Tiếng Việt 4 Bài 22  Đọc: Bức tường có nhiều phép lạ | Kết nối tri thức Tuần 12 trang 98 + 99
Đọc: Bức tường có nhiều phép lạ  là bài giảng giúp các em học sinh Lớp 4 học tốt Tiếng Việt 4 của Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Đây là tiết đọc  Bài 22 Tuần 12 trang 98 và trang 99 của chủ điểm: Niềm vui sáng tạo của Sách Tiếng Việt 4 có trên kênh Tư liệu tiểu học.

Qua bài học này, các em biết đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài  Bức tường có nhiều phép lạ  của tác giả Phong Thu. Em được tìm các đọc diễn cảm phù hợp với lời kể,  cảm xúc của nhân vật. Qua bài đọc , em hiểu được để làm một bài văn,  ta cần phối hợp giữa quan sát và tưởng tượng, tái hiện những hình ảnh đã từng gặp trong trí nhớ. 
00:55. Khởi động : Trò chơi: Dọn rác đại dương
03:21. Yêu cầu cần đạt
03:43. Nói về một điều tưởng tượng mong là có thật
05:02. Đọc mẫu: Bức tường có nhiều phép lạ
08:29. Luyện đọc đúng
12:27 Trả lời 5 câu hỏi
15:27 Câu 3 Phép lạ của bức tường là gì?
21:19 Luyện tập. Bài 1 Tìm  3- 5 tính từ có trong bài
23:59 Luyện tập. Bài 2 Viết  2-3 câu văn  tả cơn mưa trong đó có dùng tính từ tả tiếng mưa
#TiếngViệtLớp4Kếtnối, #BaiGiangTiengViet4
https://youtu.be/TVDqgWNwfMs

Bài 22 . Đọc. BỨC TƯỜNG có NHIỀU PHÉP LẠ (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
1. a. Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Bức tường có nhiều phép lạ. Biết đọc diễn cảm các từ ngữ và các đoạn hội thoại phù họp với tâm lí, cảm xúc của nhân vật. b. Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện. Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm và lời nói của nhân vật. Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Để làm một bài văn nói chung và văn miêu tả nói riêng, chúng ta cần phối hợp giữa quan sát thực tế và tưởng tượng, tái hiện lại những hỉnh ảnh đã từng gặp trong trí nhớ. 
. Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống để đem lại niềm vui cho chính bản thân và mọi người xung quanh.

II. CHUẨN BỊ
1. Kiến thức
- Đặc điểm cùa văn bản tự sự (địa điểm, thời gian, trình tự các sự việc, lời nói và hành động của nhân vật).
- Đặc điểm của văn bản thông tin hướng dẫn làm một sản phẩm (nội dung, trật tự sắp xếp các thông tin trong văn bản, ngôn ngữ,...).
2. Phương tiện dạy học
- Tranh ảnh minh hoạ bài đọc Bức tường có nhiều phép lạ, 
- Từ điển tiếng Việt.

III.  HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1 - 2
ÔN BÀI CŨ
G V mời 2 HS đọc nối tiếp bài Làm thỏ con bằng giấy và trả lời 1-2 câu hỏi đọc hiểu cuối bài (hoặc G V nêu câu hỏi khác). 
1. Khởi động:   Nói về một điều tưởng tượng mà em mong là có thật.
-GV gọi 1-2 HS nêu yêu cầu của phần Khỏi động.
- G V hướng dẫn HS làm việc theo nhóm để thực hiện yêu cầu (Nói về một điều tường tượng mà em mong là có thật). G V gợi ý HS nghĩ đến những điều mà HS đã từng gặp trong truyện, trong phim, hoặc chính HS tưởng tượng ra. GV có thể chiếu/ treo lên bảng để gợi ý cho HS: Tranh một cô bé đang bay lượn vói chong chóng của Doraemon, tranh một tốp trẻ con đang chạy nhảy trên mây, tranh một cậu bé hoá thành siêu nhân bay lượn,...). HS lựa chọn một điều tường tượng mà HS mong muốn thành hiện thực nhất để nói trong nhóm.
- HS lần lượt nói ý kiến của mình trong nhóm. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, góp ý
Trả lời:
- Tớ mong ngay bây giờ ông bụt sẽ hiện ra cho bọn mình mỗi đưa một phép màu. Bạn ước gì?
- Tớ muốn cô tiên xanh sẽ đến đây và cho tớ chiếc đũa thần để biến mọi điều ước thành sự thật.
- Tớ ước sao  trái đất  hòa bình. Trên thế gian này không nơi nào có chiến tranh.
- Tớ cầu mong bà  nội tớ trở về trần gian này. Đêm đêm, bà kể chuyện cho tớ. Tớ được nằm trong vòng tay ấm êm của bà.

