Đọc : Tranh làng Hồ | Tiếng Việt 5 Tuần 15 Bài 27 Sách Kết nối Trang 132
Tranh làng Hồ- Đây là bài đọc dạy trong tiết 1 của Bài 25 Tuần 15 Sách Tiếng Việt 5 Sách Kết nối tri thức có trên kênh Tư liệu Tiệu học. Bài giảng này thuộc chủ điểm : Nghệ thuật muôn màu. Qua bài Tranh làng Hồ trang 132 giúp em rèn đọc, biết đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ văn bản. Em biết đọc diễn cảm bài đọc với ngữ điệu nhẹ nhàng, tha thiết, pha chút tự hào. Qua hoạt động Tìm hiểu bài em hiếu được Tranh làng Hồ – một dòng tranh dân gian độc đáo của vùng quê Bắc Bộ, di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia.
00:58. Khởi động: Game: Thử đoán tên của những bức tranh
02:48. Cùng nhau trải nghiệm: Video: Đến với làng tranh Đông Hồ
04:14. Yêu cầu cần đạt
05:09 : Đọc văn bản: Tranh làng Hồ ( Nguyễn Tuân)
07:51. Hoạt động 1: Luyện đọc đúng
12:10. Hoạt động 2: Đọc hiểu
15:30. Câu 1 . Kể tên những bức tranh làng Hồ
16:26 Câu 2 . Miêu tả bức tranh Lợn ăn cây ráy và Đàn gà mẹ con
18:02 Câu 3 . Kĩ thuật tạo màu đặc biệt của tranh làng Hồ
19:35 Câu 4 . Những điều tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ
21:49 Câu 5 . Cảm nhận về vẻ đẹp tranh làng Hồ
23:25. Hoạt động 3: Luyện đọc lại
24:21. Hoạt động: Vận dụng, trải nghiệm
#TranhlàngHồ, #Lợnăncâyráy , #TiếngViệt5Trang132, #TiếngViệt5Tuần15Bài27
BÀI 27 TRANH LÀNG HỒ (3 TIẾT)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực
a. Đọc
– Đọc thành tiếng: Đọc đúng toàn bộ văn bản Tranh làng Hồ với ngữ điệu nhẹ nhàng, tha thiết, pha chút tự hào; biết ngắt, nghỉ hơi hợp lí; tốc độ đọc khoảng 90 – 100 tiếng trong 1 phút;
– Đọc hiểu: Nhận biết cấu trúc và các thông tin có trong văn bản. Nhận biết được những ý chính trong bài đọc, hiểu được thông tin chính về tranh làng Hồ – một dòng tranh dân gian độc đáo của vùng quê Bắc Bộ, di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia, biết phân chia bố cục của văn bản.
2. Phẩm chất
– Góp phần hình thành phẩm chất yêu nước.
– Hiểu và có ý thức tự hào về truyền thống và những di sản văn hóa của dân tộc.
II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU
– Kế hoạch bài dạy, tài liệu tham khảo– Tranh minh hoạ bài học.
– Video giới thiệu về tranh Đông Hồ.
– Sách học sinh, vở, đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌ NH DẠY HỌC
TIẾT 1. ĐỌC
Đọc đúng toàn bộ văn bản Tranh làng Hồ
- Đọc diễn cảm với ngữ điệu nhẹ nhàng, tha thiết, pha chút tự hào. Biết ngắt, nghỉ hơi hợp lí.
- Đọc hiểu: Nhận biết cấu trúc và các thông tin có trong văn bản. Nhận biết được những ý chính có trong bài đọc, hiểu được thông tin chính về tranh làng Hồ - một dòng tranh dân gian độc đáo ở vùng quê Bắc Bộ, di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, biết phân chia bố cục của văn bản.
1. Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Giúp HS cảm nhận được sự thú vị của những bức tranh Đông Hồ, khơi gợi hứng thú của HS để bước vào bài học mới.
b. Tổ chức thực hiện:
Thử đoán tên của những bức tranh dưới đây:
+ Bức tranh 1, tớ đoán tên Hội vật – Vì tranh vẽ thi đấu vật của đàn ông trong ngày xuân
+ Bức tranh 2, tớ đoán tên Chú bé chăn trâu – Vì tranh vẽ chú bé cưỡi trâu thổi sáo thể hiện cuộc sống thnah bình.
