Trong lời mẹ hát | Đọc Bài 14 Tuần 25 trang 59 Sách Tiếng Việt 4 | Kết nối tri thức
Trong lời mẹ hát là một bài thơ hay của Trương Nam Hương viết về lòng biết ơn của con đối vớ cha mẹ đầy cảm động được chọn dạy trong chương trình Tiếng Việt 4. Đây là bài giảng trong hoạt động Đọc giúp các em học sinh Lớp 4 học tốt Tiếng Việt 4 của Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
Tiết Đọc Bài 14 Tuần 24 trang 59 của chủ điểm: Uống nước nhớ nguồn của Sách Tiếng Việt 4 có trên kênh Tư liệu tiểu học. Qua bài học này, em cần đọc đúng và diễn cảm bài thơ. Em biết nhấn giọng vào những từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc của bạn nhỏ đối với người mẹ của mình. Qua bài học, em nhận biết được vẻ đẹp, ý nghĩa của lời mẹ ru đối với cuộc đời người con. Lòng biết ơn của người con đối với mẹ. Hiểu điều tác giả muốn nói về sự biết ơn công lao của cha mẹ hay người nuôi dưỡng, dạy dỗ mình. Có ý thức rèn luyện để đền đáp công ơn ấy.
00:53. Khởi động: Hát: Bàn tay mẹ
02:13. Yêu cầu cần đạt
03:40. Khởi động: Nói về kỉ niệm của người thân
06:14 Đọc: Trong lời mẹ hát
07:44. Luyện đọc đúng
12:15. Tìm hiểu nội dung bài.
14:26 Câu 1 Tuổi thơ với câu hát ru và truyện cổ tích
16:54. Câu 2 Hình ảnh đẹp trong lời hát
18:29 Câu 3. Cảm nhận của bạn nhỏ qua câu hát ru
20:46 Câu 4. Đóng vai bạn nhỏ nó lời biết ơn mẹ
22:48. Xác định ý nghĩa bài thơ
25:54. Luyện đọc diễn cảm
28:16. Luyện tập về biện pháp nhân hóa
31:59. Luyện tập về trang ngữ chỉ thời gian và nơi chốn
#TiếngViệtLớp4Kếtnối, #BaiGiangTiengViet4, #tulieutieuhoc, #tieuhocvn, #BàigiảngTiếngViệt4, #Tronglờimẹhát
BÀI 14. TRONG LỜI MẸ HÁT (4 tiết)
I. MỤCTIÊU
Giúp HS:
a. Đọc đúng và diễn cảm bài thơ Trong ỉời mẹ hát; biết nhấn giọng vào những từ ngủ thể hiện tình cảm, cảm xúc của bạn nhỏ đối với người mẹ của mình.
b. Nhận biết được vẻ đẹp, ý nghĩa của lời mẹ ru đối với cuộc đời người con; lòng biết ơn của người con đối với mẹ. Hiểu điểu tác giả muốn nói qua bài thơ.
b. Thêm tự tin trong giao tiếp, biết chia sẻ cảm xúc với bạn bè, người thân.
II. CHUẨN BỊ
1. Kiến thức
- Văn bản thơ (cảm xúc, hình ảnh, ngôn ngũ,... trong thơ).
- Văn thuật việc.
2. Phương tiện dạy học
- Tranh ảnh minh hoạ bài thơ, minh hoạ phần Khởi động và câu 2 trong phần Đọc.
- Phiếu bài tập dành cho bài tập 2 phần Luyện tập theo văn bản đọc.
III. HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC
- Đọc đúng và diễn cảm bài thơ Trong lời mẹ hát. Biết nhấn giọng vào những từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc của bạn nhỏ đối với người mẹ của mình.
Nhận biết được vẽ đẹp, ý nghĩa của lời mẹ ru đối với cuộc đời người con. Lòng biết ơn của người con đối với mẹ. Hiểu điều tác giả muốn nói qua bài thơ.
Hiểu và biết ơn công lao của cha mẹ hay người nuôi dưỡng, dạy dỗ mình. Có ý thức rèn luyện để đền đáp công ơn ấy. Hiểu ý nghĩa và trân trọng những bài hát ru của bà, của mẹ.
- Đọc đúng và diễn cảm bài thơ.