- Đại diện 2-3 nhóm trình bày trước lóp. GV động viên, khen ngợi HS có những ý tưởng hay. 
- G V mòi HS nêu nội dung tranh minh hoạ bài đọc và dẫn vào bài đọc. VD: Tranh vẽ bạn HS đang cắm cúi viết và bóng nghĩ vẽ rất nhiều hmh ảnh trong mưa: chiếc ô tô đang chạy, chiếc thuyền giấy đang trôi, ngưòi nông dân và trâu đi cày,... Đổ biết bạn HS đang làm gì mà nghĩ đến những hình ảnh như vậy, chúng ta cùng tim hiểu bài đọc Bức tường có nhiều phép lạ.

2. Đọc văn bản
 Đọc văn bản
BỨC TƯỜNG CÓ NHIỀU PHÉP LẠ
Quy chống tay, tì má, nhìn lên bức tường trước mặt. Màu vôi xanh mát hiện ra như tấm màn ảnh rộng. Quy đọc nhầm đề bài tập làm văn:"Em hãy tả lại quang cảnh một trận mưa rào". Quy thở dài: "Trời thì nắng mà bài văn lại yêu cầu tả mưa.".
Quy nghĩ đến bố. Bố Quy là một người viết văn. Bố tài thật, cứ ngồi vào bàn là bố viết được ngay. Cũng có khi, bố tì cằm lên tay, nhìn thẳng vào bức tường trước mặt. Nhìn một lúc, lúc nữa... rồi bố cầm bút, viết lia lịa, quên cả ăn cơm. Bức tường này có phép lạ gì đây? Nhưng sao Quy nhìn mãi mà bức tường chưa bảo Quy cách làm bài?
Bố vào. Đúng lúc quá!
Quy chạy lại:
– Bố ạ, con nhìn mãi bức tường như bố nhìn mà chẳng thấy trận mưa rào đâu cả.
Bố hiểu ngay, tủm tỉm:
– Bố thấy những trận mưa rào hồi năm ngoái, năm kia. Con chạy ra nghịch mưa, ướt hết.
Quy nhoẻn miệng cười:
– Vâng.
– Bố còn gặp lại trận mưa bão khi bố còn bé tí. Bà nội đi cấy về, sấm chớp liên hồi.
Quy chớp mắt:
– Bố có thấy cái thuyền giấy con thả ở rãnh nước không ạ?
– Có chứ!
– Cả chiếc ô tô chạy trong mưa? Hôm ấy, trời đang nắng thì mưa...
Bố lại tủm tỉm:
– Thế mà con bảo chẳng thấy gì.
Quy ngơ ngác:
– Thật đấy ạ.
– Bây giờ con ngồi vào bàn. Mắt nhìn bức tường, nhưng con hãy nghĩ đến những trận mưa mà con biết!
Quy ngồi vào bàn, nhìn lên bức tường và thấy chiếc thuyền giấy trôi bồng bềnh giữa sân, những vai áo ướt sũng nước mưa của người đi cày, những hạt mưa đan nhau rơi xuống rào rào,...
Quy cầm bút, cắm cúi viết, quên cả ngẩng lên nhìn bức tường có nhiều phép lạ.
                                                               (Theo Phong Thu)