- Bức tranh 3, tớ đoán tên Chú bé và con vịt – Vì tranh vẽ chú vui vẻ bên con vịt rất vô tư. Qua tranh vẽ tơ thấy tranh thể hiện mong muốn thành công.
GV cho HS xem clip và hỏi:
+ Em đã bao giờ nhìn thấy những hình ảnh này chưa? Em có cảm nhận gì về những bức tranh trong clip vừa xem?
Làng Hồ: làng Đông Hồ thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, có nghề làm tranh từ lâu đời.
– GV dẫn dắt vào bài.
– Ghi tên bài.
– HS xem clip, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
– HS lắng nghe và ghi bài.
2. Hoạt động 2: Luyện đọc
a. Mục tiêu: Giúp HS nhận biết giọng đọc, cách đọc, cách ngắt các câu đúng với nội dung văn bản.
b. Tổ chức thực hiện:
– GV hướng dẫn giọng đọc văn bản, biết nhấn giọng ở một một số từ ngữ tình huống liên quan tới thông tin quan trọng trong bài.
– Gọi HS đọc bài.
TRANH LÀNG HỒ
Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ. Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui.
Phải yêu mến cuộc đời trồng trọt, chăn nuôi lắm mới khắc được những tranh lợn ráy có những khoáy âm dương rất có duyên, mới vẽ được những đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ.
Kĩ thuật tranh làng Hồ đã đạt đến sự trang trí tinh tế: những bộ tranh tố nữ áo màu, quần hoa chanh nền đen lĩnh của một thứ màu đen rất Việt Nam. Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của những chất liệu gợi nhắc thiết tha đến đồng quê đất nước: chất rơm bếp, than của cói chiếu và than của lá tre mùa thu rụng lá. Cái màu trắng điệp cũng là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội hoạ. Màu trắng ấy càng ngắm càng ưa nhìn: những hạt cát của điệp trắng nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn làm tăng thêm vẻ thâm thuý cho khuôn mặt, tăng thêm sống động cho dáng người trong tranh.
(Theo Nguyễn Tuân)
– Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để xác định bố cục: Th eo em, văn bản này có thể chia thành mấy đoạn?
Dự kiến câu trả lời:
+ Đoạn 1: từ đầu đến hóm hỉnh và tươi vui
+ Đoạn 2: Phải yêu mến... bên gà mái mẹ
+ Đoạn 3: phần còn lại.
– Tổ chức cho HS đọc nối tiếp đoạn.
– Hướng dẫn HS luyện đọc từ dễ phát âm sai: người nghệ sĩ tạo hình, khoáy âm dương, lĩnh, màu trắng điệp ...
- Luyện đọc câu dài:
+ Mỗi lần Tết đến,/ đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội,/ lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.//
+ Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác,/ càng ngắm càng thấy đậm đà,/ lành mạnh,/ hóm hỉnh và tươi vui.//
- Phải yêu mến cuộc đời trồng trọt, chăn nuôi lắm mới khắc được những tranh lợn ráy có những khoáy âm dương rất có duyên, mới vẽ được những đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ.
–Tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm.
–GV nhận xét, tuyên dương.
– HS lắng nghe GV hưỡ ng dẫ n đọ c.
– 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
– HS đọc thầm văn bản, thảo luận với bạn bên cạnh, thống nhất ý kiến và trả lời.
– 3 HS đọc nối tiếp.
– HS lyện đọc nhữn g từ dễ phát âm sai.
- HS đọc nối tiếp trong nhó m.
