Luyện từ và câu: Sử dụng từ điển | Tiếng Việt 5 Tuần 10 bài 17 Sách Kết nối  Trang 90

 Sử dụng từ điển  - Đây là bài giảng giúp các em học sinh Lớp 5 học tốt Tiếng Việt 5 của Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Bài giảng có trong tiết  2 Bài 17 trang 90 của  chủ điểm: Trên con đường học tập của Sách Tiếng Việt 5 có trên kênh Tư liệu tiểu học. Tiết Luyện từ và câu này, em  củng cố lại cách tra từ điển và biết sử dụng từ điển để tra nghĩa của từ. Em biết phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển có trong từ điển. Em hiểu  cách sử dụng từ điển để tra cứu nghĩa và các thông tin cần thiết của từ.

00:55. Khởi động : Đoàn tàu em yêu
03:50 Yêu cầu cần đạt
05:27  Bài 1:  Sắp xếp các bước sau theo trình tự tra cứu nghĩa  từ điển.
09:59. Bài 2.  Các thông tin về từ có trong từ diển
17:02 Bài 3.  Tra cứu nghĩa của các từ
19:25 Bài 4. Đặt câu với nghĩa chuyển của  các từ: học tập, tập trung, trôi chảy
#TiếngViệtLớp5Kếtnối, #BaiGiangTiengViet5, #Sửdụngtừđiển

TIẾT 2 LUYỆN TỪ VÀ CÂU:  SỬ DỤNG TỪ ĐIỂN
1. Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Củng cố được những hiểu biết về cách sử dụng từ điển mà HS đã được làm quen; khơi gợi sự hứng thú của HS.
 
b. Tổ chức thực hiện:
– Trò chơi Nhìn hình đoán từ: GV chọn một số hình ảnh và yêu cầu HS nghĩ và nêu nghĩa của từ đó?
Lưu ý: Có từ dễ và có từ khó để sau khi tìm được các từ, GV cho HS suy nghĩ xem từ đó có nghĩa là gì?
– HS tham gia trò chơi theo hình thức cá nhân. Bạn nào nhanh và tìm được nhiều từ đúng sẽ nhận được phần thưởng.
– GV dẫn dắt tới mục đích của việc tra từ điển để hiểu được các nét nghĩa của từ rồi dẫn dắt vào bài.
– HS lắng nghe và ghi bài.
 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a. Mục tiêu: Giúp HS nhận biết cách tra từ điển và biết sử dụng từ điển để giải thích ý nghĩa của các từ trong bài tập.
b. Tổ chức thực hiện:
 
Bài tập 1. Sắp xếp các bước sau theo trình tự tra cứu nghĩa của từ đọc  trong từ điển.
a. Tìm từ đọc.
b. Tìm mục từ bắt đầu bằng chữ Đ.
c. Chọn từ điển phù hợp.
d. Đọc ví dụ để hiểu thêm ý nghĩa và cách dùng từ đọc.
e. Đọc nghĩa của từ đọc.
 
 HS thảo luận nhóm và điền kết quả thực hiện vào phiếu học tập sau:
+ GV yêu cầu: mở từ điển và đọc to ý nghĩa của từ “đọc” cho cả lớp cùng nghe.
HS thảo luận nhóm; nhóm trưởng thống nhất kết quả và trả lời.
Dự kiến câu trả lời: c – b – a – e – d
 
Bài tập 2. Đọc các thông tin về từ “đọc” trong từ điển nêu trong sách và trả lời câu hỏi?
a. Từ đọc là danh từ, động từ hay tính từ?
b. Nghĩa gốc của từ đọc là gì?
c. Từ đọc có mấy nghĩa chuyển?
d. Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ được sắp xếp như thế nào?
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi:
- HS thảo luận với bạn bên cạnh, thống nhất phương án và trả lời câu hỏi.
- Dự kiến câu trả lời:
a.Từ “đọc” là động từ.
b.Nghĩa gốc của từ “đọc” là nghĩa số  1: phát thành lời những điều đã được viết ra theo đúng trình tự.
c.Từ “đọc” có 3 nghĩa chuyển (các nghĩa số 2, 3 và 4). Các ví dụ về cách sử dụng là phần in nghiêng sau mỗi nghĩa. Cụ thể:
*Tiếp nhận nội dung của một tập hợp kí hiệu bằng cách nhìn vào các kí hiệu. Ví dụ: đọc bản thiết kế
*Thu lấy thông tin từ một thiết bị lưu trữ của máy tính (như đĩa từ, đĩa CD,...). Ví dụ: máy tính không đọc được file dữ liệu này.
*Hiểu rõ điều gì bằng cách nhìn vào những biểu hiện bên ngoài. 
Ví dụ: Lan đọc được suy nghĩ của tôi khi nghe lời mời đi chơi.
– GV lưu ý HS: Khi đọc nghĩa của từ, nhất là nghĩa chuyển, cần chú ý ví dụ về cách sử dụng để hiểu đúng từ đó thường sử dụng trong những tình huống nào.
 