- Biết nhấn giọng đọc thể hiện tình cảm, cảm xúc của bạn nhỏ đối với người mẹ của mình.
- Hiểu vẻ đẹp, ý nghĩa của lời mẹ ru. Lòng biết ơn của người con đối với mẹ, công lao của cha mẹ hay người nuôi dưỡng, dạy dỗ mình.
- Có ý thức rèn luyện để đền đáp công ơn ấy. Hiểu ý nghĩa và trân trọng những bài hát ru của bà, của mẹ.
TIẾT 1-2 ÔN BÀI CŨ
GV mời 1 - 2 HS đọc một đoạn trong bài vườn của ông tôi và trả lời câu hỏi: Bài đọc muốn nói với chúng ta điểu gì?
ĐỌC
1. Khởi động
- 1 HS đọc yêu cầu khởi động: Kể cho bạn nghe một kỉ niệm với người thân mà em nhớ nhất. Nêu cảm nghĩ của em khi nhớ về kỉ niệm ấy.
- Tháng trước, tớ bị ốm. Tớ sốt rất cao. Hốm ấy, ở viện, mẹ tớ đã thức suốt đêm để chăm sóc cho tớ. Lúc ấy, tớ thấy mẹ lo lắng cho tớ.
- Tớ không thể quên buổi đầu tiên đi học. Mẹ tớ đã cho tớ đến trường. Lúc đó, tớ khóc và lạ lẫm. Mẹ đã dỗ dành an ủi tớ.
- Hè năm ngoái, bố tớ và tớ đi về quê nội. Ở đó, tớ được trải nghiệm nhiều điều thú vị. Bố tớ đã dạy tớ cách gặt lúa...
- Hồi ấy, tối tối, tớ thường nằm trong vòng tay âu yếm của bà. Bà kể cho tớ nhiều chuyện cổ tích. Bà còn hát ru cho tớ ngủ. Bà còn ...
- GV đưa tranh minh hoạ, gợi ý HS: Nhớ lại kỉ niệm của mình với ông, bà, cha, mẹ,... (cùng đi dưới mưa, đi chợ, cùng nấu ăn, cùng xem phim, đọc sách, cùng đi biển,...). Kề vắn tắt về kỉ niệm ấy qua các thông tin: thời gian, địa điểm, việc em cùng làm với người thân, sự việc gây ấn tượng khó quên,...
- HS chia sẻ kỉ niệm và cảm xúc trong nhóm 4.
- Đại diện 2-3 nhóm trình bày trước lớp.
- HS và GV nhận xét. GV khen ngợi và ghi nhận nhũng cách chia sẻ kỉ niệm, cảm xúc chân thực, sinh động.
(VD: Mình nhớ nhất kỉ niệm cùng mẹ đi tặng quà các bạn vùng khó khăn. Một sớm mùa hè, hai mẹ con lên xe đi Hà Giang. Vượt quãng đường xa, đường lại khó đi, nhưng mẹ vẫn tươi tỉnh. Đến nơi, mẹ con mình tặng rất nhiều đồ dùng học tập cho các bạn ở một số điểm trường. Nhận được những chiếc bút, quyển vở, quyển sổ đẹp, các bạn cười rất tươi. Nhớ lại kỉ niệm với mẹ hôm ấy, mình thấy vừa vui, vùa xúc động. Mình tự hào vì có một người mẹ nhân hậu.)
- GV giới thiệu bài đọc Trong lời mẹ hát: Bài thơ nói lên lòng biết ơn của người con trước công lao nuôi nấng, dạy dỗ của người mẹ.
2. Đọc văn bản
TRONG LỜI MẸ HÁT
Tuổi thơ chở đầy cổ tích
Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
Đưa con đi cùng đất nước
Chòng chành nhịp võng ca dao.
Con gặp trong lời mẹ hát
Cánh cò trắng, dải đồng xanh
Con yêu màu vàng hoa mướp
“Con gà cục tác lá chanh".
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
Mẹ ơi, trong lời mẹ hát
Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa.
(Trương Nam Hương)
- GV đọc cả bài (đọc diễn cảm với ngữ điệu chung: tha thiết, tình cảm); có thể mời 4 HS đọc nối tiếp từng khổ thơ.