– Đại diện mộ t vài nhóm thi đọc
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
a. Mục tiêu: Giúp HS nhận biết nội dung, ý nghĩa văn bản, hứng thú với nội dung bài đọc.
b. Tổ chức thực hiện:
+ tranh tố nữ: loại tranh dân gian thể hiện nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
+ Nghệ sĩ tạo hình: Người chuyên vẽ tranh, tạc tượng,…
+ Tranh lợn ráy: tranh vẽ con lợn đứng bên bụi ráy (một thứ cây trồng ở nơi đất ẩm, gần giống cây khoai sọ, dùng làm thức ăn cho lợn)
+ Màu trắng điệp: màu trắng do bột lấy ở vỏ sò, vỏ điệp ở biển trộn nó với hồ loãng nấu bằng bột gạo nếp tạo thành.
+ Thâm thúy: rất sâu sắc về tư tưởng, ý tứ.
– Cho HS đọc thầm lại văn bản và thực hiện các nhiệm vụ sau:
Câu 1. Kể tên những bức tranh làng Hồ được nhắc tới trong bài.
Th ảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Kể tên những bức tranh làng Hồ được nhắc tới trong bài? Dự kiến câu trả lời: Những bức tranh làng Hồ được nhắc tới trong bài là tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ, tranh lợn ăn cây ráy, tranh đàn gà mẹ con.
– HS kết hợp làm việc nhóm để thực hiện các câu hỏi 2, 3:
Câu 2. Hai bức tranh Lợn ăn cây ráy và Đàn gà mẹ con được miêu tả như thế nào?
Dự kiến câu trả lời:
Hai bức tranh Lợn ăn cây ráy và Đàn gà mẹ con được miêu tả: Phải yêu mến cuộc đời trồng trọt, chăn nuôi lắm mới khắc được những tranh lợn ráy có những khoáy âm dương rất có duyên, mới vẽ được những đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ.
+ Bức tranh Lợn ăn cây ráy được miêu tả là có những con lợn mang khoáy âm dương rất có duyên;
+ Bức tranh Đàn gà mẹ con được miêu tả là có đàn gà con tưng bừng ca múa bên gà mẹ.
(những từ ngữ miêu tả đặc sắc của tác giả: rất có duyên, tưng bừng ca múa)
+ Bức tranh Lợn ăn cây ráy được miêu tả có những con lợn mang khoáy âm dương rất có duyên.
+ Bức tranh Đàn gà mẹ con được miêu tả là có đàn gà con đang ca múa bên gà mẹ.
Câu 3. Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt?
Dự kiến câu trả lời:
Có 2 màu cơ bản trong tranh làng Hồ: màu đen và trắng. Màu đen được luyện bằng bột than, màu trắng làm từ bột của vỏ sò, vỏ điệp ở biển. Cả hai màu đều không pha bằng thuốc hay bột màu.
– GV có thể hỏi mở rộng: Em có nhận xét gì về cách tạo màu này?
Dự kiến câu trả lời:
Cách làm này cho ra những màu sắc tự nhiên, không thật sắc nét mà nhẹ nhàng, giản dị, một loại màu sắc “rất Việt Nam”; chất liệu tạo màu dễ kiếm, không tốn kém, gần gũi với cuộc sống,... – HS đọc thầm văn bản.
– HS thảo luận với bạn bên cạnh, thống nhất ý kiến và báo cáo kết quả.
– HS nghe câu hỏi, quan sát văn bản, thảo luận nhóm. Nhóm trưởng thống nhất kết quả và báo cáo.
– HS nghe câu hỏi, quan sát văn bản, thảo luận nhóm. Nhóm trưởng thống nhất kết quả và cử dại diện nhóm báo cáo.
– HS làm việc và trả lời.
– Giao HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi
4: Tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ vì điều gì? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.
A. Vì họ đã phản ánh cuộc sống rất chân thực, giản dị, hóm hỉnh.
B. Vì họ đã tạo nên những bức tranh từ tình yêu quê hương, đất nước tha thiết.
C. Vì kĩ thuật vẽ tranh của họ đã đạt đến mức độ sâu sắc, tinh tế.
Dự kiến câu trả lời:
Ý A ở đoạn 1
Ý B ở đoạn 2
Ý C ở đoạn 3.
+ Tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ vì: A. Vì họ đã phản ánh cuộc sống rất chân thực, giản dị, hóm hỉnh.
