc bình minh. Vì mọi vật vừa mới tỉnh giấc. Khí trời mát mẻ.
- Bầu trời đẹp nhất vào mùa hè. Vì trời có nắng vàng, có mây trắng. Trời cao và trong xanh hơn.
- Bầu trời mùa thu đẹp nhất. Vì trời có nắng hanh vàng, gió thênh thênh. Trời lộng, bồng bềnh mây trắng.
- Trời đẹp nhất là đêm rằm trung thu. Vì trăng vàng mát rượi. Trời như tấm thảm nhung đầy kim tuyến.
- G V nhận xét chung và dẫn vào bài Bầu trời mua thu.

2. Đọc văn bản
Bài đọc: Bài đọc: BẦU TRỜI MÙA THU

Giờ học hôm nay, thầy giáo cùng cả lớp đi ra cánh đồng. Buổi sáng mùa thu mát mẻ. Thầy nói:
- Các em hãy nhìn lên bầu trời. Mùa hè, nó rất nóng với những tia nắng mặt trời chói chang. Còn bây giờ, bầu trời thế nào? Các em hãy suy nghĩ và chọn những từ ngữ thích hợp để nói về bầu trời.
Các cô cậu học trò nhìn lên trời và suy nghĩ. Sau vài phút, một em nói:
- Bầu trời xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao.
- Vì sao mặt nước lại mệt mỏi? - Thầy hỏi.
- Thưa thầy, mùa hè, nước dạo chơi cùng những làn sóng. Mùa thu, nó mệt nên đứng yên với màu xanh nhạt.
Các bạn khác tiếp tục nói:
- Bầu trời được rửa mặt sau cơn mưa.
- Bầu trời xanh biếc.
Thấy cô bé Va-li-a vẻ mặt đăm chiêu, thầy giáo hỏi:
- Còn Va-li-a, vì sao em im lặng thế?
- Em muốn nói bằng những từ ngữ của mình.
-  Em đã tìm được chưa?
- Bầu trời dịu dàng.- Va-li-a khẽ nói và mỉm cười.
Sau đó, mỗi em đều muốn nói về bầu trời bằng những từ ngữ của riêng mình:
- Bầu trời buồn bã. Những đám mây xám đang từ phương bắc trôi tới.
- Bầu trời trầm ngâm. Nó nhớ đến tiếng hót của bầy chim sơn ca.
- Bầu trời ghé sát mặt đất. Mùa hè, nó cao hơn và có những con chim én bay liệng. Còn bây giờ, chẳng có chim én nữa, vì thế bầu trời  cúi xuống lắng nghe để tìm xem chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào. Cứ thế, các cô cậu hào hứng suy nghĩ và tưởng tượng để nói về bầu trời theo cách của riêng mình.
(Theo Xu-khôm-lin-xki, Mạnh Hưởng dịch) 

Từ ngữ
Trầm ngâm: có dáng vẻ đang suy nghĩ, nghiền ngẫm điều gì.  
Đăm chiêu:  suy nghĩ vẩn vơ về những điều xa xôi hoặc có sự băn khoăn, lo lắng.
- GV đọc cà bài (đọc diễn cảm, nhấn giọng ỡ những từ ngữ thể hiện những tình tiết bất ngờ hoặc từ ngữ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện). GV có thể mời 3 em đọc nối tiếp các đoạn.
Có thể tạm chia bài đọc thành 3 đoạn như sau để HS luyện đọc nối tiếp:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến để nói về bầu trời.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến và mỉm cười.
+ Đoạn 3: Còn lại. 

- GV hướng dẫn đọc:
+ Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai (VD: tia nắng mặt trời, mặt nước mệt mỏi, những làn sóng,..
+ Cách ngắt giọng ở những câu dài, VD: Còn bây giờ/chẳng có chim én nữa/ vì thế/ bầu trời cúi xuống lẳng nghe/ đế tìm xem chim én đang ở trong bụi cây/ hay ở nơi nào.; Cứ thế/ các cô/ cậu/ hào hứng suy nghĩ và tưởng tượng/ đế nói về bầu trời theo cách của riêng mình.;...
+ Đọc nhấn giọng ở từ dùng để hỏi, VD: Vì sao một nước lại mệt mỏi?/ Còn Va-li-a, vì sao em im lặng the?/Em đã tìm được chưa?/.... 
+ Đọc nhấn giọng vào những từ ngữ thể hiện cảm xúc phù hợp với nội dung miêu tả trong các câu văn của mỗi bạn trong câu chuyện.
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp.
- HS làm việc nhóm (3 em/ nhóm), đọc nối tiếp 3 đoạn từ 1 - 2 lượt.
- HS làm việc cá nhân, đọc nhẩm toàn bài một lượt.
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lóp, GV nhận xét việc đọc diễn cảm của cả lóp.

