Đọc: Những ngọn núi nóng rẫy | Tiếng Việt 5 Tuần 7 bài 14 Sách Kết nối Trang 68
Những ngọn núi nóng rẫy - Đây là bài đọc Tiết 1+2 của Bài 14 Tuần 7 Sách Tiếng Việt 5 Sách Kết nối tri thức có trên kênh Tư liệu Tiệu học. Bài giảng này thuộc chủ điểm : Thiên nhiên kì thú. Qua bài Đọc Những ngọn núi nóng rẫy trang 68 giúp em rèn đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ văn bản thông tin Những ngọn núi nóng rẫy. Biết đọc nhấn giọng ở những từ ngữ mang nội dung quan trọng của bài (từ khoá); tốc độ đọc khoảng 90 – 100 tiếng trong 1 phút. Em hiểu được nội dung và ý nghĩa của văn bản thông tin. Nhận biết được các thông tin về núi lửa. Hiểu được sự hình thành của núi lửa. Hiểu được điều tác giả muốn nói qua văn bản: Núi lửa là một hiện tượng tự nhiên vô cùng độc đáo và thú vị. Em biết phân chia được bố cục của văn bản.
00:49 . Khởi động : Nói cho nhau nghe những ngọn núi trong ảnh có gì đặc biệt.
01:50. Trải nghiệm: Video: Núi lửa phun trào nguy hiểm
02:58 Yêu cầu cần đạt
03:57 Đọc văn bản: Những ngọn núi nóng rẫy
06:36 Hoạt động 1: Luyện đọc đúng
10:57. Hoạt động 2. Tìm hiểu bài
12:27. Câu 1. Miêu tả những đặc điểm của núi lửa
14:02. Câu 2. Lí do Trái Đất được miêu tả “y hệt một củ hành khổng lồ”
15:31. Câu 3. Miêu tả lớp vỏ Trái Đất và mác-ma
16:51. Câu 4. Sự hình thành núi lửa
18:01. Câu 5. Trao đổi về thông tin trong bài đọc
20:15 . Hoạt động 3. Luyện đọc lại
21:14. Hoạt động 4. Luyện tập theo văn bản đọc
21:16. Bài 1. Mở rộng vốn từ về hiện tượng tự nhiên gây hại cho con người
23:43. Bài 2. Luyện tập về từ đa nghĩa
#Tưliệutiểuhọc, #tieuhocvn, #TiếngViệt5Kếtnối, #Đọcbài14trang68, #Nhữngngọnnúinóngrẫy
BÀI 14 NHỮNG NGỌN NÚI NÓNG RẪY (4 TIẾT)
I MỤC TIÊU
1. Năng lực
a. Đọc
– Đọc thành tiếng: Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ văn bản thông tin Những ngọ n núi nóng rẫy. Biết đọc nhấn giọng ở những từ ngữ mang nội dung quan trọng của bài (từ khoá); tốc độ đọc khoảng 90 – 100 tiếng trong 1 phút.
– Đọc hiểu: Hiểu được nội dung và ý nghĩa của văn bản thông tin. Nhận biết được các thông tin về núi lửa. Hiểu được sự hình thành của núi lửa. Hiểu được điều tác giả muốn nói qua văn bản: Núi lửa là một hiện tượng tự nhiên vô cùng độc đáo và thú vị.
- Biết phân chia được bố cục của văn bản.
– Đọc mở rộng: Đọc văn bản thông tin về vật thể hoặc hiện tượng trong thế giới tự nhiên (núi, hang động, gió, mưa, động đất,...), viết đượ c phiếu đọc sách và trao đổi với bạn hoặc người thân về thông tin đã đọc.
b. Viết
Viết được đoạn văn tả phong cảnh (cách triển khai ý trong đoạn văn, cách lựa chọn từ ngữ, cách sử dụng biện pháp so sánh,...) để làm nổi bật đặc điểm của phong cảnh.
2. Phẩm chất
– Góp phần hình thành phẩm chất nhân ái.
– Biết yêu và biết giữ gìn những điều kì thú của thiên nhiên.
II THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU
– Tranh minh họa bài học, video giới thiệu về sự hình thành núi lửa
– Nhạc bài hát: Trái đất này là của chúng mình
– Bảng phụ sẵn đoạn văn hướng dẫn luyện đọc
– Phiếu đọc sách, bài giảng điện tử, bảng phụ, tranh ảnh về hiện tượng tự nhiên
– Sách, báo in, mạng in-tơ-nét,... những văn bản thông tin về về hiện tượng tự nhiên (đã được chuẩn bị từ bài 13)
– Phiếu đọc sách
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 1 – 2 ĐỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: giúp HS bộc lộ những cảm nhận ban đầu của bản thân về núi lửa, khơi gợi trí tò mò, hứng thú để tạo tâm thế vào bài học mới.
b) Tổ chức thực hiện: tham khảo các cách dưới đây:
- GV giao nhiệm vụ:
+ Làm việc theo nhóm: Đọc to câu hỏi khỏi động và thảo luận. Theo em, những ngọn núi dưới đây có gì đặc biệt?.
+ Đại diện 2-3 nhóm trình bày trước lớp.
+ ITS làm việc theo hướng dẫn của nhóm trưởng.
+ HS (2-3 em) lần lượt phát biếu ý kiến trước lớp. HS có thể trả lời bất cứ điều gì theo quan sát của các em (VD: Đều là những ngọn núi rất đẹp, đều là những ngọn núi lớn,...).
Lưu ý: Trong đáp án cúa HS cản có y:
Phần chóp của các ngọn núi đều có một phần lõm xuống trông giống như bị cắt mất đỉnh.
- GV cần dựa vào ý này đế đặt tiêp câu hỏi: Các em đoán đây là núi gì? HS tiếp tục đoán tới khi đoán đúng đó là núi lửa.
- GV giới thiệu:
- Ba bức tranh này đêu có hình ảnh trung tâm là núi, với phần chóp rất đặc biệt vì bị hõm xuống, không giống các ngọn núi thông thường. Chúng đều là núi lửa.
- Khi nghe đến núi lửa, chắc các em sẽ hỉnh dung ra những quả núi đang phun trào dữ dội, gây sợ hãi cho những sinh vật sống xung quanh. Nhưng khi những quả núi lửa không còn hoạt động nữa, chúng trông thật đẹp và bình yên, ví dụ như hình ảnh trong những bức tranh các em vừa xem. Thậm chí, có những quả núi lửa còn trở thành điểm du lịch nối tiếng của các quốc gia vì cảnh đẹp rất nên thơ và yên bình.
- GV có thế chiếu (hoặc phóng to từng ảnh) cho HS xem và giới thiệu từng quả núi:
+ Bức tranh đầu tiên: Núi Phú Sĩ (Fụji) ở Nhật Bản. Đây là núi cao nhất Nhật Bản và cao thứ 7 thế giới. Núi lửa Phú Sĩ đã ngừng hoạt động. Lần phun trào cuối là vào năm 1707 • 1708. Núi Phú Sĩ được phủ tuyết trong khoảng 5 tháng mỗi năm, là biếu tượng của đất nước Nhật Bản, đồng thời là một danh thắng đặc biệt và một di tích lịch sử của Nhật Bản, đã được vào danh sách di sản thế giói của UNESCO.
+ Bức tranh thứ hai: NÚI lửa Diamond Head (Đỉnh Kim Cương, hay còn có tên khác là Dinh Giỏ Hú) ở phía đông của bờ biến Waikiki, Hawaii, Hoa Kỷ. Đây là núi lửa đã ngừng hoạt động. Miệng núi lửa hình đĩa rộng, được hình thành khoảng 150.000 năm trước trong một lần phun trào duy nhất. Đen nay, núi lửa này trở thành điếm tham quan hấp dẫn vì phong cảnh rất đẹp.
+ Bức tranh thứ ba: NÚI Bromo ở Indonesia. Đây lả núi lửa vẫn còn hoạt động. Cảnh quan xung quanh níu hùng vĩ tuyệt đẹp nên ngọn núi này đã được công nhận là kì quan thiên nhiên thê giói mới. Xunu quanh núi vẫn còn toả ra một lượng khí lưu huỳnh hơi khó chịu, nhưng vẫn thu hút rất nhiều khách du lịch đến thăm quan.