- GV đọc cả bài, đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện căm xúc, tâm trạng của nhân vật. GV có thể mời 3 em đóng vai người dẫn chuyện, Quy và bố Quy để đọc bài, hoặc mời 3 em đọc 3 đoạn:
+ Đoạn 1: từ đầu đến bảo Quy cách làm bài
+ Đoạn 2: tiếp theo đến trời đang nắng thì mưa... 
+ Đđoạn 3: phân còn lại.
- GV hướng dẫn đọc:
+ Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dể phát âm sai (VD: đọc nhẩm, tả lại, nhìn thẳng, phép lạ, nhìn mãi, đúng lúc,...).
+ Cách ngắt giọng ở câu dài, VD: Quy ngồi vào hàn,/ nhìn lên bức tường/ và thấy chiếc thuyền giấy trôi bồng bềnh giữa sàn,/ những vai áo ướt sũng nước mưa của người đi cày/những hạt mưa đan nhau rơi xuống rào rào.;...
- Đọc nhấn giọng vào những từ ngữ thể hiện cảm xúc của nhân vật: tài thât; có chứ\ thế mà con bảo chằng thấy gì.
HS làm việc nhóm 3, mỗi HS đọc một đoạn, hoặc mỗi HS đóng một vai đọc các đoạn theo vai, sau đó đổi lại thứ tự đọc.
- HS làm việc cá nhân, đọc nhẩm toàn bài một lượt.
- 3 HS đọc trước lớp.
- G V nhận xét việc đọc diễn câm của cả lóp. 

3. Trả lời câu hỏi
- G V hướng dẫn HS nêu những từ ngữ khó hiểu, G V hướng dẫn HS tra từ đỉển.
- G V hướng dẫn HS thực hiện lần lượt các nhiệm vụ, yêu cầu nêu trong SHS (cuối bài đọc).

Câu 1.  Tìm chi tiết tả không gian nơi Quy đang ngồi học.

Trả lời:
Chi tiết tả không gian Quy đang ngồi học là:
- Bức tường trước mặt.
- Màu vôi xanh mát hiện ra như tấm màn ảnh rộng.
- G V nêu câu hỏi hoặc mòi 1 - 2 HS đọc toàn bộ câu hỏi 1.
-G V hưóng dẫn HS thảo luận nhóm để thống nhất câu trả lời, sau đó báo cáo kết quả trước lớp.
- Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả (dán các thẻ chữ lên bảng).
- GV và HS nhận xét, góp ý và thống nhất câu trả lời. 
Đáp án (Chi tiết tả không gian Quy ngồi học: Quy nhìn lên bức tường trước mặt. Màu vôi xanh mát hiện ra như tấm màn ảnh rộng).

Câu 2. Hành động và suy nghĩ nào của Quy cho biết Quy đang gặp khó khăn với bài làm văn?
- GV nêu câu hỏi hoặc mòi 1 - 2 HS đọc câu hỏi.
- G V hướng dẫn cách thức thực hiện: làm việc nhóm
+ Cách 1: Mỗi em sẽ tìm câu trả lời rồi phát biểu trong nhóm; các bạn trong nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau (3 em/ nhóm).
+ Cách 2: Cả nhóm cùng nhau tìm hiểu hành động và suy nghĩ của Quy cho biết Quy đang gặp khó khăn với bài làm văn.
+ HS ghi kết quả vào vở, phiếu bài tập hoặc giấy nháp.
- Đại diện một số nhóm phát biểu trước lóp; GV và cả lớp nhận xét, thống nhất đáp án.
Trả lời:
- Khi gặp đề bài tập làm văn tả cơn mưa rào, Quy cảm thấy  khó khăn như thế nào?
- Hành động:
+ Chống tay, tì má, nhìn lên bức tường trước mặt.
+ Đọc nhẩm đề bài tập làm văn, thở dài
- Suy nghĩ: 
- Trời thì nắng mà bài văn lại yêu cầu tả mưa.
- nghĩ đến bố và bức tường trước mặt.