+ Tác giả biết ơn những nghệ sĩ dân gian làng Hồ vì chính họ đã sáng tạo nên kĩ thuật vẽ tranh và pha màu tinh tế, đặc sắc.
Câu 5. . Nêu cảm nhận của em khi ngắm những bức tranh làng Hồ.
- HS làm việc nhóm và trả lời câu hỏi: Nêu cảm nhận của em khi ngắm những bức tranh làng Hồ
– HS làm việc và trả lời được theo suy nghĩ của các em:
+ Cảm nhận của em khi ngắm những bức tranh làng Hồ:
+ Xem tranh làng Hồ. tớ thấy chúng mộc mạc, dễ hiểu, màu sắc hài hoà, phù hợp, dịu mắt; các nét vẽ rõ ràng.
+ Ngắm những bức tranh đó, tớ thấy cuộc sống sinh hoạt và những khát vọng , ước ao của bà con nông dân ta gửi gắm qua tranh.
+ Được thưởng thức những bức tranh này, tớ thêm yêu các nghệ nhân làng Hồ, tài tình, khéo léo, thâm thúy, lãng mạn và vô cùng sáng tạo trong nghệ thuật hội họa.
+ Tớ nhận thấy hình ảnh trong tranh sống động, mềm mại, uyển chuyển, bố cục chặt chẽ. Mỗi bức tranh là một thông điệp về cuộc sống của bà con nhân ta ngày xưa.
+ Trông các bức tranh đều rất nhiều hoạ tiết, rất nhiều nhân vật và các hoạt động đa dạng, mỗi người, một vật một vẻ.
– HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm. Nhóm trưởng thống nhất ý kiến của nhóm và nêu ý kiến và lí giải.
– Cả lớ p nhận xét, đánh giá.
Ý chính: Bài ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét cổ truyền thống của văn hoá dân tộc.
Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hóa truyền thồng đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét cổ truyền của văn hóa dân tộc.
- Tranh làng Hồ - một dòng tranh dân gian độc đáo ở vùng quê Bắc Bộ, di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Chúng ta hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét cổ truyền của văn hóa dân tộc.
4. Hoạt động 4: Luyện đọc lại
a. Mục tiêu: Giúp HS thể hiện đúng văn bản sau khi tìm hiểu nội dung của bài.
b. Tổ chức thực hiện:
GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm văn bản.
- Đọc toàn bài với giọng vui tươi, thể hiện cảm xúc trân trọng.
-giọng vui tươi, rành mạch, thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh dân gian làng Hồ
- Nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của những bức tranh dân gian làng Hồ.
- Nhấn vào các từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của bức tranh: thích, thấm thía, nghệ sĩ tạo hình, thuần phác, đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh, tươi vui, có duyên, tưng bừng, tinh tế, thiết tha, thâm thúy, sống động.
– Giáo viên đọc mẫu.
– HS luyện đọc diễn cảm đoạn theo cặp.
– Th i chọn người đọc hay nhất.
- HS lắng nghe; tìm giọng đọc và các từ ngữ cần nhấn giọng.
– 1 – 2 HS đọc lại.
– HS luyện đọc theo cặp.
– 2 – 3 HS thi đọc.
5. Hoạt động 5: Củng cố
a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại nội dung của toàn bài.
Kể tên một số làng nghề truyền thống ở địa phương em mà em biết ?
- Sưu tầm một tranh ảnh, tư liệu về những bức tranh dân gian làng Hồ.
Đọc lại bài đọc cho người thân nghe. Trao đổi với người thân về bức tranh làng Hồ mà em yêu thích.
b.Tổ chức thực hiện: GV chuyển giao câu hỏi và yêu cầu HS thực hiện vào bảng và câu trả lời.
Yêu cầu: Em thích bức tranh Đông Hồ nào nhất? Vì sao
GV chốt lại nội dung bài đọc,
- Yêu cầu cần đạt: HS thể hiện được ý kiến, nêu được cảm nhận về bức tranh yêu thích. Biết bộc lộ cảm xúc và ý kiến của bản thân.