- GV mời HS nêu nội dung tranh minh hoạ bài đọc. VD: Tranh vẽ nhiều loại núi lửa khác nhau (quả hình nón, quả hình tròn thoai thoải, quả dưới nước). GV nói thêm: tranh minh hoạ này rất hữu ích trong việc hỗ trợ HS tìm hiêu thông tin của bải đọc. Khi đọc bài đọc, các em cân chú ý quan sát tranh minh hoạ đế hiếu rõ nội dung thông tin của bài.
GV giới thiệu bài đọc: Đây là một văn bản thông tin về núi lửa. Các em cùng đọc bài đê biết sự hình thành của núi lửa được giải thích như thế nào.
– GV tổ chức hoạt động theo mộ t trong hai phương á n sau:
Phương án 1: Cho HS xem tranh liên quan tới nội dung bài đọc, cho các em phán đoán ý nghĩa của tranh rồi dẫn dắt vào bài.
Phương án 2: Cho HS xem clip Khám phá hiện tượng núi lửa phun trào trong 3 Phút, và yêu cầu các em nêu những điều mà mình được thấy, được nghe; sau đó dẫn dắt sang nội dung bài đọc và giới thiệu bài học
– GV giới thiệu vào bài.
– Ghi tên bài.
Phương án 1: HS chia sẻ. 1–2 HS nhận xét. Sau đó GV nhận xét ý kiến, giới thiệu tranh và dẫn dắt vào bài.
Phương án 2: HS xem clip, chia sẻ những điều các em nghe và xem được. Sau đó GV nhận xét ý kiến và dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động 2: Luyện đọc
a. Mục tiêu: giúp HS nhận biết giọng đọc, cách đọc, cách ngắt các câu đúng với nội dung văn bản.
b. Tổ chức thực hiện:
NHỮNG NGỌN NÚI NÓNG RẪY
Nói đến núi lửa, đa số mọi người nghĩ đến một quả núi hình nón đang bốc lửa nóng rẫy. Nhưng thực tế, núi lửa không phải bao giờ cũng y như vậy. Có quả núi lửa hình nón, có quả lại hình tròn thoai thoải. Một số phun lửa, một số khác chỉ phun khói, khí hoặc các đám mây tro. Một số quả núi lửa nổ với tiếng động kinh hoàng, một số khác chỉ rít lên khe khẽ. Ngoài núi lửa trên mặt đất còn có những quả núi lửa hoạt động ngầm trong nước biển nữa.
Để hiểu núi lửa hình thành ra sao, bạn cần biết Trái Đất được tạo bởi nhiều lớp khác nhau, y hệt một củ hành khổng lồ với nhiều lớp áo.
Lớp ngoài cùng của Trái Đất là lớp vỏ rất cứng, chính là nơi mà bạn đang đi đứng nhảy nhót phía trên. Dưới lớp vỏ, có những chỗ đã bị sức nóng nung chảy thành một thứ mác-ma đặc quánh. Thứ mác-ma này giống như cháo đặc lục bục sôi ở khoảng 700 đến 1 300 độ C. Do nhiều nguyên nhân, dòng mác-ma sôi sùng sục này có thể len lên trên, xuyên qua kẽ nứt ở lớp vỏ và phun trào, tạo thành núi lửa.
Vậy là nếu mặt đất tự nhiên nứt ra và từ kẽ nứt đó trào ra một thứ đá nóng chảy, thì chắc chắn là chúng ta đang thấy một quả núi lửa đấy.
(Theo A-ni-ta Ga-nê-ri, Dương Kiều Hoa dịch)
– GV gọi HS đọc, hướng dẫn giọng đọc, các từ ngữ quan trọng trong văn bản.
– GV hỏ i HS: Theo em, văn bản này có mấy đoạn?
Dự kiến câu trả lời:
– Bài chia 4 đoạn.
+ Đoạn 1: Nói đến núi lửa... trong nước biển nữa.
+ Đoạn 2: Để hiểu núi lửa... nhiều lớp áo.