3. Trả lời câu hỏi
- GV giới thiệu bài đọc nói về lớp học của các bạn nhỏ nước Nga. Bầu trời mùa thu nước Nga rất đẹp. (Có thể giới thiệu qua hình ảnh sưu  tầm.)
- GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt các nhiệm vụ nêu trong SHS.
- G V nêu yêu cầu 1 (hoặc chiếu yêu cầu 1 trên màn hình hoặc mòi 1 HS đọc yêu cầu 1, cả lóp đọc thầm theo).

Câu 1. Các bạn học sinh được thầy giáo giao cho nhiệm vụ gì? 
- GV nêu cách thức thực hiện:
+ Bước 1: HS làm việc cá nhân, tìm chi tiết để trả lời câu hỏi.
+ Bước 2: HS làm việc theo cặp hoặc theo nhóm (lần lượt từng em trả lời câu hỏi).
+ Bước 3: Một số HS nêu câu trả lời trước lóp, G V động viên HS trả lòi theo các cách khác nhau. 
Ví dụ: - Thầy giáo giao cho các bạn học sinh nhiệm vụ suy nghĩ và chọn những từ ngữ thích hợp để nói về bầu trời. 
- Câu chuyện kể về một giờ học viết văn  miêu tả. Thầy giáo dẫn các bạn học sinh ra cánh đồng vào một buổi sáng mùa thu để quan sát bầu trời và tập tả bầu trời.
- GV nhận xét và nói rõ hơn: Thầy giáo dẫn các bạn học sinh ra cánh đồng để quan sát bầu trời, vì khi viết bài văn miêu tả, HS cần có những cảm nhận riêng về sự vật được miêu tả.
- HS đọc câu hôi 2 trước lóp, cả lớp đọc thầm. 
câu 2. Em có nhận xét gì về cách tả bầu trời của các bạn nhỏ trong những câu văn dưới đây?
Em đọc kĩ các cách miêu tả và đưa ra nhận xét của bản thân. 
- GV nêu câu hỏi, 5 HS lần lượt đọc các câu văn tả bầu trời.
- GV nêu cách thức thực hiện:
+ HS làm việc cá nhân theo yêu cầu.
+ HS thảo luận nhóm và thống nhất đáp án.
- G V tổ chức cho HS chữa bài trước lớp. Một số HS trình bày kết quả thảo luận trước lóp. G V hướng dẫn cả lóp nhận xét. HS có thể trình bày 
theo cách cảm nhận, cách diễn đạt riêng của minh:
+ Cách cảm nhận về bầu trời có điểm gì giống nhau?
Các câu văn được nêu  có một điểm chung: Bầu trời có hành động, cử chi, điệu bộ, tâm trạng, cảm xúc, có tính tình,  như con người.
(VD: Trong những câu văn được nêu, cách cảm nhận về bầu trời có một điểm chung: Bầu trời có hành động, cử chi, điệu bộ (rửa mặt, cúi xuống, ghé sát,...), có tâm trạng, cảm xúc (trầm ngâm, nhớ, buồn bã,...), có tính tình, tính cách (dịu dàng) của con người, giống như con người.) 
+ Cách miêu tả bầu trời như vậy là biện pháp nghệ thuật gì? 
+ Em có thích đọc những câu văn này không? Vì sao?
(Vói câu hỏi này, HS được phát biểu theo cảm nhận của mình. G V có thể cho HS hiểu: Đây chinh là biện pháp nhân hoá. Cách miêu tả sự vật bằng biện pháp nhân hoá làm cho sự vật thêm gần gũi vói con người hơn.)
Cách miêu tả sự vật bằng biện pháp nhân hoá làm cho sự vật thêm gần gũi vói con người hơn, câu văn thêm sinh động. 