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Giúp HS biết cách tra từ điển và biết sử dụng từ điển để giải thích ý nghĩa của các từ trong bài tập.
b. Tổ chức thực hiện:
 
Bài tập 3: HS làm việc nhóm, chơi trò chơi Ai nhanh nhất?
để tìm ra nghĩa của các từ đã cho trong sách giáo khoa. Tra cứu nghĩa của các từ dưới đây:
học tập, tập trung, trôi chảy
Dự kiến câu trả lời:
– học tập: đgt:
(1) học và luyện tập để hiểu biết, để có kĩ năng, có tri thức VD: kết quả học tập; siêng năng học tập
(2) làm theo gương tốt: học tập lẫn nhau; học tập kinh nghiệm
– HS phân công các bạn trong nhóm thực hiện tra từ điển, thống nhất kết quả thực hiện và trả lời.
 – tập trung: đgt:
(1) dồn vào một chỗ hoặc một điểm: tập trung đồ đạc vào một chỗ; mọi người đã tập trung đông đủ (Đồng nghĩa: tập kết; Trái nghĩa: giải tán).
(2) dồn sức hoạt động, hướng các hoạt động vào một việc gì: tập trung tư tưởng; tập trung giải quyết đơn từ tồn đọng
 – trôi chảy: tt
(1)(công việc) được tiến hành thuận lợi, không bị vấp váp, trở ngại gì: mọi việc đều trôi chảy; công việc được tiến hành rất trôi chảy (Đồng nghĩa: suôn sẻ, trót lọt).
(2) (hoạt động nói năng) được tiến hành một cách dễ dàng, không có vấp váp: đọc rất trôi chảy; trả lời trôi chảy (Đồng nghĩa: lưu loát).
 
Bài tập 4: Đặt câu với 1 nghĩa chuyển của mỗi từ ở bài tập 3.
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và báo cáo kết quả.
 
Dự kiến câu trả lời:
– Là học sinh chăm ngoan, học giỏi, Mai luôn là tấm gương sáng của lớp 5A cho cả lớp học tập theo.
– Sắp thi học kì nên cả lớp tôi đều tập trung ôn tập để cố gắng đạt kết quả tốt.
– Hoa trả lời rất trôi chảy những câu hỏi khó của cô giáo khiến cô rất hài lòng.
 
HS làm việc cá nhân và báo cáo kết quả.
 
4. Hoạt động 4: Mở rộng (có thể giao về nhà)
a.Mục tiêu: HS biết vận dụng những hiểu biết của mình vào sử dụng từ điển trong tình huống mới.
b.Tổ chức thực hiện:
Bài tập 1: Tra cứu nghĩa của các từ: vở, mềm mại, ngọt
Dự kiến câu trả lời:
+ vở: (dt);
(1) tập giấy được đóng lại để viết, thường có bìa bọc ngoài (vở bài tập, vở ô li).
(2) từ dùng để chỉ từng đơn vị tác phẩm sân khấu (vở chèo, vở kịch).
+ mềm mại: (tt);
(1) mềm và gợi cảm giác dễ chịu khi sờ đến (vải mềm)
HS thực hiện theo cách thức đã được hướng dẫn trong bài học, ghi lại các kết quả đã tìm được trong từ điển vào vở bài tập.
(2) có dáng, nét lượn cong tự nhiên, trông đẹp mắt (dáng đi mềm mại, nét chữ mềm mại).
(3)có âm điệu uyển chuyển, nhẹ nhàng, dễ nghe (giọng nói mềm mại).
+ ngọt: (tt);
(1)có vị như vị của đường, mật (bưởi ngọt).
(2)(món ăn) có vị ngon như vị mì chính (thịt gà ngọt).
(3)(lời nói, âm thanh) dễ nghe, êm tai, dễ làm xiêu lòng.
(4)Đồng nghĩa: ngọt ngào
 
Bài tập 2: Đặt câu với 1 nghĩa chuyển của mỗi từ ở bài tập 1.
Dự kiến câu trả lời:
Mẹ tôi rất thích vở chèo Kim Nham của Nhà hát Kịch Việt Nam.
Nét chữ của Lan thật là mềm mại.
Cả nhà đều xuýt xoa khen con gà này ngọt thịt.