+ Đoạn 3: Lớp ngoài cùng ... thành núi lửa.
+ Đoạn 4: Vậy là nếu... quả núi lửa đấy.
– Tổ chức cho HS đọc nối tiếp đoạn.
– HS lắng nghe.
– HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
HS nghe, đọc thầm và trả lời câu hỏi.
– Hướng dẫn HS luyện đọc từ dễ phát âm sai: núi lửa, hình nón, nóng rẫy, thoai thoải, khổng lồ, nhảy nhót, nung chảy, lục bục, kẽ nứt, nóng chảy,... núi lửa, nóng rẫy, kinh hoàng,. Hình thành, đặc quánh, kẽ nứt
Dùng bảng phụ, hướng dẫn HS cách đọc ngắt nghỉ ở những câu dài: Để hiểu núi lửa hình thành ra sao,/ bạn cần biết /Trái Đất được tạo bởi nhiều lớp khác nhau,/ y hệt một củ hành khổng lồ/ với nhiều lớp áo; Vậy là/ nếu mặt đất tự nhiên nứt ra/ và từ kẽ nứt đó trào ra một thứ đá nóng chảy,/ thì chắc chắn là/ chúng ta đang thấy một quả núi lửa đấy;
– Cho HS đọc nối tiếp đoạn.
– GV giải thích nghĩa từ ngữ:
+ Nóng rẫy: rất nóng, do nhiệt độ cao quá mức của lửa, điện,...
+ Mác-ma: đá nóng chảy trong lòng đất
– Tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm. GV nhận xét, tuyên dương.
– HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
– HS luyện đọc
– HS đọc nối tiếp đoạn lần 2,
– Đại diện mộ t và i nhóm thi đọc. HS lắng nghe, nhận xét, góp ý cho bạn.
Toàn bài đọc với giọng thông báo, chậm, đều, nhấn giọng vào những từ ngữ chỉ thông tin, số liệu về núi lửa.
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
a. Mục tiêu: giúp HS nhận biết các thông tin và cảm nhận được những điều thú vị của
tự nhiên được truyền tải trong văn bản.
b. Tổ chức thực hiện:
Câu 1: Những đặc điểm dưới đây của núi lửa được miêu tả như thế nào?
Hình dáng Hoạt động Tiếng động Vị trí
Trả lời:
– Cho HS thảo luận theo nhóm rồi thực hiện phiếu học tập số 1 (Câu hỏi 1):
Phiếu học tập
Về hình dáng ...........................................
Về hoạt động ...........................................
Về tiếng động ...........................................
Về vị trí ...........................................
– Lớp hoạt động nhóm trong 5 phút. Đại diện 1 số nhóm chia sẻ kết quả trước lớp; nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Dự kiến câu trả lời:
Về hình dáng: một số hình nón; một số hình tròn thoai thoải.
Về hoạt động: một số phun lửa; một số phun khói, khí, hoặc các đám mây tro.
Về tiếng động: Một số nổ với tiếng động kinh hoàng; Một số chỉ rít lên khe khẽ
Về vị trí: Một số trên mặt đất; Một số hoạt động ngầm trong nước biển.
Câu 2: Vì sao Trái Đất được miêu tả “y hệt một củ hành khổng lồ”? Em nghĩ gì về hình ảnh đó?
- HS làm việc cá nhân:
- HS thực hiện và nêu được ý kiến riêng của cá nhân về hình ảnh Trái Đất được miêu tả.
Dự kiến câu trả lời:
1/ Vì cả Trái Đất và củ hành đều có đặc điểm cấu tạo là gồm nhiều lớp khác nhau.
2/ Có thể diễn tả củ hành mà các em biết và nêu sự liên tưởng thú vị với Trái Đất hoặc nêu nhận xét của cá nhân.
- So sánh Trái Đất như củ hành làm ta dễ hình dung về cấu tạo của Trái Đất.
- Trái Đất được miêu tả “y hệt một củ hành khổng lồ” vì Trái Đất được tạo bởi nhiều lớp khác nhau giống như củ hành tây có nhiều lớp vỏ
Hình ảnh đó thật thú vị, đồng thời giúp em tưởng tượng dễ dàng hơn về cấu tạo của Trái Đất
Câu 3. Lớp vỏ Trái Đất và mác-ma bên dưới được miêu tả như thế nào?