- GV hướng dẫn đọc:
- GV hướng dẫn đọc: Đọc diễn cảm toàn bài, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc của bạn nhỏ đối với người mẹ của mình.
+ Đọc đúng các từ ngũ chứa tiếng dễ phát âm sai (VD: chòng chành, nôn nao,...),
- chú ý sửa lỗi phát âm cho nhũng HS phát âm còn chưa chuẩn.
+ Ngắt giọng mỗi câu thơ theo nhịp 2/2/2,3/3 hoặc 2/4,... tuỳ theo từng câu VD:
Con gặp/ trong lời mẹ hát
Cánh cò trắng,/ dải đồng xanh
Con yêu/ màu vàng hoa mướp
“Con gà/ cục tác lá chanh”.
Thời gian/ chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng/ đến nôn nao
Lưng mẹ/ cứ còng dần xuống
Cho con/ ngày một/ thêm cao.
+ Nhấn giọng vào những từ ngũ gợi tả, gợi cảm: chòng chành, cứ còng dân xuống, ngày một thêm cao,...
+ Chia bài đọc thành 4 đoạn và nêu nội dung từng đoạn (tương úng 4 khổ thơ):
Khổ 1: Tuổi thơ gắn với câu chuyện cổ tích mẹ kể, những câu ca dao mẹ ru.
Khổ 2: Những hình ảnh thân thương hiện lên trong lời mẹ hát.
Khổ 3: Sự vất vả, hi sinh thầm lặng của mẹ đã giúp con khôn lớn.
Khổ 4: Lời hát của mẹ giúp con hiểu thêm cuộc đời, giúp con có thêm động lực để thực hiện những ước mơ.
- 4 HS đọc nối tiếp 4 khổ của bài đọc.
- HS làm việc cá nhân: Đọc nhẩm toàn bài một lượt.
- GV nhận xét việc đọc của cả lớp.
3. Trả lời câu hỏi
- GV hướng dẫn HS đọc mục Từ ngữ trong SHS. Có thể giải thích thêm: “Con gà cục tác lá chanh” là một câu trong bài đồng dao.
- GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt các yêu cầu đọc hiểu nêu trong SHS (cuối bài đọc).
Câu 1. Khổ thơ nào cho thấy ngay từ thuở ấu thơ, bạn nhỏ đã được nghe mẹ kể chuyện cổ tích, hát ru những bài ca dao?
- GV nêu câu hỏi 1 (hoặc gọi HS đọc câu hỏi 1).
- GV hướng dẫn HS trả lời câu 1:
- HS đọc khổ thơ đầu, suy nghĩ cá nhân, chuẩn bị câu trả lời; trao đổi nhóm đôi để thống nhất câu trả lời.
- Đại diện 2-3 nhóm trình bày kết quả trước lớp.
- Qua khổ thơ đầu, tuổi thơ của bạn nhỏ có gì đặc biệt?
- GV nhận xét và chốt đáp án: Khổ thơ đầu tiên cho thấy ngay từ thuở ấu thơ, bạn nhỏ đã được nghe mẹ kể chuyện cổ tích, hát ru những bài ca dao.
Đó là quãng thời gian đầy thơ mộn. Bất cứ ai cũng đều được lớn lên trong vòng tay của mẹ. Bằng lời ru, truyện cổ tích, mọi thứ trở nên ngọt ngào hơn.
Câu 2. Tìm những hình ảnh đẹp, gần gũi được gợi ra từ lời hát ru của mẹ.
- HS đọc và nêu yêu cầu
- GV đưa tranh minh hoạ và hướng dẫn HS: Đọc khổ thơ thứ 2, kết hợp quan sát tranh, cá nhân suy nghĩ, tìm câu trả lời.
- HS trao đổi trong nhóm đôi
- Đại diện 2-3 nhóm phát biểu
- GV nhận xét và chốt câu trả lời;
- Trong lời hát ru của mẹ đã hiện ra những hình ảnh đẹp, gần gũi nào?
- Những hình ảnh gần gủi được gợi ra từ lời hát của mẹ: cánh cò trắng, đồng lúa xanh, hoa mướp vàng và những câu đồng dao.
- Với bạn, bạn thấy gì trong lời ru của mẹ?