Câu 3. Điều gì khiến Quy nghĩ bức tường vôi xanh có phép lạ?
- G V hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu:
- Bước 1: HS làm việc cá nhân.
+ Đọc thầm lại văn bản.
+ Tim các chi tiết có thê giải thích cho câu hỏi.
- Bước 2: HS làm việc nhóm.
+ Từng HS nêu câu trả lòi.
+ Cả nhóm góp ý và bố sung.
+ Cả nhóm bầu một bạn phát biểu trước lóp.
- Bước 3: HS làm việc cả lóp.
+ 2 - 3 HS phát biểu trước lóp. 
+ G V và cả lớp nhận xét, thống nhất đáp án. 
- Tại sao Quy nghĩ bức tường có phép lạ?
- Vì Quy quan sát thấy bố thường tì cằm lên tay.  Bố nhìn vào bức tường một hồi rồi cầm bút viết lia lịa, nên Quy nghĩ bức tường có phép lạ, nên Quy tưởng bức tường có thể  gợi ý cho bố cách viết văn.

Câu 4.  Vì sao bố kể cho Quy nghe về những trận mưa? Tìm câu trả lời đúng.
A. Vì những trận mưa gắn với kỉ niệm tuổi thơ của bố.
B. Vì bố muốn Quy tả những trận mưa mà bố đã từng gặp.
C. Vì bố muốn gợi cho Quy nhớ lại những trận mưa mà Quy đã gặp.
D. Vì bố muốn Quy nhớ về bà nội của mình.

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn HS làm việc theo nhóm/ cặp.
- HS làm việc theo nhóm/ theo cặp: Tửng HS suy nghĩ để trả lòi câu hỏi. Các HS khác góp ý, bổ sung. (HS có thể lựa chọn đáp án bằng cách loại trừ.)
- 2 - 3 HS phát biểu trước lóp. G V khuyến khích HS nêu lí do lựa chọn.
- GV và cả lóp nhận xét và thống nhất đáp án.
Đáp án: C. Vì bố muốn gợi cho Quy nhớ lại những trận mưa mà Quy đã gặp. 
- Vì sao bạn chọn đáp án C đó là  lí do bố kể cho Quy nghe về những trận mưa?
- Qua đây, muốn viết bài văn cho tốt, chúng ta cần  chú ý gì?
- Vì muốn viết được bài văn hay, người viết phải cần kết hợp  quan sát thực tế và tưởng tượng, biết tái hiện lại những hình ảnh đã từng gặp trong trí nhớ. 

Câu 5. Theo em, vì sao Quy có thể làm được bài văn mà không cần nhìn bức tường có nhiều phép lạ nữa?
- G V nêu câu hỏi hoặc mời 1 - 2 HS đọc câu hỏi.
- G V hướng dẫn HS thảo luận nhóm để thống nhất câu trả lời.
- Ghi kết quả thảo luận nhóm vào phiếu bài tập hoặc giấy nháp, sau đó  báo cáo kết quả trước lớp.
+ Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
+ G V và HS nhận xét, góp ý và thống nhất câu trả lời. 
+ G V lưu ý đây là câu hỏi mở, HS có thể có những câu trả lòi khác nhau nhưng G V cần lưu ý HS: 
- Quy làm văn mà không cần nhìn vào bức tường có nhiều phép lạ. Vì:
+ Vì  Quy đã hiểu ra cách làm một bài văn  cần dựa vào những gì mình đã quan sát và ghi nhớ được.
+ Vì Quy biết tái hiện những trải nghiệm của mình bằng những câu văn  giàu tưởng tượng.
+ Vì Quy biết kết hợp vói trí tưởng tượng và dùng từ ngữ để thể hiện những điều mình muốn viết.
+ Vì bố đã gợi cho Quy nhớ đến những sự vật, hình ảnh của bài văn  mà bạn ấy đã chứng kiến, tham gia.