- HS làm việc nhóm và thực hiện câu 3 HS thảo luận với bạn ngồi bên cạnh; thống nhất ý kiến và trả lời.
Dự kiến câu trả lời:
‒ Lớp vỏ Trái Đất: rất cứng, là nơi con người đi lại, nhảy nhót, có thể nứt ra.
‒ Mác-ma: đá nóng chảy, đặc quánh, giống như cháo đặc sôi lục bục ở nhiệt độ 700 – 1300 độ C...
Câu 4: Núi lửa được hình thành ra sao?
HS thực hiện thảo luận, thống nhất ý kiến dựa vào nhữngthông tin tiếp nhận trong bài đọc, nói được lời giới thiệu theo ý kiến cả nhóm đã thống nhất.
GV nghe và chốt ý kiến của các nhóm.
Dự kiến câu trả lời:
- Do nhiều nguyên nhân, mác-ma sôi sùng sục lên trên, xuyên qua kẽ nứt ở lớp vỏ và phun trào, tạo thành núi lửa.
- Núi lửa được hình thành bởi: mác-ma dưới lớp vỏ trái đất len lên trên, xuyên qua kẽ nứt ở lớp vỏ rồi phun trào tạo ra núi lửa.
Câu 5 : Trao đổi với bạn về các thông tin trong bài đọc theo gợi ý.
Thông tin em đã biết
Thông tin mới đối với em
Thông tin em thấy thú vị nhất
Thông tin em muốn biết thêm
Trả lời:
HS thực hành trao đổi với bạn ở lớp. Làm vào phiếu học tập theo nhóm:
Thông tin em đã biết ....................... Thông tin mới đối với em .......................
Thông tin em thấy thú vị nhất ....................... Thông tin em muốn biết thêm .......................
GV nghe và chốt ý kiến của các nhóm.
HS thảo luận nhóm, ghi ý kiến thống nhất của nhóm và trả lời câu hỏi.
Dự kiến câu trả lời:
– Thông tin em đã biết: Núi lửa hình nón; Núi lửa phun lửa; Dưới lớp vỏ cứng của Trái Đất là mác-ma sôi sùng sục
– Thông tin mới đối với em: Núi lửa hình tròn thoai thoải; Một số núi lửa ngầm dưới nước.; Một số núi lửa phun lửa hoặc khói, khí và các đám mây tro; Một số núi lửa chỉ rít khe khẽ
– Thông tin em thấy thú vị nhất: Mác-ma giống như cháo đặc, sôi lục bục ở nhiệt độ 700 – 1300 độ
– Thông tin em muốn biết thêm: Quá trình hoạt động của núi lửa: trước khi phun trào, trong khi phun trào và sau khi phun trào, thuận lợi khi có núi lửa.
- Nội dung chính của văn bản này là gì?
Bài đọc đã cung cấp thông tin về núi lửa, sự hình thành của núi lửa. Núi lửa là một hiện tượng tự nhiên vô cùng độc đáo và thú vị.
4. Hoạt động 4: Luyện đọc lại
a. Mục tiêu: Giúp HS thể hiện đúng văn bản.
b. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
– Hướng dẫn HS đọc diễn cảm văn bản.
+ Giáo viên đọc mẫu.
+ HS luyện đọc diễn cảm đoạn theo cặp.
+ Thi đọc Ai đọc hay nhất? trước lớp. Bình chọn người đọc hay nhất.
HS lắng nghe; tìm giọng đọc và các từ ngữ cần nhấn giọng.
– 1 – 2 HS đọc lại.
– HS luyện đọc theo cặp.
– 2 – 3 HS thi đọc.
5. Hoạt động 5: Luyện tập sau văn bản đọc
a. Mục tiêu: giúp HS củng cố lại nội dung của toàn bài.
b. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV chuyển giao câu hỏi và yêu cầu HS thực hiện vào bảng.