- GV có thể nói thêm: Sữ dụng biện pháp nhân hoá, so sánh sẽ làm cho bài văn thêm sinh động. Tuy nhiên, vần có thể viết dược những câu văn hay bằng việc chọn lọc từ ngữ như câu vãn của các bạn nhỏ trong bài đọc: Bầu trời xanh biếc.

Câu 3. Trong bài có rất nhiều câu văn tả bầu trời, em thích câu văn nào? Vì sao? 
- HS đọc câu hỏi 3 trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.
- GV tổ chức cho HS thảo luận. HS được nói theo cảm nhận của mình, ý thích riêng của mình. 
- GV khích lệ HS phát biểu ý kiến trong nhóm, trước lớp và nhận xét/ bổ sung ý kiến của các bạn. 
- G V động viên HS cố gắng giải thích để các bạn thấy ý kiến của minh là hợp lí. 

- Em thích nhất là câu: "Bầu trời ghé sát mặt đất. Mùa hè, nó cao hơn và có những con chim én bay liệng. Còn bây giờ, chẳng có chim én nữa, vì thế bầu trời cúi xuống lắng nghe để tìm xem chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào.". Vì vào thu, bầu trời thường lặng và dịu dàng mang sắc màu hồng mơ màng đan xen với chút ửng đỏ khác hẳn với trời xuân rạo rực sức sống, mọi vật ở mọi nơi đều kéo về trên bầu trời tự chung tiếng ca. Cho nên đây là một hình ảnh so sánh độc đáo, sinh động. 

- Tớ thích câu văn: "Bầu trời được rửa mặt sau cơn mưa." Vì bầu trời mùa thu thật quang đãng, xanh trong, cao,  sạch sẽ không chút bụi bặm.
- Tớ thích câu văn: "Bầu trời dịu dàng." . Tớ hình dung bầu trời mùa thu cứ như cô gái thùy mị, hiền,  dịu dàng mặc cái áo màu xanh  nhạt rất ưa 
nhìn.
- Riêng tớ lại thích câu văn: "Bầu trời buồn bã".  Tớ nghĩ bầu trời cũng như con người cũng có lúc buồn  chứ!  Nhìn những đám mây xám làm cho ai cũng thấy buồn, lo âu. Trời thấy nhớ những ngày hè rực rỡ, lo cho những ngày đông giá rét sắp đến.

- Tại sao bạn lại thích câu văn: " Bầu trời trầm ngâm. Nó nhớ đến tiếng hót của bầy chim sơn ca.": Vì câu văn này gọi cho tớ thấy trời thu tĩnh 
lặng, suy tư. Trời khi vào thu không còn được nghe tiếng hót của bầy chim sơn ca hót nữa. Trời thấy nhớ tiếng hót quen thuộc kia. 

- Bầu trời ghé sát mặt đất... Bầu trời cúi xuống lắng nghe để tìm xem chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào: . Vì tớ nghĩ đất là bạn của 
trời. Tiếng chim véo von trong bụi cây thả vào khung trời những nốt nhạc.  Vì thế trời cúi xuống tìm chim đâu. Trời muốn thủ thỉ cùng đất nên nó 
ghé sát xuống. 