- Trong lời ru của mẹ, con đã gặp hình ảnh quen thuộc của làng quê. Lời ru của mẹ như bài học đầu đời, cho con them yêu quê hương, yêu cuộc sống.
Câu 3. Qua cảm nhận của bạn nhỏ về mẹ (ở khổ thơ thứ 3), em thấy bạn nhỏ là người như thế nào?
- 1 HS đọc câu hỏi 3; 1 HS đọc khổ thơ thú ba.
- GV hướng dẫn HS xem lại khổ thơ thú ba, có thể đưa thêm câu hỏi “Bạn nhỏ đã cảm nhận điều gì về mẹ” và khuyến khích HS diễn đạt theo ý hiểu riêng của mình.
- HS suy nghĩ để tìm câu trả lời, sau đó trao đổi theo nhóm 4 đề thống nhất ý kiến.
- Đại diện 2-3 nhóm phát biểu ý kiến trước lớp.
- GV nhận xét và ghi nhận nhũng câu trả lời hợp lí.
(VD:
- Qua cảm nhận của bạn nhỏ về mẹ (mẹ vất vả, hi sinh vì con), em thấy bạn nhỏ là người rất yêu thương mẹ, hiểu mẹ. Mẹ đã hi sinh cả tuổi thanh xuân cho con.
- Bạn nhỏ rất yêu thương mẹ, hiểu mẹ. Thương mẹ đã hi sinh cả tuổi thanh xuân cho con.
- Bạn nhỏ cảm nhận được nỗi vất vả của mẹ đã hi sinh cả cuộc đời dành cho con.
- Bạn nhỏ rất tình cảm, nhận ra nỗi vất vả của mẹ vì con. Bạn biết suy nghĩ, quan tâm đến mẹ.
- Bạn nhỏ biết bày tỏ thái độ kính trọng, biết ơn, tự hào về người mẹ.
Thông điệp : mẹ là người đã tốn bao công sức nuôi ta lớn khôn vì vậy là một đứa con của mẹ hãy sống sao cho trọn chữ hiếu, vẹn đạo con, để không phụ công cha mẹ nuôi dưỡng chúng ta nên người.
Câu 4. Dựa theo nội dung khổ thơ thứ tư, đóng vai bạn nhỏ để nói lời tâm sự với mẹ.
- GV nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS: xem lại khổ thơ thứ tư (khổ cuối); cá nhân HS suy nghĩ, hiểu nội dung khổ thơ, từ đó tìm lời tâm sự cùng mẹ;
- Qua khổ thơ thứ tư, bạn nhỏ muốn tâm sự với mẹ những gì?- khuyến khích HS có những câu nói thể hiện tình cảm chân thực, tự nhiên.
- HS chia sẻ trong nhóm 4 về “lời tâm sự” của mình để nhóm góp ý.
- Đại diện 2-3 nhóm đóng vai bạn nhỏ, nói “lời tâm sự” trước lớp. Lớp bình chọn cầu nói hay nhất, tình cảm nhất.
- GV nhận xét và ghi nhận những câu nói tình cảm, phù hợp với nội dung khổ thơ cuối
(VD: - Nếu bạn là bạn nhỏ trong bài thơ, bạn sẽ tâm sự gì với mẹ?
- Mẹ ơi, từ lời mẹ ru, con đã hiểu thêm về cuộc đời của mẹ. Cả cuộc đời mẹ lam lũ vì con.
- Mẹ ơi, lời ru của mẹ đã chắp cánh ước mơ cho con. Dù con có lớn khôn con vẫn là con mẹ.
- Mẹ ơi, lời ru của mẹ đã giúp con tiến bộ lên nhiều. Con thạt hạnh phúc vì con có mẹ. Con cảm ơn mẹ.
- Mẹ ơi, mẹ đã là người nuôi con khôn lớn. Con hứa với mẹ, lớn lên, con sẽ thực hiện được ước mơ đẹp.
Câu 5. Theo em, bài thơ Trong lời mẹ hát muốn nói về điều gì? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.
A. Những kỉ niệm thân thương thời thơ ấu
B. Lòng biết ơn đối với cha mẹ
C. Vẻ đẹp và ý nghĩa của những bài hát ru
- 1 HS đọc và nêu yêu cầu của câu hỏi 5.