- GV nói thêm: Như vậy, để làm một bài văn miêu tả, đầu tiên cần phải quan sát và ghi nhớ những điều minh đã quan sát, sau đó tái hiện trong đầu, kết hợp với tưởng tượng, dùng ngôn ngữ để tả lại những gì được tái hiện. Việc quan sát là vô cùng quan trọng khi muốn làm một bài văn miêu tả tốt.
- Nội dung chính của bài đọc là gì?
- Bài đọc kể về bạn Quy đã viết bài văn tả cảnh mưa gặp khó khăn. Nhờ sự hướng dẫn của bố, Quy hiểu rằng để làm được một bài văn hay cần dựa vào óc quan sát,  ghi nhớ và kết hợp với trí tưởng tượng phong phú.

4. Luyện đọc lại
GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài đọc.
- HS làm việc chung cả lóp (2 HS đọc trước lóp); G V và cả lóp góp ý cách đọc diễn cảm.
- HS làm việc cá nhân, tự đọc toàn bài.
- Đoạn 2 + 3:  Đọc phân biệt rõ lời nhân vật. Lời bố ân cần, luôn khích lệ. Lời Quy thắc mắc, ngạc nhiên, vui sướng 

5. Luyện tập theo văn bản đọc
- HS đọc yêu cầu trong SHS, trao đổi/ thảo luận theo nhóm để thực hiện yêu cầu của bài tập (có thể sử dụng phiếu bài tập để ghi kết quả).
- Đại diện một số nhóm HS trình bày trước lóp.
- G V kiểm soát kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS và nhận xét trước lóp, thống nhất đáp án.
Câu 1. Tìm 3-5 tính từ chỉ đặc điểm của sự vật hoặc hoạt động có trong bài Bức tường có nhiều phép lạ.
- Tính từ chỉ đặc điểm của sự vật: xanh mát, rộng, tài, bé tí,... 
- Tính từ chi đặc điểm của hoạt động: (nhìn) thẳng, (viết) lia lịa, (trôi) bồng bềnh, (rơi) rào rào, cắm cúi (viết)...
- Theo bạn tính từ là gì?

Câu 2. Viết 2 - 3 câu tả một cơn mưa, trong đó có sử dụng tính từ tả tiếng mưa.
Đây là bài tập có đáp án mở. HS có thể có nhiều đáp án khác nhau. Tuy nhiên GV cần lưu ý HS là câu được viết ra phải thoả mãn 2 yêu cầu: 
1, Tả con mưa; 2, Trong câu có sử dụng tính từ tả tiếng mưa.
+ Bạn tìm  những tính từ nào gợi tả âm thanh tiếng mưa?
- lộp độp, tí tách, ào ào, ầm ầm, rào rào, ràn rạt, lẹt đẹt, rầm rập, ù ù, 
VD: 
- Ngoài hiên, mưa rơi lộp độp. Đất tời trắng xóa một màu mưa. Cây cối trong vườn hả hê tắm mát dưới mưa. 
- Trận mưa rào hôm qua to quá! Mưa ù ù lao đến. Mưa gõ trống  dộp độp trên mái tôn. Mưa xối xả bao nhiêu là nước.
- Trận mưa này dai dẳng, dầm dề quá! Mưa tí tách suốt đêm ngày. Mọi vật đều ướt sũng, no nê nước vì mưa.
- Cơn mưa vàng bất chợt ào ào đổ xuống  quê em chiều qua . Mưa rầm rập đuổi nhau trên cánh đồng khô hạn. Mưa  ù ù gội rửa bao vườn cây khát nước. 
-  Mưa ầm ầm gào thét, đuổi nhau trên mái nhà. Mưa đùng đùng  bê cả biển nước trút đổ xuống đồng quê. Mưa ràn rạt tối tăm mặt mũi.
- Mưa sầm sập  trên đường. Mưa rào rào đuổi nhau trên cánh đồng lúa  khát nước. Mưa giăng trắng trời ù ù như xay lúa. Đất trời chìm ngập trong mưa.
- Vận dụng: 
- Viết 1 câu văn gợi tả âm thanh. ( suối chảy, gió thổi, sóng vỗ, chim hót, chó sủa)