Câu 1. Chơi trò chơi Ai giỏi nhất:
Tìm những từ ngữ chỉ hiện tượng tự nhiên có thể gây thiệt hại nặng nề cho đời sống con người. (M: động đất,...)
Dự kiến câu trả lời: động đất, lũ lụt, bão, lốc xoáy, sóng thần, mưa đá, sương muối, núi lửa phun,... động đất, lũ lụt, bão, lốc xoáy, sóng thần, mưa đá, sương muối, núi lửa phun, bão tuyết, băng tan, en-ni-nô, vòi rồng, lốc nước
HS theo nhóm, thi nhóm nào tìm được nhanh và nhiều nhất sẽ thắng cuộc.
Hiện tượng tự nhiên là do thiên nhiên tạo ra không do con người tạo ra. , bao gồm: Hiện tượng thời tiết: 2. Hiện tượng địa chất: Bao gồm các hiện tượng như động đất, núi lửa phun trào, sự hình thành và biến đổi của đất và đá, cống hiến, và hiện tượng địa chấn. 3. Hiện tượng sinh học: Bao gồm sự sinh trưởng và phát triển của cây cỏ, động vật, sự sinh sản, tương tác giữa hệ sinh thái, và các hiện tượng sinh học khác. 4. Hiện tượng vũ trụ: Bao gồm các hiện tượng như mặt trời mọc, mặt trăng lên, các hiện tượng thiên văn như băng tuyết, sao băng, sự phân tách ánh sáng, và các hiện tượng khác liên quan đến không gian và vũ trụ. 5. Hiện tượng địa hình: Bao gồm các hiện tượng như sự hình thành và biến đổi của đồng cỏ, sông suối, hồ nước, thung lũng, đồng bằng, dãy núi, và các hiện tượng khác liên quan đến cấu trúc địa hình của trái đất. Những hiện tượng này đều là tự nhiên và diễn ra một cách tự nhiên trong các quá trình tự nhiên.
Câu 2. Trong các cặp từ ngữ dưới đây, từ quả và từ lửa nào được dùng với nghĩa gốc, từ quả và từ lửa nào được dùng với nghĩa chuyển?
a. quả núi – quả cam
b. núi lửa – ngọn lửa ước mơ
HS thảo luận cặp đôi: Trong các cặp từ ngữ dưới đây, từ “quả” và từ “lửa” nào được dùng với nghĩa gốc, từ “quả” và từ “lửa” nào được dùng với nghĩa chuyển?
Dự kiến câu trả lời:
a. quả núi - qua cam
b. núi lửa - ngọn lửa ước mơ
- Từ “quả” trong “quả núi” được dùng với nghĩa chuyển, còn “quả” trong “quả cam” được dùng với nghĩa gốc.
– GV: Nghĩa gốc của từ quả là bộ phận của cây do bầu nhuỵ hoa phát triển thành, bên trong thường chứa hạt (quả cam). Còn từ quả trong quả núi đã chuyển nghĩa, dùng với nghĩa chỉ từng đơn vị những vật có hình giống như quả cây (quả cầu, quả đất, quả núi,...).
+ Từ lửa trong phun lửa được dùng với nghĩa gốc, còn lửa trong ngọn lửa ước mơ được dùng VỚI nghĩa chuyến. Vì nghĩa gôc của từ lửa là “nhiệt và ánh sáng phát smh đồng thời từ vật đang cháy” (phun lửa), còn lừa trong ngọn lứa ước mơ là trạng thái tinh thần, tình cảm sục sôi, mạnh mẽ (ước mơ mãnh liệt như ngọn lửa cháy).
– GV chốt bài học sau câu trả lời của HS:
Cả lớp vừa tìm hiểu một hiện tượng thú vị của tự nhiên trên Trái Đất chúng ta. Vì thế chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ hành tinh của mình nào?
Các bạn vừa nêu ý kiến về giữ gìn hành tinh sống cho chúng ta, giờ cả lớp cùng hát to bài: Trái Đất này là của chúng mình nhé!
– HS thảo luận theo cặp và thống nhất ý kiến.
– HS nêu ý kiến cá nhân.
– Cả lớp cùng thực hiện.