- HS suy nghĩ, chọn phương án trả lời. GV khuyến khích HS nêu ý kiến riêng.
- HS trao đổi theo nhóm đôi để thống nhất phương án trả lời.
- Đại diện 2-3 nhóm nêu ý kiến.
-GV ghi nhận nhũng câu trả lời của HS (1 trong 3 phương án A, B, c hoặc ý kiến khác), khen ngợi ý kiến riêng, sáng tạo của HS (VD: Bài thơ vừa nêu lên vẻ đẹp và ý nghĩa của nhừng bài hát ru, vừa thể hiện lòng biết ơn của người con đối với cha mẹ/ Cần phải ghi nhớ công ơn của cha mẹ./...).
Bài thơ nói lên lòng biết ơn của người con trước công lao nuôi nấng, dạy dỗ của người mẹ. Chúng ta cần phải ghi nhớ công ơn của cha mẹ.
4. Học thuộc lòng
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài thơ Trong ỉời mẹ hát:
+ 2 HS đọc nối tiếp trước lớp; GV và cả lớp góp ý cách đọc diễn cảm.
+ HS đọc theo cặp hoặc đọc theo nhóm.
- GV hướng dẫn HS đọc thuộc lòng 3 khổ cuối của bài thơ.
- Học thuộc lòng từng khổ thơ cuối
5. Luyện tập theo văn bản đọc
Câu 1. Tim những hình ảnh nhân hoá trong bài thơ "Trong lời mẹ hát".
1. Tìm những hình ảnh nhân hoá trong bài thơ Trong lời mẹ hát.
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV hướng dẫn HS làm bài: tìm những sự vật có những hoạt động giống như con người;
Nhân hóa là gọi hoặc kể, tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng tự nhiên,... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc kể, tả người làm cho chúng gần gũi, sinh động hơn.
- Trao đổi theo nhóm 4 để thống nhất đáp án.
- Đại diện 3 - 4 nhóm phát biểu.
- GV nhận xét và chốt đáp án. (VD: tuổi thơ - chở cổ tích, dòng sông - đưa con đi, thời gian - chạy qua tóc mẹ, lời ru - chắp cánh cho con.)
Câu 2. Viết 2 - 3 câu về những việc mẹ đã làm cho em trong đó có trạng ngữ chỉ thời gian hoặc nơi chốn.
- HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập.
- GV phát phiếu bài tập cho các nhóm đôi và hướng dẫn HS:
+ Nhớ lại kiến thúc về trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn; đặt câu đúng theo yêu cầu của bài tập (đoạn 2-3 câu; nội dung viết về nhũng việc mẹ đã làm cho em, có trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn);
+ Trao đổi câu đã đặt; góp ý cho nhau để có những câu viết tốt nhất.
+ Chép các câu vào phiếu bài tập.
- GV khuyến khích HS đặt nhiều câu khác nhau theo cách hiểu, cách diễn đạt riêng.
- Đại diện 3-4 nhóm HS trình bày kết quả trước lớp theo hình thức thi đua.
- GV nhận xét, ghi nhận những câu nói phù hợp.
+ Hồi em vào lớp Một, mẹ là người đưa em đến trường.
+ Trong nhà, mẹ là người dậy sớm, nấu bữa sáng cho cả gia đình.
+ Tuần trước, mẹ nấu món chè tuyệt ngon cho em ăn....
- Sáng nào cũng vậy, mẹ em luôn dậy sớm để chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà. Nơi căn bếp nhỏ, mẹ vừa xào nấu vừa lau dọn sạch sẽ. Chẳng bao lâu, mẹ đã bày dọn xong bữa sáng. Lúc ấy, mẹ cảm thấy rất hài lòng vì đã nấu món sáng ngon cho cả gia đình.
- Theo bạn, trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
- Trạng ngữ chỉ thời gian bổ sung thông tin về thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu; trả lời câu hỏi có từ để hỏi khi nào? bao giờ?, …
- Trạng ngữ chỉ nơi chốn bổ sung thông tin về địa điểm diễn ra sự việc nêu trong câu; rả lời câu hỏi có từ để hỏi ở đâu?, chỗ nào?,...