Câu 4. Theo em, vì sao hình ảnh bầu trời trong các câu văn của mỗi bạn nhỏ rất khác nhau?
-  G V tổ chức cho HS thảo luận. HS được nói theo cảm nhận, suy luận, trải nghiệm riêng của mình. 
- GV khích lệ HS phát biểu ý kiến trong nhóm, trước lóp và nhận xét/ bổ sung ý kiến của các bạn, hỏi lại bạn để hiểu rõ hơn ý kiến bạn đã nêu. GV nhắc HS tập giải thích rõ ràng, có lí lẽ thuyết phục.
- Theo bạn hình ảnh bầu trời trong các câu văn của mỗi bạn rất khác nhau vì sao?
+ Vì mỗi bạn nhìn bầu trời các góc, các hướng khác nhau.
+  Vì khi các bạn nhìn bầu trời và mỗi bạn có những liên tưởng, tưởng tượng, suy nghĩ khác nhau. 
+ Vì mỗi bạn có vốn từ ngữ khác nhau, cách diễn đạt khác nhau, vốn hiểu biết do đọc các sách, truyện nhiều, ít khác  nhau,...
+ Vì câu văn của mỗi bạn phụ thuộc vào cảm xúc, tình cảm, kĩ năng quan sát khác nhau.
+ Hình ảnh bầu trời trong các câu văn của mỗi bạn nhỏ rất khác nhau vì mỗi bạn đều có một cảm quan khác nhau để cảm nhận những sự vật xung quanh mình. Chính vì thế mà có bạn miêu tả bầu trời buồn bã, có bạn lại miêu tả bầu trời dịu dàng, bạn lại cảm nhận được sự sống, hơi thở của bầu trời khi xuân đã qua. 

Câu 5. Viết 1-2 câu văn tả bầu trời theo quan sát và cảm nhận của em.
- HS làm việc cá nhân, tự đọc và viết theo yêu cầu.
- Làm việc theo nhóm/ lóp, từng em đọc các câu văn đã viết, cả nhóm nhận xét, góp ý; HS tự chinh sửa theo góp ý.
- G V mời một số HS có câu văn hay đọc trước lớp. 
- Trên trời cao, những đám mây nhởn nhơ dạo chơi.
- Bỗng nhiên, mây đen từ đâu ùn ùn kéo tới  che kín cả bầu trời.

4. Luyện đọc lại
GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm câu chuyện: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện những tình tiết bất ngờ hoặc từ ngữ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện.

- HS làm việc chung cả lớp (3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lóp); 
- GV và cả lóp góp ý cách đọc diễn cảm.
- HS làm việc cá nhân, tự đọc toàn bài.
- Nêu nội dung bài:
 Bài đọc kể về các bạn học sinh suy nghĩ và chọn những từ ngữ thích hợp để nói về bầu trời mùa thu. Mỗi bạn có những các thể hiện khác nhau theo cách của riêng mình. Nhờ vậy câu văn miêu tả bầu trời trở nên rất sinh động.

5. Luyện tập theo văn bản đọc
- HS đọc yêu cầu trong SHS và tự thực hiện yêu cầu. GV nêu thòi gian thực hiện nhiệm vụ và hướng dẫn hình thức học (làm việc cá nhân trước khi trao đồi, thống nhất câu trả lòi trong nhóm hoặc lớp).
- GV kiểm soát kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS và nhận xét trước lóp. 
Câu 1. Câu văn nào dưới đây sử dụng cả hai biện pháp so sánh và nhân hoá?

A. Bầu trời xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao.
B. Mùa hè, nước dạo chơi cùng những làn sóng.
C. Bầu trời được rửa mặt sau cơn mưa.
D. Bầu trời dịu dàng.

Câu văn sử dụng cả hai biện pháp so sánh và nhân hoá là Bầu trời xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao.
Chọn A.Tìm câu văn sử dụng cả hai biện pháp so sánh và nhân hoá.
Câu văn sử dụng cả 2 biện pháp so sánh và nhân hoá là: Bầu trời xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao - phương án A.

Câu 2. Đặt câu kể, tả về một hiện tượng tự nhiên, trong đó có sử dụng biện pháp nhân hoá.
Em đặt câu kể, tả về một hiện tượng tự nhiên, trong đó có sử dụng biện pháp nhân hoá.
- Mây:
+ Chị mây diện những chiếc váy trắng muốt dạo chơi trên bầu trời xanh.
+ Cô gió mang mưa đến ruộng đồng quê em.
+ Từng chị mây cam, hồng dần dần vẫy tay chào biệt buổi chiều để đến với màn đêm tĩnh lặng.
+ Ánh nắng bước ra khỏi vườn, nhảy nhót trên cỏ như chú bé tinh nghịch. 
+ Mưa gào thét, đuổi nhau trên mái nhà, bê cả biển nước trút đổ xuống đồng quê.
+ Cơn bão đêm qua ập đến bất ngờ, bẻ bẻ gãy, quật ngã nhiều cây cối trong vườn.